Nhãn

30 tháng 3, 2012

360. Đàm Mai Đạo nâng bi thăng nổ nè pà con!


Tại sao lại ủng hộ thăng nổ nhỉ.... huhuhu... thế hóa ra thăng nổ làm vậy là đúng ah ? chỉ hơi nhầm 1 tí ? !!!! thăng nổ là cơ hội, ngu dốt, điển hình của quan tham đang đè đầu cưỡi cổ chúng ta đấy, chúng nó làm giàu trên mồ hôi xương máu của nhân dân lao động, vô cảm với 80 triệu dân nghèo đấy... ông bik ko ông Đàm Mai Đạo.

Đàm Mai Đạo - Tôi ủng hộ ông Đinh La Thăng, nhưng...

Lẽ ra, ông Thăng cần phải có một báo cáo khả thi, chi tiết với đủ luận cứ và số liệu cùng mức thu phí hợp lý khoa học, đặc biệt KHÔNG CÀO BẰNG giữa các loại xe hơi và các loại xe gắn máy trước khi đưa ra đề xuất thu phí xe cá nhân - đang gây ầm ĩ dư luận.

Đa số các phản ứng quyết liệt và chỉ trích mạnh mẽ thuộc về những người có xe hơi - đó cũng là điều bình thường, vì khoản thu có thể xoay quanh mức 20 triệu/năm cho xe hơi (nếu có) ảnh hưởng trước tiên đến túi tiền của họ.

Bất chấp chỉ trích và chê bai mạnh từ ca sĩ Mỹ Linh (1) đến blogger Trương Duy Nhất, Hồ Lan Hương v.v... tất cả xuất phát từ mức phí dự kiến mà họ cho là quá cao và nội dung phí không thuyết phục. Tại đây, (giả sử) mức phí cho xe hơi chỉ khoảng 1 triệu/xehơi/năm, 100.000/xe gắn máy/năm, chắc là sự việc không quá ồn ào và dễ được chấp nhận.

Tạm chấp nhận cách tính toán của Blogger Hồ Lan Hương (2). Nghĩa là, số tiền cần có để duy tu đường sá hàng năm là 3.910 tỉ đồng/năm cho 2 triệu xe hơi và 37 triệu xe gắn máy. Trên cơ sở đó, tôi đề xuất ông Đinh La Thăng lập phương án khả thi như sau:

- Thu thập số liệu chính xác và mang tính cập nhập hơn về số liệu xe hơi, xe tải, xe gắn máy và số km đường bộ.

- Trên cơ sở đó (giả sử là cần 3.910 tỉ đồng/năm cho bảo dưỡng đường và có 2 triệu xe hơi, 37 triệu xe gắn máy, theo số liệu của Hồ Lan Hương):

Chia theo cơ cấu:

Xe gắn máy chịu 60% chi phí hàng năm.

Vậy: 3.910 tỉ*0.6 = 2.346 tỉ/37.000.000 xe gắn máy # 63.000 đồng/xe/năm

Xe ô tô, tải v.v... chịu 40% chi phí hàng năm.

Vậy: 3.910 tỉ*0.4 = 1.564 tỉ/2.000.000 xe hơi # 782.000 đồng/xe/năm

Tuy nhiên, nếu ông Thăng điều tra chi tiết với số liệu khả thi, còn có thể tạm chia ra như sau:
- Xe gắn máy : xe tay ga và xe số. Xe tay ga sẽ đóng phí cao hơn một chút và xe số bình thường đóng ít hơn một chút. Vì dụ xe tay ga có thể đóng 80.000 đồng/ năm và xe số có thể đóng 50.000 đồng/năm.

- Xe ô tô các loại: các loại xe siêu sang (có thể có giá từ 5 tỉ trở lên) có thể đóng vài chục triệu/năm, xe hơi loại khá và thường có thể đóng giao động 600.000 đồng - 700.000 đồng/năm.

Nếu cách tính toán chi tiết và hợp lý hơn, dư luận sẽ không phản ứng gay gắt như hiện nay.

Hãy nghĩ rằng, các loại xe siêu sang chỉ cỡ như Cường đô la và các nghệ sĩ nổi tiếng mới sắm nổi, thì vài chục triệu đồng một năm, tức khoảng 2 - 3 triệu/tháng là số không quá lớn đối với họ.

Cứ nghĩ, một lon bia Heineken, nếu bạn ngồi uống vỉa hè, có thể bạn chỉ trả 20.000 đồng/lon, nhưng trong một nhà hàng cao cấp bạn phải bỏ ra 150.000 đến 200.000 đồng/lon (nhấn mạnh là bia thật như nhau trong cả 2 trường hợp). Do vậy, những ai sắm được xe sang trọng, chắc hẳn họ cũng vui lòng tỏ trách nhiệm hơn đối với xã hội.

Điều quan trọng hơn, kinh phí này có thật sự dùng cho duy tu đường sá hay là cơ hội tiếp tay cho tham nhũng nhiều hơn. Đó là điều mà người dân băn khoăn hơn cả. Cốt lõi băn khoăn đó, cộng với cách phát ngôn duy ý chí và mang tính phỏng ước, trong khi thiếu một cách làm việc khoa học, trách nhiệm, biết lắng nghe đã làm cho sự việc bị đẩy lên mức "cuộc chiến" về việc: cái giống gì cũng đè đầu dân ra gánh chịu!
____________

28 tháng 3, 2012

359. Song Chi - Vì sao cứ luôn chọn lựa sai, cứ luôn học theo cái sai?


Phó Chủ tịch nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, người được cho là sẽ thay thế Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào kỳ Đại hội lần thứ 18 sắp tới của đảng cộng sản TQ, trong bài phát biểu tại Lễ khai giảng học kỳ mùa xuân Trường Đảng Trung ương ngày 1 tháng 3 năm 2012, đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc giữ gìn tính trong sạch của đảng cộng sản TQ.

Đọc bài phát biểu của ông Tập Cận Bình được đăng tài trên tạp chí Cầu Thị, sau đó được dịch sang tiếng Việt và đưa lên trang Anh Ba Sàm, chúng ta thấy gì?

Thứ nhất, cho đến giờ phút này, người lãnh đạo thuộc thế hệ thứ 5 của đảng cộng sản TQ này vẫn nói rằng “Đảng Cộng sản Trung Quốc là một chính đảng Macxit” rằng “Đảng chúng ta là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Trung Quốc, đồng thời là đội quân tiên phong của nhân dân Trung Quốc và dân tộc Trung Hoa, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng nhân dân ra, Đảng không có lợi ích của riêng mình, bất cứ lúc nào Đảng cũng đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân…”, “cán bộ lãnh đạo của Đảng phải luôn coi những bài giảng lý luận của chủ nghĩa Mác và phần Trung Quốc hóa trong đó là tư tưởng chỉ đạo, luôn coi việc phấn đấu vì chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là niềm tin lý tưởng, kiên trì đường lối tư tưởng thực sự cầu thị của chủ nghĩa Mac…”…Rằng TQ vẫn đang trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa “mang màu sắc Trung Quốc”, và vẫn trích dẫn những câu nói của V.Lenin, Mao Trạch Đông… Nghĩa là, về mặt lý luận cũng cũ mèm và chẳng khá gì hơn các ông lãnh đạo VN chuyên trị dựa vào chủ nghĩa Mác, vào các khái niệm “xây dựng xã hội chủ nghĩa”, trích dẫn Mác, Hồ Chí Minh. Nghĩa là, vẫn nói những điều chẳng ai còn tin và ngay chính người nói cũng không tin.

358. Cái tầm của thăng nổ là đây sao?


Lương Bằng - Ngược đời “phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ”

(HQ Online) – Việc Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) đặt tên loại phí đang đề xuất thu là “phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ” cho thấy Bộ GTVT dường như chưa hiểu rõ về “phí” - Đó là nhận xét của một chuyên gia kinh tế.

Khi câu chuyện về “phí bảo trì đường bộ” còn đang "nóng hầm hập", thì Bộ GTVT lại tiếp tục “đốt cháy” dư luận bởi Tờ trình gửi Chính phủ về việc thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ.

Theo Tờ trình số 1818/Ttr-BGTVT gửi Thủ tướng của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng được báo chí đăng tải, đối tượng thu phí là xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống và môtô. Các loại xe công như xe của cơ quan hành chính, đơn vị công lập, xe quân đội, xe công an, xe của cơ quan tổ chức ngoại giao nước ngoài không phải nộp loại phí này.

Điều đáng lưu ý, tại Tờ trình lần này, Bộ GTVT đã đổi tên “phí lưu hành phương tiện cá nhân đường bộ” (như cách gọi tại Tờ trình về phí lưu hành trước đó) thành “phí hạn chế phương tiện cá nhân đường bộ”.

Khoan hãy nói đến những gánh nặng mà người dân phải "cõng" khi khoản phí này được thông qua, và cũng chưa bàn đến loại phí này có làm đường thông hè thoáng như khẳng định chắc nịch của vị Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp trả lời báo chí hay không, bản thân cái tên “mới toanh” kia đã bộc lộ ngay hạn chế về trình độ của những người “nghĩ” ra khoản phí này.

357. TRẦN ĐÌNH TRỢ - NÂNG LÊN ĐẦU HAY DÌM TRONG PHÂN?


Đó là hai cách đối xử với báu vật của một số loài khác nhau.

Con voi nâng cặp ngà quý lên trước mặt, con tê giác đội chiếc sừng vô giá lên trên đầu.

Ngược lại, con trai bùn giấu viên ngọc trai của nó trong cái bụng đầy phân, con bò giấu vật quý trong mật. Ngưu hoàng phấn là vị thuốc đại quý, dùng chế ra viên “An cung ngưu hoàng hoàn”, cứu người đột quỵ.

Cặp ngà và chiếc sừng làm nên danh giá và mang lại sức mạnh cho loài voi và tê giác. Voi và tê giác được coi là cao quý, chính vì chúng biết trân trọng vật báu của mình.

Con bò lại khốn khổ vì có sỏi, Ngưu hoàng sỏi làm cho bò trở nên ốm yếu. Con trai cũng bị cản trở tiêu hóa bởi viên ngọc. Vì thế, bò và trai cùng căm ghét vật quý chúng mang trong mình.

Người có tài cũng là vật quý của tập thể chứa họ, và lãnh đạo tập thể đó sẽ chọn cách sử dụng người tài. Họ có thể nâng đỡ người tài, biến người tài thành sức mạnh chung. Họ cũng có thể đố kỵ và hãm hại người tài, biến người tài thành lực cản chính họ.

Ảnh hưởng của người tài, giống như sự tồn tại của vật báu, thường bền lâu hơn vật chủ. Nhưng, con voi và con tê giác được thiên hạ chiêm ngưỡng cùng với báu vật mà nó nâng lên. Trong khi đó, chỉ khi con bò và con trai chết đi, viên hoàng phấn và ngọc trai mới được lộ diện.

Nâng lên đầu hay dìm trong phân. Cách đối xử với báu vật quý nhân, hình thành bởi tầm vóc của kẻ làm nguyên thủ. Tầm vóc của loài bò và loài trai bùn, hay là tầm vóc của loài voi và loài tê giác.

356. Chính phủ VN đang diễn trò mèo với kinh tế VN


Alan Phan - Giải pháp “Giấu bụi dưới thảm”

Nhờ vài viên aspirin, bệnh nhân đã quay lại sở làm việc, nhưng cái ung thư trong gan ruột vẫn chờ ngày giải phẫu. Đây là chiến thuật mà người phương Tây gọi là “giấu bụi dưới thảm” (swept under the rug) hay “đá cái thùng (rác) xuống cuối đường” (kick the (trash) can down the road). Tạm ổn, nhưng một ngày nào đó, trong nhiệm kỳ mới, có lẽ một người nào khác sẽ phải làm cái việc dơ bẩn là hốt bụi hay đổ rác.

Một chuyên gia kinh tế Việt hưng phấn bảo tôi, “Mọi vấn đề về ngân hàng, chứng khoán và bất động sản sẽ được chánh phủ giải quyết xong trước tháng 8 năm nay. Tất cả thị trường tài chánh sẽ phục hồi và sẽ lập đỉnh cao mới trong 2013. Lãi suất và lạm phát sẽ giảm xuống dưới 9%, cán cân thương mại sẽ cân bằng và ngân sách sẽ ổn định”. Hallelujah (Lạy Chúa tôi) !!! Phép mầu đã hiện ra, mà không cần một cuộc hành hương nào.

Giải pháp của Mỹ

Tôi gọi nó là một phép mầu vì hiện tượng này sẽ đi ngược lại tất cả nguyên lý về kinh tế tài chánh mà tôi được học. Chắc tại mình học chưa đủ? Nhưng dù sao, nó cũng đã được áp dụng khá thành công tại Mỹ khi Cục Dự Trữ Liên Bang (Fed) bơm tiền cứu các ngân hàng, bắt đầu với gói QE 1 vào 2008, và liên tục in tiền với QE 2 và sắp cho ra QE 3 trong vài tháng tới. Thường thì khi in tiền, lạm phát và lãi suất sẽ gia tăng vì lượng cung của trái phiếu tràn ngập. Tuy nhiên, với sự suy thoái về nhu cầu tiêu dùng và mức độ thất nghiệp; cùng với số lượng tiền khổng lồ đang được các nhà đầu tư thế giới nắm giữ (nhất là Trung Quốc và Nhật Bản), thị trường chấp nhận dễ dàng lãi suất thấp (gần như zero) từ trái phiếu chánh phủ vì sự vững chắc của đồng đô la Mỹ giữa những biến động nguy hiểm của tình thế.

21 tháng 3, 2012

355. Hữu Loan - Huyền thoại một nhà thơ


Trần Việt Trình (Danlambao) - Một ngày sau năm 1975, sau khi hai miền Nam Bắc “được” giao thông, một ông già tóc (hoa) râm đang thả bộ trên đường phố Sài Gòn bỗng nghe lời ca tiếng nhạc phát ra từ một người đàn ông cụt chân với cái đàn guitar cũ kỹ hát xin tiền.


Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
khi còn tóc buối vai
Mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến ai hẹn được ngày về
rồi một chiều mây bay
Từ nơi chiến trường đông bắc đó lần ghé về thăm xóm
hoàng hôn tắt sau đồi

Lời ca nghe sao quen quá! Ông lão mới mon men đến hỏi. Thì ra là bài “Những Đồi Hoa Sim” và đó lần đầu tiên ông được nghe. Ông yêu cầu người hành khất hát lại một lần nữa. Nghe hát xong, ông vét sạch tiền trong túi bỏ vào chiếc ca nhựa và nói: “Tôi là tác giả bài thơ được phổ nhạc” rồi bước đi với đôi mắt ngấn lệ …

Ông lão già tóc râm đó là Hữu Loan.


Nhắc đến nhà thơ Hữu Loan là chúng ta nhắc đến bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” đã làm say lòng không biết bao nhiêu thế hệ yêu thơ. Bài thơ chân thực và xúc động ấy có một sức sống kỳ lạ. Bài thơ kể lại mối tình của chính nhà thơ với người phụ nữ đầu tiên trong đời đầy bi kịch. Bài thơ được làm để khóc người vợ mà nhà thơ hằng yêu quý vừa bị chết thảm.


354. Xe ô tô ở VN đắt hơn giá gốc như thía nào


Thái Bình - Cái xe với các nước nó là phương tiện đi lại của thế giới văn minh, nhưng với ta thì?

Việt Nam ta tàu điện trên cao, tàu điện ngầm chưa có vì thế đi lại chủ yếu phương tiện cá nhân. Phương tiện công cộng của ta thì không thuận tiện và không đáp ứng đủ nhu cầu.

Trong hoàn cảnh đó, phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy thuận lợi và rất hiệu quả. Đồng thời với nền kinh tế thì đây là ngành mũi nhọn mang lại nhiều công ăn việc làm và nộp nhiều cho ngân sách nhà nước. Nhưng ở Việt Nam ta, chiếc xe bị hắt hủi và bị coi như kẻ thù.

Thứ nhất người ta đổ cho nó gây ra nhiều tai nạn.

Thứ hai người ta đổ lỗi cho nó gây ra tắc đường.

Chính vì thế người ta hành xử với người mua xe con và xe máy như sau:

Trên ti vi ngày hôm qua (16/03/2012) người ta nói, người mua xe phải chịu thuế và lệ phí tới hơn chục thứ, nghe mà choáng.

Người viết xin liệt kê như sau:

1/ Thuế nhập khẩu khoảng 80%;

2/ Thuế tiêu thụ đặc biệt (giống rượu bia thuốc lá) tổng giá mua ấn định của ngành thuế với thuế nhập khẩu rồi nhân với 50%;

3/ Thuế giá trị gia tăng bằng giá mua cộng thuế nhập khẩu cộng thuế tiêu thụ đặc biệt, cộng chi phí nhập khẩu, cộng lợi nhuận nhà nhập khẩu, cộng lợi nhuận nhà bán lẻ; tất cả nhân với 10%;

4/ Lệ phí trước bạ 20% của ba mục trên cộng với giá mua và phí nhập khẩu.

Ta thử soát xét lại xem xe mua ở Việt Nam so với giá gốc tăng mấy lần:

Ví dụ mua 1 ô tô giá gốc 20.000USD

+Thuế nhập khẩu: 20.000×80%=16.000USD

+Thuế tiêu thụ đặc biệt: (20.000+16.000)x50%=18.000USD

+Thuế giá trị gia tăng: 20.000+16.000+18.000+3.000 (phí nhập khẩu, lợi nhuận) = 57.000USDx10% = 5.700USD

+Thuế trước bạ 20%: (57.000+5.7000)x20% = 12.540USD

Tổng cộng giá xe (chưa tính chi phí cấp biển số): 57.000+5.700+12.540 = 62.825USD

So với giá gốc: 62.825:20.000 = 3,14 lần

Như vậy một người mua (mỗi 1) xe ở Việt Nam phải nộp cho nhà nước hai cái nữa.

Ngoài ra người sử dụng còn chịu biết bao loại phí nữa, phí xăng dầu, phí sử dụng đường, phí bảo trì đường bộ nay mai và lưu ý mọi người giá xăng Việt Nam có lúc ngang giá xăng Mỹ vì ngoài thuế nhập khẩu, thuế gia tăng còn phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nữa…

Đến đây ta thấy thu quá nhiều khoản như vậy có giảm tai nạn giao thông không? Phải khẳng định 100% là không bởi thu với tai nạn chẳng có mối liên hệ gì. Thứ hai thu nhiều như vậy có giảm ùn tắc giao thông không? Thực tế đã trả lời những năm qua ùn tắc ngày càng tăng.

Như vậy bản chất là tăng thu cho ngân sách, còn tai nạn hay ùn tắc chỉ là nguỵ biện.

Thu nhiều cho ngân sách nhà nước để phát triển đất nước thì dân mừng và ủng hộ thôi; nhưng với bộ máy cồng kềnh, tham nhũng tràn lan và vô cùng lãng phí thì dân rất băn khoăn đồng thuế của họ đóng cho ngân sách có được bao nhiêu phần trăm hiệu quả?

Hà Nội 17/03/2012
T. B.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

353. Đào Tuấn - 1 chiếc siêu xe, 777 năm thu nhập


8h sáng ngày hôm qua 16-3, theo giờ địa phương tại Mỹ, và một số vùng lãnh thổ khác trên toàn cầu, một “sự kiện văn hóa” đã diễn ra khi chiếc iPad 3, thế hệ mới nhất đã được CEO của Apple giới thiệu trước công chúng. Tuy nhiên, từ ngày 13-3, các trang web công nghệ lớn và nổi tiếng trên thế giới đã đồng loạt có bài viết kèm video “đập hộp iPad 3 ở Việt Nam”. Cho dù đoạn video này được thực hiện bằng tiếng Việt và chỉ mới được tải lên youtube vài giờ trước đó nhưng rất nhanh chóng, thu hút hàng trăm ngàn lượt xem và bàn luận, bằng đủ thứ tiếng, trên khắp thế giới.

17 tháng 3, 2012

352. Thư giãn - Tiếng Anh hay tiếng Việt rắc rối?


Hỏi đáp Anh ngữ: Cách phát âm 'dr', 'gr' và 'gn'

How to pronounce words that beginning by "dr", "gr" and "gn". For example: drink, drug, drive, dry, droll, grow, grab, grade, gnat, gnaw,... Thank you very much.
Phạm Văn - VOA

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới VOA. Bạn hỏi cách phát âm những chữ bắt đầu bằng dr, gr và gn thế nào.

Xin trả lời tổng quát trước. Muốn biết cách phát âm của bất cứ chữ nào, xin vào địa chỉ http://howjsay.com. Khi vào rồi, hãy đánh máy chữ ấy vào ô hình chữ nhật bỏ trống, bạn sẽ thấy liệt kê một hàng dọc chữ trong đó có chữ bạn cần nghe cách phát âm. Move mũi tên cursor vào chữ đó sẽ nghe thấy cách phát âm. Cứ mỗi khi bạn chuyển mũi tên hay ngón tay vào chữ nào thì chữ đó được phát âm. Lập lại nhiều lần cho tới khi thuần thục.

Về chi tiết, những nhóm phụ âm "dr", hay "gr" trong tiếng Anh gọi là consonant clusters (phụ âm chùm) phát âm dính làm MỘT ÂM mà thôi. Thí dụ GROW. Muốn tập phát âm thì trước hết phát âm g...g...g.. (như âm gờ tiếng Việt); rối phát âm r...r...r... (như rờ trong tiếng Việt). Sau đó, đọc cho hai phụ âm dính lại: gờ...râu...grâu. Nhờ một người Mỹ hay người Anh phát âm rồi lập lại là cách tốt hơn hết.

Riêng những chữ bắt đầu bằng "gn" như gnat (con muỗi rất nhỏ gọi là muỗi mắt), hay gnaw (gậm nhấm), âm "g" câm, không phát âm. Trong tiếng Anh, những chữ bắt đầu bằng "gn" (g câm) không nhiều: To Gnar (to growl, to snarl, gầm gừ); Gnarled (lắm mấu, xù xì); Gnash (nghiến răng ken két); Gnat; Gnome (ông tiên lùn giữ của trong truyện thiếu nhi); Gnu (thứ linh dương đầu lớn đầu bò); Gnostic, gnosticism (khả năng hiểu bằng trực giác, linh cảm những vấn đề về thần linh). Agnosticism thuyết bất khả tri. 

Tiếng Việt, tiếng Mỹ rắc rối

351. Hoàng Kim (Đồng Tháp) - Uớc gì bà Yingluck Shinawatra là Thủ tướng của Việt Nam



Hai vị Thủ tướng, hai tấm lòng đối với nông dân

Thủ tướng Yingluck Shinawatra mua lúa của nông dân Thái Lan với giá 482 đô la Mỹ/ tấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho phép VFA mua lúa của nông dân với giá 240 đô la Mỹ/ tấn.

Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long chúng tôi ai ai cũng mong ước: Phải chi bà Yingluck Shinawatra là Thủ tướng của nước Việt Nam thì nông dân chúng tôi sung sướng biết bao.

Mua lúa tạm trữ cách Thái Lan

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online: Bà Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra quyết định duy trì chính sách mua lúa tạm trữ giá cao cho nông dân Thái Lan vô thời hạn.

Chính sách mua lúa tạm trữ giá cao nâng giá lúa từ 10.000 bath/ tấn lên khoảng 15.000 bath/tấn. Qui ra giá mua lúa khoảng 482 đô la Mỹ/ tấn.

Để thực hiện chính sách mua lúa tạm trữ giá cao, Chính phủ Thái Lan ấn định giá mua lúa cho nông dân Thái Lan, Chính phủ Thái Lan ấn định giá bán gạo xuất khẩu.
Vậy là, nông dân Thái Lan khỏe re, cứ yên tâm sản xuất, cứ yên tâm mà tăng năng suất, vì lúa làm ra đã có Chính phủ mua tạm trữ ngay với giá cao.

Mua lúa tạm trữ cách Việt Nam

350. Thăng nổ chán quá


Hà Giang - Đau đầu với các “quan” giao thông

(NLĐO) - Gần nửa năm nay, kể từ khi ông Đinh La Thăng lên nhậm chức Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải, ngày nào ra đường tôi cũng nhớ đến ông và canh cánh lo cho chiếc xe máy cà tàng và đồng lương văn phòng khiêm tốn.

Tôi biết, không chỉ mình tôi lo, hàng ngàn người đang nườm nợp đổ ra đường kiếm cái ăn ngoài kia cũng đang hỏi nhau: Chiếc cầu câu cơm (xe máy) của mình rồi sẽ oằn với mức nào với các loại phí?

Ngày 1-6 tới, các loại ô tô, xe máy sẽ đóng phí mới, phí sử dụng đường bộ. Vậy là 1 nỗi lo đã thành hiện thực, coi như xong, không còn phải lo chuyện Chính phủ có “nghĩ lại” không.

Giờ tôi chỉ còn phập phồng nỗi lo khác (chưa chắc là nỗi lo cuối): Liệu ngành GTVT có “nghĩ lại” không, có thấy là phí đang chồng phí và mức 500.000-1 triệu đồng/xe máy là quá cao không?

Có lẽ tôi lo thì lo cho có lệ vậy thôi, chứ đọc báo, thấy phát ngôn của các "quan" là tôi biết đâu sẽ vào đấy. Vì có vẻ như họ không hiểu gì về đời sống thực tế của đại đa số người dân Việt Nam hoặc có thể hiểu nhưng “lơ” và đặt quyền lợi của Nhà nước lên trên quyền lợi của nhân dân.


Thăng nổ cho rằng 500.000 là số tiền nhỏ và sẵn sàng nộp phí lưu hành xe cá nhân, trông cái mặt ghét ghê! (đoạn này Hà Giang ko viết thía hiii)

500.000 đồng/xe/năm đâu có lớn!

14 tháng 3, 2012

349. Vũ Thư Hiên – đôi điều có thể bạn và tôi chưa biết


Vũ Thư Hiên (18 tháng 10 năm 1933) là nhà văn Việt Nam, còn có bút danh là Kim Ân, từng đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1988với tác phẩm Miền thơ ấu. Ông là con trai của Vũ Đình Huỳnh - cận vệ, giúp việc, lễ tân trang phục, thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông là một trong những nhân vật của Vụ án Xét lại Chống Đảng. Năm 1997, hồi ký Đêm giữa ban ngày của ông được xuất bản, trong đó ông tiết lộ những bí mật của vụ án này và gây dư luận lớn trong cộng đồng người Việt.

Nguyễn Thanh Giang - "Bông hồng vàng" ấy trong tôi


Nhà văn Vũ Thư Hiên

Trí nhớ tôi không đủ tốt để hình dung tương đối tường tận cái bối cảnh không gian – thời gian nâng trên tay cuốn “Bông Hồng Vàng” của Konxtantin Pautopxki, do Vũ Thư Hiên chuyển ngữ. Buổi ấy, có vẻ như là hơi xa xưa, cách đây nửa thế kỷ. Tôi mê bản dịch “Bông Hồng Vàng” đến mức choáng ngợp. “Làm sao để có thể vừa lãng mạn, vừa thâm thúy, vừa mơ màng, vừa bốc lửa như vậy được nhỉ? …”, tôi nghĩ. Cho nên, dường như chính Vũ Thư Hiên là người đã góp phần phá “tan giấc mộng vàng văn chương” của tôi. Những bài luận của tôi đã từng được thầy giáo cấp ba (nhà giáo nhân dân Cao Hữu Nhu, tôi nhớ) nhận xét là có văn phong đặc biệt. Thơ của tôi đã từng được in trong tuyến tập thơ Chống Mỹ đầu tiên (tập “Ngọn Đèn đứng gác” của NXB Văn Học thời ấy), nhưng sau khi đọc Pautopxki tôi nhận ra mình chỉ như một cánh tay bé con chới với, mà “Bông Hồng Vàng” kia thì như vì sao ở tít tắp xa. Tôi đành yên tâm làm khoa học – kỹ thuật.

Không phải chỉ K. Pautopxki mà chính Vũ Thư Hiên cũng thật huyền ảo. Huyền ảo mà tinh tường. Tinh tường vì ngay cả chú chuồn chuồn ngô trong “Miền Thơ Ấu” của nhà văn cũng biết lau mắt:

“Những con chuồn chuồn lửa lúc lắc hai con mắt to như hai hạt đỗ tương trầm ngâm trên những ngọn ý rĩ, thỉnh thoảng lại lấy chân lau mắt cho sáng thêm để thưởng ngoạn. Mấy bông súng trắng xinh xắn đung đưa gần mép ao. Những chiếc lá tre rơi lềnh bềnh trên mặt nước khẽ rùng mình mỗi khi có gió thoảng. Lũ thờn bơn với cặp mắt đen láy ngo ngoe trên mặt nước. Trên cao, một con bói cá xanh biếc ngồi yên lặng như một nhà hiền triết. Thỉnh thoảng, nó rời cành cây khô lao vút xuống nước như một mũi tên vừa rời cây cung, rồi lộn trở về đậu vào chỗ cũ, hai cánh xòe ra phơi gió. Trên làn nước gần như bất động, những con kéo vó lênh khênh nhẹ nhàng trượt qua trượt lại trong một điệu vũ khó hiểu” (1).

348. Đằng sau việc Dung Quất phải gạ bán cổ phần? hay người dân VN mất xiền ngu vì Dung Quất như thía nào!


Muốn bik tại sao Dung Quất chỉ có lỗ và càng làm càng lỗ thì xem lại bài này:


Phan Châu Thành - Thực chất vụ bán 49% cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất

Việc hiện nay PetroVietnam (PVN) đang phải cố gắng bán 49% cổ phần NMLD Dung Quất là vì những lý do và ý đồ thực chất sau:

1. Trong năm 2011 vừa qua, năm thứ 2 đi vào khai thác của một công trình với 100% trị giá quyết toán đến khoảng trên 3,5 tỷ USD, NMLD DQ đã lỗ trắng trên 3000 tỷ VNĐ nữa (khoảng 150 triệu USD). Đây là con số “bí mật” không được báo chí công bố ra ngoài nhưng trong ngành thì... ai ai cũng biết.

Sự thực là, nếu cứ để thế khai thác tiếp thì NMLD DQ sẽ còn lỗ tiếp lớn hơn trong năm nay 2012 và các năm tới, và chắc chắn sẽ dẫn đến thảm họa kỹ thuật (các sự cố do thiết bị không tương ứng như tôi đã nói trong bài trên) và thảm họa kinh tế cho PVN và cả quốc gia. Vì thế, phải sửa chữa NMLD DQ là điều bắt buộc đối với PVN. Việc đâu tư xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của VN coi như chưa hoàn tất (mặc dù đã là niềm tự hào của ngành dâu khí VN!) sau khi PVN đã tiêu 3,5 tỷ trong trên 10 năm qua.

2. Nhưng sao lại phải sửa chữa một “niềm tự hào” – một nhà máy mới hoàn toàn? Nghe vô lý quá? Đỉnh cao trí tuệ gì mà làm ăn kém dzậy? Vì thế, đỉnh cao trí tuệ quyết định "lý do thực chất" là vì PVN muốn mở rộng nhà máy, năng công suất lên thành 9 tr.t/năm.

3. Nhưng Chính phủ VN hay PVN lấy đâu ra tiền để sửa chữa NMLD DQ nữa, khi anh cả đỏ PVN đã và đang bị sa lầy tài chính khắp nơi: trên các “sân nhà” như trên "sân" Điện lực (với TCty PV “no” Power ), "sân" của Xăng dầu (với TCty PV "ôi"...), trên 'sân" xây dựng và BĐS (với các TCty PVC và TCty PV Lands...), và trên các "sân khách": Đầu tư khai thác với Algeria, Venezuêzia... mỗi nơi đều mất vài tỷ USD trong mấy năm qua?

Chỉ có cách "lấy mỡ nó rán nó", vốn luôn là tuyệt chiêu của CSVN mọi lúc mọi nơi, trong chiến tranh và trong kinh tế đều vậy.

Vậy là chỉ còn cách lấy Dung Quất "rán" Dung quất mà thôi.

4. Nhưng NMLD DQ vốn dĩ ai cũng biết là "của ôi" rồi, trị giá 3,5 tỷ USD mà chỉ làm ra “lỗ tạm” nhưng lỗ khá sâu - mỗi năm vài trăm triệu đô, thì bán hay "rán" nó ra sao cho “thơm” đây?

Thế mà PVN vẫn sẽ "rán" nó được đấy! Và đây lại là tuyệt chiêu nữa của CSVN: Luôn luôn lấy sai lầm mới để sửa chữa sai lầm cũ, lấy lừa dối mới để che đậy sự lừa dối cũ, lấy đối tác mới “rán” ông chủ Nhân dân – đã cũ...

Vấn đề là PVN phải thực hiện sai lầm mới này một cách thật hoành tráng để nhân dân tin tưởng đó là thành công mới của đảng và chính phủ. Mà dân ta thì rất ngu, nói gì tin nấy (ấy là đảng ta nghĩ thế), dân ta đến nay vốn luôn luôn tin vào đảng và chính phủ mà, nên đó là chuyện nhỏ với đảng và CP, và với cả PVN.

5. Trên tinh thần “cách mạng” đó, thực chất tài chính của vụ việc PVN “bán” 49% CP NMLD DQ là như sau:

9 tháng 3, 2012

347. Đại gia Cần Thơ Phạm Thị Diệu Hiền nợ 1500 tỉ đã chạy ra nước ngoài – Ai đã tiếp tay?


Bùi Văn Bồng - HÀNH TRÌNH SIÊU LỪA CỦA “BÔNG  HỒNG VÀNG


Bà Tổng giám đốc Phạm Thị Diệu Hiền

* Nữ đại gia Phạm Thị Diệu Hiền, Tổng giám đốc Công ty Bình An (Bianfishco) ở thành phố Cần Thơ suốt 3 năm liền (2006-2008) được nhận danh hiệu Cúp “Bông hồng Vàng”. Lạ thay, năm 2011 bà Diệu Hiền bộc lộ làm ăn thua lỗ, không đủ khả năng trả nợ, đã có công văn đòi nợ của các ngân hàng như thế, nhưng không hiểu sao, siêu lừa Diệu Hiền vẫn hiên ngang đoạt Cúp “Bông hồng Vàng”. Chuyện thật như đùa

Giải thưởng Cúp “Bông hồng Vàng” là giải thưởng được Hội đồng Doanh nhân nữ - Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) xây dựng và tổ chức thường niên từ năm 2005. Đây là hoạt động nhằm ghi nhận, tôn vinh phụ nữ Việt Nam nói chung, doanh nhân nữ Việt Nam nói riêng, đã có những thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh và đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Qua 5 năm tổ chức, đã có rất nhiều nữ doanh nhân giỏi việc nước, đảm việc nhà được trao tặng Cúp "Bông hồng Vàng" và họ ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhưng tai hại thay, riêng “Bông hồng Vàng” Diệu Hiền đã bỗng nhiên “mọc cánh” bay sang tận nước Mỹ để trốn nợ hàng nghìn tỉ đồng.

8 tháng 3, 2012

346. Chủ tịch HĐTV Tập đoàn EVN Đào Văn Hưng đối diện với án phạt tù chung thân?


Đinh Thế Phúc


Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương, EVNTelecom đã tổ chức kiểm điểm cựu Chủ tịch Tập đoàn EVN Đào Văn Hưng. Công ty EVNTelecom phá sản làm CBCNV phải lưu lạc tha phương chính do sai lầm của Ông Đào Văn Hưng trong việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo Tập đoàn EVN phụ trách công tác viễn thông, bao che sai trái của vợ là Trưởng phòng Tổ chức Công ty EVNTelecom nhưng có quyền to hơn Giám đốc Công ty EVNTelecom, bổ nhiệm sai lãnh đạo phụ trách công tác viễn thông tại các Tổng công ty Điện lực và lôi kéo các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Truyền tải tham gia vào kinh doanh lĩnh vực viễn thông.

Công ty EVNTelecom với đội ngũ nhân viên hơn 2000 người, trong đó gần 50% là con cháu của các vị lãnh đạo EVN. Ngoài ra, EVNTelecom ký hợp đồng ngắn hạn với gần 500 nhân viên làm các công việc như xử lý các lỗi outdoor, sửa chữa thiết bị đầu cuối, cộng tác viên phát triển thuê bao nhưng làm thì ít còn chơi thì nhiều. CBCNV EVNTelecom chỉ làm các công việc trực tổng đài, xử lý thiết bị truyền dẫn đường trục trong nước và Quốc tế, chăm sóc khách hàng từ xa, lập phương án kinh doanh và tổng hợp báo cáo. Tất cả các công việc phát triển thuê bao, chăm sóc thuê bao, thu cước, sửa chữa thiết bị đầu cuối, vận hành hệ thống viễn thông nội tỉnh, chạy máy phát trạm BTS khi mất điện lưới đã được giao cho Điện lực. Đối với công việc xử lý sự cố cáp quang trên đường dây 500 KV, 220 KV được giao cho các Công ty Truyền tải điện.

Tại Công ty EVNTelecom các vị trí chủ chốt đều là con cháu các vị lãnh đạo Tập đoàn EVN nắm giữ. Công ty EVNTelecom là sân sau của các vị lãnh đạo Tập đoàn EVN, lãnh đạo Tập đoàn EVN xây nhà cho EVNTelecom thuê chỉ vài năm là thu hồi vốn, trong đó Chủ tịch Đào Văn Hưng cũng có vài ngôi nhà cho thuê dạng này.

345. Phỏng vấn Lê Hồng Hà – Đảng chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội - Phạm Hồng Sơn thực hiện




pro&contra – Ông Lê Hồng Hà, cựu đại tá công an, năm nay 86 tuổi, là người đã tham dự Khóa I cho người Việt Nam về Chủ nghĩa Marx-Lenin tại Bắc Kinh năm 1949 và ở lại làm trợ giảng cho các khóa II, III đến năm 1952. Năm 1953 về nước phụ trách Trường Công an Trung ương (tiền thân của Học viện An ninh hiện nay). Năm 1958 là Chánh văn phòng Bộ Công an dưới thời Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, là Ủy viên Đảng Đoàn Bộ Công An từ năm 1956. Ông là người đã cùng ông Nguyễn Trung Thành (cựu Vụ trưởng Vụ Bảo vệ Đảng dưới thời ông Lê Đức Thọ), vào nửa cuối thập niên 1990, đề nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) phải minh oan cho những nạn nhân trong vụ án có tên “Vụ án chống Đảng theo chủ nghĩa xét lại làm tình báo cho nước ngoài” (tên thường gọi: “Vụ án xét lại chống Đảng”). Không lâu sau ông đã bị khai trừ khỏi Đảng (cùng ông Nguyễn Trung Thành) và bị vào tù một thời gian.

Phạm Hồng Sơn: Thưa ông Lê Hồng Hà, với cương vị là người đã tham gia Cách mạng tháng Tám, Kháng chiến chống Pháp và chứng kiến Kháng chiến chống Mỹ, thời kỳ Đổi Mới, xin ông cho biết tình hình Việt Nam hiện nay có những vấn đề gì đáng lưu tâm nhất?

Lê Hồng Hà: Tình hình chung hiện nay tôi thấy có ba vấn đề lớn nhất. Thứ nhất là sự đánh giá của ĐCSVN về chính ĐCSVN và về hiện trạng đất nước nói chung là sai lầm. ĐCSVN vẫn cố tô vẽ cho thực trạng hiện nay những điều không có, vẫn tự khoe khoang, huyênh hoang rằng nhờ mình thì đất nước mới có nhiều điều tiến bộ. Ví dụ Đảng luôn cho lịch sử của dân tộc từ khi có Đảng là một bản anh hùng ca. Theo tôi, về công cuộc giải phóng dân tộc thì có thể là anh hùng ca nhưng về việc xây dựng và phát triển đất nước thì từ khi có ĐCSVN đến giờ đó là một quãng lịch sử thất bại. Và giải phóng dân tộc vừa qua cũng không như Đảng nói là nhờ chủ nghĩa Marx-Lenin mà cái chính là do nhân dân đã tiếp thu, tiếp nối được truyền thống yêu nước của dân tộc. Chủ nghĩa Marx-Lenin nếu có chỉ có một phần nhỏ là tập hợp được đoàn kết giữa công nhân và nông dân thôi. Còn thực tế đã cho thấy Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN thì càng phát triển lại càng tụt hậu về nhiều mặt so với các nước trong khu vực. Xây dựng và phát triển đất nước mà lại theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì sai hoàn toàn. Chủ nghĩa Marx-Lenin là một học thuyết đấu tranh giai cấp, là một học thuyết phản phát triển.

6 tháng 3, 2012

344. Dự án thép Vũng Áng (Vạn Lợi-Hợp Thành) – Ngân hàng ngồi trên lửa



Các ngân hàng đã giải ngân hơn 800 tỷ đồng vào dự án, nhưng nay nhà máy vẫn phơi sương, cỏ mọc đầy.

Dự án sản xuất thép tại Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), công suất 500 nghìn tấn/năm, được ngân hàng giải ngân gần ngàn tỷ đồng, nhưng chưa đi vào hoạt động đã ngừng thi công hơn năm nay.

Đại công trường… sắt gỉ

Năm 2008, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và người dân nơi đây vui mừng khi dự án Nhà máy gang thép có công suất 500 nghìn tấn/năm được khởi công, với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Gang Thép Hà Tĩnh (Công ty GTHT) làm chủ đầu tư (vốn điều lệ 885 tỷ đồng).

Dự kiến, nhà máy đi vào hoạt động năm 2010, giải quyết việc làm cho khoảng 1.200 lao động địa phương.

Công ty GTHT, gồm 4 cổ đông: Tập đoàn thép Vạn Lợi chiếm 58,4%; Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản Hợp Thành 34%, còn lại là của hai cổ đông cá nhân. Tổng thầu thi công dự án là một tập đoàn của Trung Quốc. Phần lớn tiền đầu tư bằng vốn vay của ngân hàng.

Chỉ vài tháng sau khi triển khai, Công ty GTHT cơ bản đã đưa các hệ thống thiết bị về lắp đặt, xây dựng hệ thống nhà điều hành, nhà trộn… Đột nhiên, từ cuối năm 2009, những cán bộ, công nhân làm việc tại đây bắt đầu được chủ đầu tư thông báo tạm dừng thi công một số hạng mục.

Cuối tháng 2-2012, PV Tiền Phong có mặt tại đại công trường nhà máy thép của Công ty GTHT, tại Khu Kinh tế Vũng Áng. Chiếc cổng ra vào được xây bằng đá kiên cố, nay được rào bằng một đoạn thép mỏng, xung quanh cỏ mọc um tùm.

Từ phía cổng nhìn vào là hệ thống nhà điều hành, nhà trộn, hệ thống nạp nhiên liệu, nồi hơi nằm trơ trọi, màu vàng gỉ sắt của các thiết bị chảy lênh láng khắp tường nhà. Bên trong, từng kiện hàng gồm lò gió, vỏ quạt gió, các loại cầu trục… nằm trơ trọi, cỏ mọc um tùm.

Tại một số khu vực, dầu nhớt trong các thiết bị chảy ra lâu ngày đọng lại đen kịt. Dạo một vòng quanh công trường không một bóng người, thỉnh thoảng có vài con chuột đuổi nhau qua lại giữa các vỏ quạt gió. Đi về phía nhà làm việc của cán bộ, công nhân, một cánh cửa hé mở, bên trong có hai người đàn ông đang ngồi thu lu trên giường tự xưng là bảo vệ.

“Nhìn đống tiền phơi nắng, dầm mưa mà xót. Liệu dự án có tiếp tục không?”, người đàn ông trạc 45 tuổi hỏi bâng quơ. Người bảo vệ này cho biết, đã làm ở đây gần ba năm, công việc chính là ăn rồi ngủ bên đống thiết bị gỉ sét này. “Họ không làm nữa thì hóa giá đi lấy lại chút vốn. Cứ đà mưa nắng thế này vài tháng nữa bán phế liệu cũng khó”, người bảo vệ nói.

Ngân hàng ngồi trên lửa

Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, cho đến cuối năm 2010, các Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh (VDB Hà Tĩnh), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh (BIDV Hà Tĩnh) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh (Vietcombank Hà Tĩnh) đã giải ngân cho Công ty GTHT hơn 800 tỷ đồng. Trong đó, VDB Hà Tĩnh gần 700 tỷ đồng, Vietcombank Hà Tĩnh 72 tỷ đồng và 54 tỷ (BIDV?) và lãi khoảng 8 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Hữu Lực, Giám đốc Vietcombank Hà Tĩnh, cho biết: “Công ty GTHT đề nghị cho vay tiếp nhưng chúng tôi không đồng ý. Vì nhiều lần ngân hàng yêu cầu các cổ đông của Công ty GTHT góp đủ vốn điều lệ để xem xét cho Công ty tiếp tục vay vốn nhưng họ không thực hiện, vả lại tới nay họ mất khả năng trả lãi gần chục tỷ đồng. Chúng tôi đã phải đưa khoản nợ này vào diện quá hạn, nợ xấu”.

Theo ông Lực, thời gian tới, nếu Công ty GTHT không tái cơ cấu sớm để tiếp tục dự án, Vietcombank Hà Tĩnh sẽ phong toả tài sản của Công ty.

Hiện lãnh đạo một số ngân hàng cho Công ty GTHT vay đang như ngồi trên đống lửa, bởi tài sản thế chấp cho những khoản vay trên, chính là những máy móc, thiết bị của dự án. Mà đống máy móc này đang ngày một gỉ thêm, trong khi giám đốc Công ty luôn đi vắng, gọi điện thoại cũng không dễ liên lạc được.

Ngoài ra, hiện có gần 100 con em Hà Tĩnh được Công ty GTHT đưa đi học luyện gang, thép, nay đã học xong nhưng đang thất nghiệp.

Xử lý ra sao?

Ông Nguyễn Trọng Tân - Phó Giám đốc Công ty GTHT cho biết, dự án ban đầu có tổng mức đầu tư là 1.450 tỷ đồng và hiện nay điều chỉnh lên mức 2.450 tỷ đồng.

Từ quý IV-2009, do Tập đoàn Vạn Lợi không góp đủ vốn nên Công ty bắt đầu giảm tiến độ thi công, sau đó ngừng thi công hẳn từ quý III-2010 cho đến nay. Để bảo dưỡng thiết bị tránh hư hỏng, Công ty đã hợp đồng với một đơn vị bảo dưỡng thiết bị.

“Hiện Giám đốc Công ty Hoàng Văn Dũng đang sang làm việc với tổng thầu Trung Quốc để dự án sớm tiếp tục khởi động trở lại”. Về phương án tái khởi động dự án, ông Tân cho biết, Công ty GTHT sẽ cơ cấu lại cổ đông để thu hút vốn.

Theo trưởng Ban quản lý Khu Kinh tế Vũng Áng, ông Hồ Anh Tuấn, để Công ty GTHT cơ cấu lại cổ đông, tháng 11-2011, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã có cuộc gặp gỡ giữa đại diện Tập đoàn Vạn Lợi và lãnh đạo Tổng Công ty Tài chính Cổ phần dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam để bàn về việc mua bán cổ phần. Tuy nhiên, do Nghị quyết 11 của Chính phủ, các tập đoàn, tổng Công ty nhà nước không được đầu tư ngoài ngành nên ách tắc cho đến bây giờ.

“Căn cứ theo luật đầu tư và luật đất đai, Ban QLKKT Vũng Áng thừa sức để rút giấy phép đầu tư của Công ty GTHT từ lâu. Nhưng chúng tôi phải tạo điều kiện cho Công ty thêm thời gian để khởi động trở lại”, ông Tuấn nói.

Cũng theo ông Tuấn, trong thời gian tới, nếu Công ty không có động thái tích cực, Ban QLKKT Vũng Áng sẽ đưa ra phương án giải quyết dứt điểm.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự: “...Không có vấn đề gì đâu”
Trao đổi với PV Tiền Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự nói: “Giám đốc Công ty GTHT đang đi nước ngoài, tuần sau về sẽ triển khai, không có vấn đề gì đâu”.
Về hướng xử lý dự án, ông Cự cho biết, do khủng hoảng toàn cầu, doanh nghiệp gặp khó khăn, họ đang cơ cấu thay đổi lại chủ đầu tư, thay đổi lại vốn nên mình phải khuyến khích, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

3 tháng 3, 2012

343. Thư giãn - Một câu chuyện cảm động


Elizabeth Silance Ballard

Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tại trường tiểu học của thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp năm, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái, cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. “Teddy trông thật khó ưa”.

Chẳng những thế, cô Thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thật rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những gì đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 nhận xét Teddy như sau: “Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người chung quanh”. Cô giáo lớp 2 nhận xét: “Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống trong gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu”. Giáo viên lớp 3 ghi: “Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ”. Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận xét: “Teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp”.

Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những gói quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hoá. Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất một vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt ít nước hoa trong chai lên cổ.

Hôm đó Teddy đã nén lại cho đến cuối giờ để nói với cô: “Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa”. Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho Teddy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. Teddy là học sinh cưng nhất của cô.

Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. Teddy viết: “Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em”. Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng 3 trong lớp và “Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em”. Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng “Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời”. Rồi bốn năm sau nữa, cô nhận được bức thư trong đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. “Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em”, nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. Bức thư ký tên Theodore F. Stoddard - giáo sư tiến sĩ.

Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô Thompson. Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra?

Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddy đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson: “Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ”. Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: “Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô gặp được em”.

2 tháng 3, 2012

342. Hoàng Kim (Đồng Tháp) - Hãy thay đổi cơ chế mua lúa tạm trữ bất lương!


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải lo những công việc thuộc về sản xuất lúa, việc mua bán lúa gạo là của Bộ Công thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), vậy mà, mới chỉ vào ngày 14/12, còn 2 tháng nữa nông dân mới thu hoạch vụ đông xuân, ông Diệp Kỉnh Tần Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lại làm một việc trái chức vụ và vượt quyền hạn, khi để nghị Chính phủ mua tạm trữ lúa đông xuân năm 2012 của nông dân: