Nhãn

26 tháng 3, 2011

070. Gear là gì


Gear nghĩa tiếng Anh là bánh răng hay bộ truyền động – dẫn động gì đấy ... Tuy nhiên, khi sử dụng máy tính đôi khi vẫn gặp từ “gear” mà chẳng hiểu nó là gì. Hôm này lên mạng tìm hiểu gear mới thấy nó cũng có đôi chút liên quan đến nghĩa gốc – đơn giản, nó là 1 từ lóng hay 1 tên riêng trong 1 trường hợp cụ thể dùng để ám chỉ cái gì đó (phần mềm, phụ kiện, ...) he he he !!!


Gears là một dự án nguồn mở của Google, nhằm tăng sức mạnh cho các ứng dụng web, bằng cách bổ sung những tính năng mới vào trình duyệt của bạn.

Những gì Googler Gears có thể làm:
- Giúp ứng dụng web tương tác với desktop dễ dàng.
- Lưu trữ dữ liệu của ứng dụng web lên máy tính, vào trong một cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm được.
- Chạy Javascript ở chế độ nền, giúp tăng hiệu suất.
Cài đặt Google Gears cho trình duyệt: http://gears.google.com/

Sử dụng Google Gears như thế nào?
Để có  thể sử dụng Google Gears thì ứng dụng web phải hỗ trợ Gears. Khi bạn truy cập vào một site hỗ trợ Gears, bạn sẽ thấy thông báo “The website below wants to use Gears.” Nếu bạn muốn sử dụng Gears trên site này bạn chỉ cần click vào box “I trust this site. Allow it to use Gears.” và nút “Allow”. Một khi bạn đã đồng ý sử dụng Gears thì lần truy cập sau thông báo trên sẽ không xuất hiện nữa.
Sau đây là một bài viết ví dụ về cách sử dụng Google Gears để các bạn dễ hình dung và thử nghiệm: Cài đặt và sử dụng Gmail Offline trên Windows.

Google Gears - Truy cập website offline


Google Gears là plug-in cho phép chúng ta truy cập tới một số ứng dụng web trong một trình duyệt ngay cả khi bạn không có kết nối Internet.

Google Gears sẽ nhắc người sử dụng khi họ truy cập một website hỗ trợ công nghệ này. Khi người dùng click vào một biểu tượng nhỏ, máy chủ bắt đầu tải thông tin vào ổ cứng và chuyển dịch vụ sang chế độ offline. Người sử dụng sau đó có thể thoát khỏi kết nối Internet mà vẫn tiếp tục dùng dịch vụ. Tất cả mọi dữ liệu sẽ được đồng bộ hóa khi kết nối được tái lập.

Hiểu một cách đơn giản nhất, Google Gears là một sản phẩm phát triển nguồn mở, cho phép biến những ứng dụng hosted trên nền Web thành một ứng dụng desktop tại gia. Bộ công cụ Gears sẽ giải quyết tất cả các vấn đề của sử dụng ứng dụng Web khi máy tính offline.


Chức năng chủ chốt của Gears là nắm bắt và địa phương hóa các nguồn tài nguyên (resource) và bộ mã của một ứng dụng Web, chẳng hạn như toàn bộ hình ảnh, thuật toán, giao diện ... đi kèm với đó là khả năng thiết lập một cơ sở dữ liệu địa phương mà các ứng dụng Web này có thể truy cập. Google Gears còn cho phép nhà phát triển chạy JavaScript trong một nhiệm vụ background, thông qua tính năng đa luồng của vi xử lý đa lõi.

Với tính năng này, nhà phát triển có thể tạo ra cùng lúc một ứng dụng trên nền Web cùng với phiên bản desktop của nó, và cả hai sẽ đồng bộ hóa với nhau. Đồng bộ hóa được coi là tính năng bắt buộc phải có đối với bất cứ ứng dụng nào "sống" trong cả hai nền tảng.

Về phần mình, là những trình duyệt đang cạnh tranh với IE, Mozilla và Opera đều tích cực hợp tác với Google trong dự án Gears vì họ chung một niềm tin rằng: Truy cập Offline mới chính là tương lai của các ứng dụng Web.

Tổng quan về GAMING GEAR


A. Gaming gear (gear) là gì? Tại sao phải có gaming gear?

1. Gear là gì ?

Là những công cụ hỗ trợ cho gamer chuyên nghiệp như chuột, miếng lót chuột (pad), tai nghe, bàn phím v..v….

2. Tại sao cần thiết phải có gear?

Đối với gamer pro, nhất là những gamer chuyên về các game hành động, FPS nói chung, Special Force, Counter-Strike … nói riêng thì sự chính xác là yếu tố quan trọng hàng đầu. Các loại chuột bi, chuột quang thông thường không đủ tiêu chuẩn để đáp ứng cho nhu cầu chính xác cao của các gamer này.

VD: Bạn chơi Special Force, bạn đang di chuyển, bỗng đối phương từ sau lưng bắn lén bạn. Nếu trong tay bạn là một con chuột chuyên nghiệp + sự tập luyện sẵn có, bạn lập tức quay chuột theo thói quen, hồng tâm súng sẽ quay đúng ngay vị trí mà đối phương đang bắn bạn, bạn chỉ việc nhấp chuột bắn trả. Với những con chuột bi và chuột quang thông thường sẽ không đủ khả năng đáp ứng sự chính xác như vậy.

B.Một số loại gear hiện có tại thị trường Việt Nam.

Đa số gear mà game thủ chuyên nghiệp trên thế giới đang sử dụng đều đã có mặt ở Việt Nam thông qua nhiều con đường nhưng chủ yếu vẫn là hàng “xách tay”. Một số ít cửa hàng ở Việt Nam có bán nhưng không phong phú.

Ở đây, tôi chỉ bàn đến những món gear quan trọng nhất, không thể thiếu đối với gamer FPS chuyên nghiệp.

1. Chuột: có nhiều loại, nhiều hãng, nhiều kích cỡ, nặng nhẹ khác nhau. Trước khi mua, bạn nên cố gắng tìm hoặc mượn bạn bè để cầm thử xem có vừa với tay mình không, chơi lâu có mỏi tay không rồi hãy quyết định chọn cho mình một con chuột ưng ý nhất.

Một số chuột thông dụng: 
+Microsoft Intellimouse Explore 3.0
+Microsoft Intellimouse Optica 1.1 A
+Razer DeathAdder, Razer Krait
+Logitech MX518 – MX510

2. Miếng lót chuột (pad): trên thị trường hiện có rất nhiều loại pad được sản xuất đặc biệt cho gamer với đủ loại chất liệu: pad mềm (vải, sợi tổng hợp) pad cứng (nhựa, kim loại, thủy tinh..) đủ loại kích cỡ và dày mỏng khác nhau. Pad mềm thì dễ bẩn nhưng nhẹ, không làm mòn chân chuột, pad cứng thì ngược lại. Mỗi loại có đặc điểm riêng, tùy sở thích mà bạn có thể chọn cho mình.

Một số pad thông dụng:
+SteelSerie QcK+, QcK, QcK Heavy
+Qpad CT
+Everglide DKT Titan, Everglide Fnatic Version.

3. Tai nghe: game FPS yêu cầu bắt buộc phải có tai nghe để có thể nghe được tiếng bước chân của đối phương (đây cũng là một kỹ năng trong game). Đối với tai nghe, bạn không cần đầu tư quá cao, một chiếc tai nghe thông thường cũng đáp ứng đủ điều kiện để chơi game rồi. Tuy nhiên, đối với một số pro gamer khó tính, họ sẵn sàng đầu tư một khoản không nhỏ vào chiếc tai nghe của mình

Một số tai nghe thông dụng:
+Các tai nghe Somic, Ovan, Logitech … 
+Các tai nghe cao cấp: Sennheiser PC150, HD555, Razer Piranha ..

4. Một số gear khác như bàn phím, đồ giữ dây chuột (mouse bungee) không quan trọng lắm, nếu “dư dả” ban vẫn có thể sắm cho đủ bộ. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét