Nhãn

25 tháng 6, 2011

138. Có sự thay đổi bất ngờ về nhân sự trong lãnh đạo Việt Nam?

23-06-2011 03:06
Có sự thay đổi bất ngờ về nhân sự trong lãnh đạo Việt Nam?
Ông Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trái)
Nhân sự sau Đại hội Đảng vừa qua dường như đã ngã ngũ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thêm một nhiệm kỳ nữa và ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Nhưng gần đây có tin, tình hình rất có thể sẽ thay đổi: "ông Trương Tấn Sang sẽ ngồi vào ghế Thủ tướng còn ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chức Chủ tịch nước. Ngoài ra, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị sẽ giữ chức Chủ tịch Quốc hội". Đây là thông tin "sai trái" hay sự thật?

Như VNE đã đưa tin, tối 21/6, tại lễ trao giải Báo chí quốc gia, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang cho rằng, báo chí cần tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong phê phán, lên án nạn tham nhũng; phản bác thông tin sai trái, chống phá nhà nước.


Theo ông Trương Tấn Sang, chưa bao giờ báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ, hùng hậu như hiện nay (hơn 700 đầu báo với một siêu TBT). Trong thời gian tới, báo chí cần cần tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong phê phán, lên án tệ quan liêu, nạn tham nhũng, các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội; làm tốt nhiệm vụ của một trong những lực lượng nòng cốt chống diễn biến hòa bình, phản bác thông tin sai trái, chống phá nhà nước…

“Cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan báo chí, phẩm chất của người làm báo. Đội ngũ những người làm báo phải gắn bó với cuộc sống của nhân dân, với sự nghiệp đổi mới, để cho ra đời các tác phẩm hấp dẫn và thuyết phục”, ông nói.

Năm nay, giải A được trao cho nhà báo Ngô Mai Phong cùng các đồng nghiệp Trần Ngọc Duy, Lê Quỳnh Trang, Tống Văn Thanh (báo Lao động) với loạt bài về vụ cướp than động trời tại mỏ than Mạo Khê (Quảng Ninh).

Giải A còn lại thuộc về nhà báo Nguyễn Đăng Lâm, Thông tấn xã Việt Nam, với loạt bài “Lý Sơn – Bảo tàng sống động về chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa”.

Phát biểu tại lễ trao giải, nhà báo Nguyễn Đăng Lâm cho biết, ông đã gắn bó với Lý Sơn hàng chục năm nay. Vì thế, để viết nên loạt bài gửi dự thi, ông đã tìm tòi những khía cạnh và cách thể hiện khác với các đồng nghiệp. Theo ông, ba phẩm chất quan trọng nhất của người làm báo là trung thực, sự cống hiến và lòng yêu nghề. “Không trung thực thì không nên làm báo còn không yêu nghề thì đừng vào nghề báo vì vất vả và nguy hiểm lắm”, nhà báo Lâm nói.

Ông Trương Tấn Sang trao giải cho các tác giả đoạt giải.
Ông Trương Tấn Sang trao giải cho các tác giả. Ảnh: Ngọc Thắng.VNE

Theo ông Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương, Giải báo chí Quốc gia năm 2010 ghi nhận số lượng tác phẩm tham dự lớn nhất từ trước tới nay với 1.321 tác phẩm. Đây cũng là lần có số tác phẩm tham dự của cộng tác viên tham dự nhiều nhất...

“Tuy giải năm nay chưa có tác phẩm thật sự nổi trội, tạo tiếng vang lớn trong xã hội làm lay động lòng người, nhưng các tác phẩm đoạt giải, nhất là các tác phẩm đoạt giải A thì thật sự xuất sắc”, ông Huynh nói.

Theo nhiều nhà bình luận, ông Trương Tấn Sang có quan điểm cứng rắn và muốn xiết chặt tự do báo chí. Tin  "ông sẽ ngồi vào ghế Thủ tướng tới đây của Việt Nam",  là "sai trái" hay chính xác, thời gian sẽ trả lời. Nếu đúng, thì đây là hậu quả của VINASHIN để lại, mặc dù cách đây không lâu, Bộ chính trị đã ra nghị quyết "không truy tố ai".


Ông Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
"Thủ tướng tương lai"  Trương Tấn Sang "soi" đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Sau bầu cử 22/05, các tỉnh thành họp HĐND bầu chọn lãnh đạo mới
Hai đô thị lớn nhất nước là Hà Nội và TP HCM  đã lần lượt có các chủ tịch UBND và HĐND nhiệm kỳ 2011-2016. Như thường lệ, đại đa số các chức vụ cao cấp trong chính quyền là người của Đảng CSVN.
Ông Nguyễn Thế Thảo vừa tái đắc cử chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Chủ tịch HĐND Hà Nội khóa mới là bà Ngô Thị Doãn Thanh. 
Tại TP Hồ Chí Minh, ông Lê Hoàng Quân được bầu làm Chủ tịch UBND thêm một nhiệm kỳ. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm được bầu làm Chủ tịch HĐND.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét