Nhãn

29 tháng 6, 2012

416. HTC One X – Chia sẻ 1: tại sao bạn ‘phải’ ROOT


Mình dùng android đã được vài năm, trước dùng con Nexus One, tháng vừa rồi đổi con HTC One X. Từ lâu nghe nói: “dùng android thì phải root, up rom...”, “dùng android mà không root thì phí 50%”...

Mình cũng đọc qua các hướng dẫn, vì trình IT cà là mèng nên khi xem các hướng dẫn mà ‘kinh sợ’. Nhưng vốn tính muốn tối ưu con ĐT mất bao công dành dụm mới mua được nên đến giờ không nhịn được nữa – mình quyết làm và đã OK bước đầu. Mình muốn chia sẻ chút kinh nghiệm đến các bạn giống mình: HTC One X + lần đầu dám ‘vọc’ máy trên con đường đầy rủi ro để hoàn thiện con ĐT yêu quí của chúng mình!

Tks các bạn trên các diễn đàn (đặc biệt trên diễn đàn tinhte) đã chia sẻ kinh nghiệm, các nội dung mình post về nội dung này chủ yếu là cut, copy và paste hiiii.


Đầu tiên, sau khi đọc ong đầu, mình rút ra mấy điểm:

1. Dùng android thì nên root, các hướng dẫn root thường là khá chi tiết nên không phải quá khó. Hiện nay HTC đã cho phép root và có hướng dẫn root trên HTC website, 1 số bạn còn thông báo: máy đã root vẫn được bảo hành ở VN.

2. Nếu bạn làm không đúng theo hướng dẫn root, bạn có thể làm treo máy và bạn có thể không tự xử lý được. Nếu bạn ở HN hay SG thì không vấn đề gì, khi đó bạn có thể đưa đến các trung tâm bán ĐT để họ làm giúp – 99% sẽ xử lý được vấn đề.

3. Khi root thành công, bạn có thể:

- uninstall cái Vietnamese EMI củ chuối, và

- dọn dẹp các apps không thích cài mặc định trên hệ thống cho thoáng giống như bạn có thể làm trên máy tính. Tất nhiên là tăng thời lượng pin, và

- install các apps đặc biệt hữu ích mà chỉ có máy đã root mới sử dụng được.

- Đổi DNS (thí dụ: 8.8.8.8 – 8.8.4.4), sau khi đổi vào mạng nhanh như gió.

- Nếu muốn, bạn có thể chọn ROM để giữ lại HTC Sense tuyệt đẹp của One X.

Trước khi ‘root’ thì cần hiểu càng sâu càng tốt các khái niệm cơ bản sau:

1. Root và tại sao nên Root

Root về cơ bản có nghĩa là có được “toàn quyền” truy cập sâu vào thiết bị. Những người đã sử dụng hệ điều hành Linux sẽ dễ dàng hiểu được điều này, nhưng đối với người dùng như chúng ta đã quá quen với hệ điều hành của Microsoft thì vấn đề này vẫn còn gì đó khá mơ hồ. Nói một cách dễ hiểu thì “Root” có nghĩa là bạn sẽ được điều khiển hoàn toàn và chủ động những gì có trong chiếc điện thoại của bạn và những gì mà nhà cung cấp đã ẩn nó đi. Hay nói cách khác là nó cũng giông giống như khi các bác sử dụng các tool để chiếm quyền administrator trong Win đó. Khi đã “Root”, mình chính thức là người chủ và kiểm soát hoàn toàn chiếc máy Android.

Nói chung khi đã Root thì chúng ta có rất nhiều trò chơi để thực hiện với máy của mình, xin kể ra 1 số nhé: Nâng cấp firmware (với các dòng như G1 thì có mà đến Tết Mỹ cũng không thể có những bản Android 2x từ nhà sản xuất nha các bác, nếu không có những bác vọc sĩ vì cộng đồng chỉnh sửa các bản Android để cho ra những ROM cho thằng này), sử dụng những ứng dụng phải yêu cầu root như Titanium Backup (1 trong những ứng dụng để backup và restore rất hữu ích), ép xung chơi game hoặc tiết kiệm pin, hay để chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ để có không gian máy trống thuận tiện cho việc cài app mới, xóa những ứng dụng mà nhà sản xuất cũng như nhà mạng thêm vào nhằm mục đích của họ (nhìn rất ức chế),... Nói chung là gì cũng có thể được (Android mà)

2. Một số thuật ngữ khi root máy

Thuật ngữ của android thì có nhiều và cũng khá khó hiểu, vì vậy với kiến thức hạn hẹp thì xin chỉ nói những thuật ngữ thường hay dùng và chủ yếu là những từ chúng ta sẽ dùng trong quá trình Root máy nhé!

Bootloader

Bootloader là chương trình khởi động hệ thống và hệ điều hành, được lập trình sẵn và cài đặt trên ROM. Một định nghĩa khác rộng hơn: đó là một đoạn mã được thực thi trước khi hệ điều hành bắt đầu chạy. Trên thiết bị Android, Bootloader thường bị khóa vì các nhà sản xuất muốn bạn sử dụng phiên bản của Android mà họ đã cung cấp. Với một Bootloader bị khóa trên điện thoại Android, các Custom Rom có thể không flash được.

ClockworkMod Recovery

Các bạn có thể nghĩ về chế độ Recovery của Android tương đương với chế độ BIOS trên máy tính.
Đó là một trình đơn khởi động được hiển thị, và nó cho phép bạn truy cập vào một số tính năng nhất định như backup (Nandroid backup) và cài đặt Custom ROM. ClockworkMod là ứng dụng Recovery phổ biến nhất hiện này, và nó được cài đặt cùng với ứng dụng ROM Manager.

Dalvik & Dalvik cache

Dalvik là tên của máy ảo (VM) trong Android, và nó là cơ sở cho việc chạy các ứng dụng (với các tập tin .apk mở rộng). Trước khi một ứng dụng Android được tung ra, chúng được convert sang định dang Dalvik Executable (.dex), được thiết kế để phù hợp với hệ thống bị hạn chế về bộ nhớ và tốc độ xử lý. Dalvik ban đầu được viết bởi Dan Bornstein, người đã đặt tên cho nó theo tên của ngôi làng Dalvik trong vùng Eyjafjörður của Iceland, nơi mà một số tổ tiên của ông sống tại đây. Dalvik cache là một bộ nhớ cache đơn giản được sử dụng bởi Dalvik, và đó là kết quả của việc Dalvik làm tối ưu hóa các ứng dụng đang chạy. Một số ROM Android cho phép bạn di chuyển các bộ nhớ Dalvik cache vào thẻ SD của bạn, để giải phóng bộ nhớ trong của bạn.

Data2SD / D2EXT / D2SD

Nếu một ROM hỗ trợ data2SD, D2EXT, hoặc đơn giản chỉ là D2SD, có nghĩa là thư mục /data nằm trong bộ nhớ trong của điện thoại có thể được di chuyển đến thẻ nhớ của bạn. Đó là một điều tốt, bởi vì nó sẽ giải phóng bớt dung lượng trong bộ nhớ trong và để lại nhiều khoảng trống hơn cho các ứng dụng và trò chơi.

EXT2/3/4

Chúng ta đang nói đến phân vùng ext2, ext3 và ext4 trên thẻ SD của bạn. EXT là hệ thống tập tin mở rộng của Linux có thể được sử dụng cho Android. Nhiều Custom ROM yêu cầu bạn phải có một ext3 hoặc ext4 hoặc phân vùng ext2 trên thẻ nhớ của bạn. Ext2 là loại cổ nhất của hệ thống tập tin mở rộng, và ext4 là mới nhất và ext3 hệ thống tập tin hiện đang là phổ biến nhất. Để sử dụng một trong các hệ thống tập tin, bạn cần tạo một phân vùng đặc biệt trên thẻ SD của bạn với Manager ROM hoặc GParted. Vậy chính xác phân vùng là gì? Đó là một phần của một đĩa cứng hay thẻ SD trong trường hợp này, nó được tách ra từ các phần khác. Hãy suy nghĩ như là thẻ SD của bạn được chia thành hai phần có mục đích khác nhau.

Firmware

Trong lĩnh vực điện tử và máy tính firmware là một chương trình cố định để liên kết các phần cứng và phần mềm, nó cũng hay được gọi là phần sụn. Nó có cấu trúc khá nhỏ, liên kết chặt chẽ với phần cứng để kiểm soát mọi quá trình hoạt động của thiết bị điện tử. Firmware android cũng vậy, nó là chương trình điều khiển phần cứng của thiết bị android, mọi người vẫn hiểu nó như là hệ điều hành. Firmware android quản lý, điều khiển thiết bị từ lúc khởi động thiết bị đến lúc thiết bị hoạt động, trong khi hoạt động,.. nó giám sát thiết bị bạn 24/7. Khi bạn gọi điện, nó quản lý các phần cứng liên quan phục vụ việc gọi điện của bạn,... bất kỳ mọi thao tác của bạn trên điện thoại thì firmware đều quản lý. Stock Firmware
là firmware gốc của một hãng sản xuất điện thoại phát triển cho một dòng điện thoại nào đó. Với Stock firmware thì bạn không thể chỉnh sửa được.

Firmware còn là một thuật ngữ thỉnh thoảng được dùng để biểu thị những phần mềm cố định, thường là khá nhỏ, để điều khiển nội quan nhiều thiết bị điện tử. Những điển hình trải rộng từ những sản phẩm cho người dùng cuối như bộ điều khiển từ xa hoặc máy tính bỏ túi, thông qua những thiết bị và bộ phận máy tính như ổ cứng, bàn phím, màn hình LCD bóng bán dẫn mỏng hoặc thẻ nhớ, thậm chí đến cả những dụng cụ khoa học và người máy công nghiệp. Cũng có mặt trong những thiết bị tiêu dùng phức tạp hơn, như điện thoại di động, máy quay số, máy hòa âm, vân vân ..., để đáp ứng những quy trình cơ bản của thiết bị cũng như thực hiện những chức năng cao cấp hơn. Một cách tự nhiên, không có ranh giới gì rõ rệt hoặc được định nghĩa chỉnh giữa firmware và software. Tuy nhiên, firmware chủ yếu liên quan tới những quy trình hết sức cơ bản và thấp cấp trong một thiết bị, không có chúng thì thiết bị hoàn toàn không thể hoạt động.

Firmware cũng là một thuật ngữ tương đối, khi mà phần lớn những thiết bị nhúng firmware chứa firmware ở nhiều hơn một cấp nội hàm. Các phân hệ như cấu kiện màn hình tinh thể lỏng, chíp nháy, bộ điều khiển giao tiếp vân vân, điều có những đoạn mã chương trình riêng (thường là cố định) và/hoặc vi mã, được coi như 'bộ phận của phần cứng' nếu xét ở cấp độ firmware cấp cao hơn.

Firmware đơn giản chủ yếu thường trú ở bộ nhớ chỉ đọc, hoặc OTP/Bộ nhớ chỉ đọc khả dĩ lập trình, khi mà những firmware phức tạp hơn thường lưu trú ở bộ nhớ
Flash để có thể cập nhật. Những lý do thông thường để cập nhật firmware bao gồm sửa lỗi hoặc thêm chức năng vào thiết bị. Làm như vậy thường sẽ liên quan tới việc tải một ‘ảnh số’ được nhà sản xuất cung cấp vào thiết bị, theo một quy trình nhất định; thỉnh thoảng việc này được hiểu là do người dùng cuối thực hiện. Có người gọi là phần sụn hay sự mềm dẻo hóa phần cứng.

Thực chất Firmware là phần mềm nhớ trong bộ nhớ chỉ đọc (ROM-Read Only Memory) chứa các thủ tục khởi động, lệnh vào/ra ở mức thấp. Nó làm mềm dẻo hóa phần cứng do nó linh hoạt, dễ sửa đổi và thông qua đó làm tăng tốc phần cứng.

Điển hình là những Firmware của hãng Lite On giúp tăng tốc độ của ổ đĩa CD-RW, nó có thể nâng tốc độ từ 48×16×48× lên thành 52×24×52×. Ổ đĩa cứng cũng vậy, firmware có vai trò nhất định. Chẳng hạn nếu chúng ta dùng ổ đĩa cứng của hãng Seagate, Model ST340015A thì Firmware Revision là 3.01 và sự hỗ trợ tiếp theo của Seagate sẽ là 3.02… Về khía cạnh thương mại, Firmware là một phần mềm miễn phí. Nhưng thực chất bạn đã trả phí khi bỏ tiền mua phần cứng. Firmware có thể do chính hãng sản xuất thiết bị phần cứng viết hoặc thuê hãng thứ ba viết để hỗ trợ khách hàng và xét cho cùng thì đó cũng là một chiêu câu khách. 

Flash và Flashing

Flash đơn giản là một động từ dùng để
chỉ hành động cài đặt một custom ROM, hoặc một phần của firmware, đơn giản chỉ có nghĩa là bạn cài đặt nó. Vì vậy, flashing là quá trình cài đặt phiên bản mới của hệ điều hành Android, hay một phần của nó. Flash một ROM mới được thực hiện thông qua chế độ Recovery, thường là với ClockworkMod Recovery.

HBoot

HBoot được nạp ngay lập tức khi điện thoại của bạn được bật lên, và trách nhiệm chủ yếu của nó là kiểm tra phần cứng và khởi động phần mềm điện thoại. HBoot có thể được so sánh với BIOS trên máy tính.

IME

Từ viết tắt này chỉ có nghĩa là "bàn phím ảo”.

Kernel

Kernel là thành phần trung tâm của hầu hết các hệ điều hành: đó là một cầu nối giữa các ứng dụng và việc thực hiện xử lý dữ liệu thực tế (data proccessing) ở cấp độ phần cứng. Các Kernel Linux ban đầu được tạo ra bởi huyền thoại máy tính người Phần Lan Linus Torvalds vào năm 1991.
Android Kernel thường được tùy chỉnh, tối ưu hóa và sửa đổi cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như over-clocking bộ vi xử lý hoặc kéo dài tuổi thọ pin. Custom ROM thường bao gồm một Kernel mới.

NANDroid & NANDroid Backup

NANDroid sẽ cho phép bất cứ ai có quyền root thực hiện sao lưu hoàn toàn hệ thống. Nó cho phép bạn tạo ra một bản sao lưu của tất cả thông tin trên điện thoại của bạn, và nó có thể được phục hồi sau này bất cứ khi nào bạn muốn. NANDroid Backup thường được thực hiện trước khi flash ROM mới, trong trường hợp có bất cứ điều gì sai, hoặc nếu bạn muốn quay trở lại thiết lập trước đó của bạn. NANDroid Backup được thực hiện trên chế độ Recovery, thường với ClockworkMod Recovery 

Recovery Mode

Như đã giải thích theo ClockworkMod, các chế độ Recovery là một menu mà bạn có thể khởi động vào cho phép bạn thực hiện sao lưu toàn bộ điện thoại của bạn (Nandroid Backup), cài đặt Custom ROM và nhiều hơn nữa. ClockworkMod là một Recovery Mode rất phổ biến hiện nay, và bạn có thể có được nó thông qua ứng dụng quản lý ROM dưới đây.

S-OFF

Trên Explorer HTC và một số điện thoại Android HTC khác, HTC đã thực hiện một hình thức an ninh. Nó được gọi là “@ secuflag”, và nó theo dõi điện thoại của bạn đã flash NAND hoặc mở khóa chưa. S-ON (bảo mật mở) chế độ chỉ đọc và nó khóa phân vùng /system/recovery của bạn lại, ngăn chặn bạn thực hiện những hành vi root Android.
Bạn có thể vô hiệu hóa các biện pháp an ninh này với S-OFF, mặc dù bạn có nguy cơ bị brick điện thoại.

SetCPU

Đây là một ứng dụng phổ biến cho việc ép xung bộ vi xử lý của điện thoại, làm cho nó nhanh hơn hoặc chậm hơn. Nó có thể đòi hỏi một Kernel đặc biệt để làm việc. SuperUserAndroid là một hệ điều hành dựa trên Linux, và trong Linux, có một thứ gọi là Quyền Root. Khi bạn Root điện thoại Android của bạn, bạn sẽ có quyền root. Những SuperUser hay những người có Quyền Root là người chiếm vị trí admin của máy, và họ có quyền sửa đổi bất cứ thứ gì trên chiếc điện thoại của họ. SuperUser cũng là tên của một ứng dụng, cho phép bạn cấp hoặc từ chối quyền root đối các ứng dụng khác.

Titan Backup

Titan Backup là công cụ sao lưu tốt nhất cho người dùng root, vì nó cho phép bạn sao lưu tất cả các ứng dụng của bạn cũng như dữ liệu của nó.

1 số lưu ý nhỏ

1. Titanium Backup

- Phần mềm này dùng để backup apps trong máy + các thiết lập của máy giúp chúng ta phục hồi khi cài rom mới và chức năng restore hàng loạt. Có thể backup theo lịch 1 cách tự động. Để cài yêu cầu máy phải root. Đồng thời, TB còn cho phép các tính năng như:

+ Đóng băng những app đã cài trong máy nhưng không hoạt động
+ Gỡ bỏ những app đã cài & những app trong system của máy
* Note: Anh em phải dùng bản pro mới cho phép restore hàng loạt. 

Hướng dẫn sử dụng:

- Mở ứng dụng lên chọn phím menu & chọn batch.

- Tùy theo nhu cầu sử dụng sẽ chọn mục tương ứng:

+ verify all your backup: nó sẽ kiểm tra soft trước khi restore xem có lỗi không.

+ Backup all user apps: Dùng để lưu lại những soft bao gồm cả cấu hình của soft đó. Mục này giúp cho những ai thường up rom thì thường sử dụng. Vì sau khi up rom mới chỉ cần restore em nó là mọi thứ okay.

+ Restore all aps with data: Mục này dùng để bung những apps do mình đã backup ở mục trên và muốn restore. Những apps cài trực tiếp từ Market nó sẽ link tới như mình cài thủ công vậy.

- Tùy nhu cầu bạn restore hay backup nó sẽ hiện ra bảng Batch operation và list những apps mà bạn cần thực hiện. Muốn thực hiện apps nào bạn chỉ cần check vào và nhấn Run the Batch operation.Một số tính năng còn lại như uninstall, delete apps.... bạn tự nghiên cứu thêm.

2. Root explorer

- Trình này dùng để truy cập vào ổ đĩa của phone và thẻ nhớ. Để sử dụng được nó thì máy yêu cầu phải root.

- Nó cho phép chúng ta can thiệp sâu vào system của hệ điều hành để làm những việc như: Overlock, copy files *.apk, xóa ứng dụng của system,...

- Lưu ý: Khi chúng ta coy 1 bất kỳ 1 files nào đó vào system thì phải tiến hành set phân quyền permission cho nó và restart máy thì mới có tác dụng. Nếu chúng ta không set permissions thì đối với những files làm thay đổi lớn đến system thì nó sẽ bị lỗi khi khởi động.

*VD: như là copy files framework-res.apk mới vào mà không set permission khi restart sẽ không khởi động được. Còn các soft nhẹ hơn như launcher pro nếu không set permission sẽ bị lỗi FC.

Mặc định khi mở root explorer lần đầu nó chỉ có chức năng xem, muốn sửa xóa thì phải lick chuyển nó từ Mount R/W thành Mount R/O1.

Truy cập đến thư mục system/app là nơi chứa các app của rom. Bạn có thể xóa, copy app vào đây. Nhưng trước khi làm bạn phải chọn nút Mount R/W thành Mount R/O.

Giả sử copy app vào system, nhưng để app có thể sử dụng được phải set permissions cho nó.
Để set permissions thì tìm đến app vừa copy và nhấn giữ khoảng 2s sẽ hiện ra bảng option trượt xuống sẽ có mục permissions chọn vào nó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét