Mình cứ thấy mặt Thăng nổ là ghét, BT gì mà chỉ được cái nổ văng mạng, nói bừa, chẳng có chút “chất xám” nào của chính khách cần phải có – thật xấu hổ! còn cấy thu phí giao thông thì có khi là ý của ba y tá ấy chứ - giờ đ’ có xiền thì chúng nghĩ cách cày xiền dân thui. Pác Lương Kháu Lão khen Thăng “trảm tướng” là hiệu quả - sợ pác khen nhầm, Thăng nổ trảm để thế tay chân họ hàng vào các chỗ đó thui, rùi đâu lại vào đó. Vì bản chất của vấn đề các công trình GT chậm là do đ’ có xiền trả nhà thầu, cứ trả xiền tươi đúng hạn thì đến sân bay vũ trụ cũng làm nhanh như gió! Đ’ có xiền + ăn bẩn mịa nó rùi thì công trình chậm chứ sao ==> hay pác ấy khen đểu nhỉ hiiiiii
Lương Kháu Lão (Blog Quê Choa) - Từ ngày lên chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ông Đinh La Thăng đã “gây sốc” trong dư luận bởi những quyết định đầy cá tính của mình như “trảm tướng” khi để chậm thời gian thi công công trình, như cấm cán bộ lãnh đạo giao thông không đi chơi golf trong ngày nghỉ, gương mẫu đi xe buýt và yêu cầu cán bộ Bộ Giao thông đi xe buýt ít nhất mỗi tuần một lần, như đề xuất đổi giờ đi làm và đi học ở hai thành phố lớn để giảm ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, như đề nghị hai thành phố lớn trả lại vỉa hè cho người đi bộ… và mới nhất là đề nghị Chính phủ đề ra quyết định thu phí lưu hành đường bộ ô tô xe máy cũng ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh với mức cao nhất tới 50 triệu đồng/năm.
Xem ra Đinh La Thăng và các “quân sư quạt mo” đang ngồi trong salon nghĩ ra đủ các kế sách có thể để có thể tạo ra sự khác biệt với các “tiền nhân” nhằm giải hai bài toán Tắc đường và Giảm tai nạn giao thông. Rất nhiều đề xuất, rất nhiều giải pháp nhưng tai nạn vẫn xảy ra hàng ngày với hơn ba chục người chết, ùn tắc thì vẫn hoàn toàn bế tắc ngay cả trong những ngày nghỉ Tết dương lịch vừa qua.
Lập luận của “Thăng tư lệnh” là phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ và kiên quyết thì mới mong giải quyết hai vấn nạn trên nhưng ông Thăng quên mất một điều là ông chỉ là tư lệnh ngành với vai trò rất hạn chế trong cái xã hội có đầy các mối quan hệ đan cài nhau và các cơ chế đang ràng buộc bó tay, bó chân nhau nên nghĩ gần cần phải nghĩ xa nếu không muốn biến mình thành con rối trên chính trường với những mục tiêu phấn đấu về chính trị cao hơn chức bộ trưởng.
Thử kiểm lại một số đề xuất của Thăng tư lệnh xem thử hiệu ứng và kết quả ra sao.
Đổi giờ làm thực ra không có gì mới vì thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra từ mười năm nay nhưng không thực hiện được và Hà Nội cũng “lừng khừng” khi tự mình không muốn quyết mà đẩy “quả bóng” sang chân chính phủ và năm 2012 đã đến mà chưa thấy chính phủ trả lời.
Đi xe buýt chỉ là hành động đánh bóng tên tuổi và sau khi “vi hành” vài lần ông đã phải kêu lên “Đến tôi cũng không thể đi được xe buýt”. Thế thì làm sao cán bộ dưới quyền ông có thể đi xe buýt “làm gương” cho thiên hạ được. Muốn người dân đi xe buýt phải có thêm nhiều xe buýt có chất lượng và có đường cho xe buýt đi nhưng cả hai điều đó lại thuộc thẩm quyền của chính quyền thành phố chứ không phải nơi ông. Trớ trêu thay đúng lúc ông kêu gọi hãy đi xe buýt thì Đài VTV của bạn ông là ông Trần Minh Minh đưa nhiều lần phóng sự về một chiếc xe buýt sập xệ mà người lái xe đã phải dùng cơ lê buộc gá bằng dây thun vào bộ phận phanh để lưu hành theo lịch bắt buộc của Công ty Vận tải nhà nước. Nghe đồn người lái xe này đã bị sa thải khi cung cấp thông tin “chết người” này cho phóng viên?
Ai cũng biết các thành phố lớn đang quá tải các phương tiện cá nhân trong khi đường xá thì quá chật hẹp và đó là nguyên nhân dẫn đến kẹt xe và chết người. Đường phố chật hẹp thì không thể phá đi mở rộng ra vì vướng “quy hoạch” và “thiếu tiền đề bù khi giải phóng mặt bằng”. Cả hai cái vướng này đều do người lãnh đạo gây ra mà thôi. Hãy đi đến các thành phố, thị xã mà xem, chỗ nào cũng thấy làm đường tránh để xe không phải đi vào trung tâm thành phố. Cái đó là do quy hoạch, nhưng chỉ mười năm nữa khi các quan chức mới lên cầm quyền mà lơ là trong khâu quản lý hoặc có mảnh đất nào đó nằm ở mặt tiền có thể mở nhà hàng khách sạn thì hai bên con đường mới sẽ lại mọc lên hai dãy phố mới cho địa phương mình thêm hoành tráng. Căn bệnh cố hữu của tư tưởng tiểu nông và nền kinh tế vỉa hè chỉ ở Việt Nam mới có khó sửa lắm. Ngay nước láng giềng Trung Quốc “bốn tốt” họ đâu có hiện tượng đó.
Không phải do thiếu tiền mà do cái đầu đẻ ra các quy hoạch quái gở đó. Hôm qua có dịp đi đến huyện Văn Lâm Hưng Yên thấy con đường trước khu hành chính của huyện đang được mở rộng như một đại lộ tuy còn dang dở vì không thấy xe máy thi công, như báo trước công trình còn kéo dài không biết dến bao giờ có thể liên hoan mừng công.
Thiếu vốn ư? Có lẽ không phải vì sát bên con đường này là tuyến đưởng sắt Hà Nội – Hải Phòng và người ta đã cho xây và lát vỉa hè khoảng lưu không giữa đường sắt và đường bộ ,dài đến hai cây số, có để cả lỗ trồng cây cho dù lỗ này chỉ cách đường sắt hai, ba mét!
Không biết người ta làm vỉa hè cho người đi bộ hay làm cảnh quan cho khu hành chính huyện Văn Lâm thêm đẹp nhưng ở đây không có nhà dân thì lấy ai đi bộ? Vậy tiền làm vỉa hè này lấy ở đâu ra? Do huyện Văn Lâm bỏ tiền hay do ngành đường sắt bỏ tiền? Chắc huyện thì chả có tiền để chơi sang như vậy. Thế thì tiền của ngành đường sắt thôi. Thay vì làm hàng rào sắt để ngăn người đi qua đường tàu thì họ làm vỉa hè cho đẹp cảnh quan theo yêu cầu của huyện? Tóm lại là tiền không thiếu, khi thích người ta có thể làm tất cả.
Mấy hôm nay báo chí lên tiếng rầm rầm về đề xuất thu phí lưu thông đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải. Lần này không phải danh nghĩa Thăng tư lệnh mà là danh xưng Bộ Giao thông vận tải. Thì cũng rứa thôi. Theo đề nghị thì Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định việc thu phí giao thông đường bộ khi xe cá nhân lưu hành trong hai thành phố lớn. Từ 500.000 đến 2.000.000 đối với xe máy và từ 20 triệu đến 50 triệu đối với xe ô tô nhưng lại miễn trừ đối với xe buýt và xe công vụ – nghĩa là hai loại xe này không phải là thủ phạm gây ách tắc giao thông. Giá mà xe buýt có mồm nhỉ, nó sẽ gân cổ lên cãi “ông đã đi xe buýt của tôi rồi, ông có biết tôi là nguyên nhân chính dẫn đến ách tắc giao thông không mà ông không cho tôi đóng góp tiền xây dựng thành phố?”.
Rất nhiều ý kiến phản đối chủ trương méo mó này trong đó có một ý kiến rất xác đáng. Rằng có thu thế chứ thu cao hơn nữa người dân cũng không bỏ phương tiện cá nhân vì có đủ xe buýt đâu mà đi, tàu điện ngầm thì còn lâu, nhanh cũng phải mười năm nữa. Như vậy có thể thấy trước việc thu phí cao vào nội đô sẽ thất bại cho dù các đại biểu quốc hội có bỏ ngoài tai sự phản đối của dư luận và có “chiều” ủng hộ tư tưởng dám nghĩ dám làm của Bộ trưởng Bộ GTVT.
Thưa ông bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Tên của Bộ của ông đã nói lên hai nhiệm vụ cơ bản của ngành do ông phụ trách. Đó là làm đường cho dân đi và tổ chức việc đi lại của dân. Ông hãy cứ soi hai nhiệm vụ đó mà làm cho tốt đi trước khi nghĩ đến các việc“động trời” khác.
Ông hãy cứ ra roi quất mạnh các chủ đầu tư, các nhà thầu đẩy nhanh và hoàn thành đúng tiến độ các công trình dang dở như ông đã làm với cảng hàng không Đà Nẵng. Tất nhiên là với các công trình do Bộ GTVT làm chủ đầu tư chứ với hai thành phố làm chủ đầu tư thì bó tay.com rồi.
Khi đường trên cao Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến hoàn thành trong quý I năm 2012, khi đường 32 đoạn Nhổn - Cầu Diễn hoàn thành trước Tết âm lịch, khi lối từ cầu Thanh Trì xuống nhập với đường 5 được thiết kế lại hợp lí và mở rộng ra nhanh chóng thì về cơ bản phần ách tắc giao thông do Bộ ông phụ trách đã được giải quyết một cách cơ bản (Xin mở ngoặc giá như các nhà thiết kế nghĩ cho ra lượng xe sẽ lưu thông ở nút giao này nhiều như thế nào chắc họ sẽ không thiết kế dở hơi như thế này trong khi lại đổ bao nhiêu tiền của để xây dựng nút giao đường 5 với đường vào cầu Vĩnh Tuy rất hoành tráng mà chả có xe nào đi vào –Buồn thay!).
Tàu điện ngầm thì hơi khó chứ đường sắt trên cao thì có dự án rồi, chủ đầu tư là Ngành đường sắt tức thuộc Bộ ông trực tiếp quản lý, nhà thầu Trung Quốc cũng có rồi sao dự án cứ ì ạch ra thế. Liệu ông có dám đuổi nhà thầu TQ về nước để chọn nhà thầu khác tử tế hơn hay lại sợ “môi hở răng lạnh”! Lúc này mới là lúc cần bản lĩnh của Bộ trưởng đấy. Chứ trảm mấy thằng “tướng” Việt Nam thì quá dễ tuy cũng “mang thù chuốc oán” đấy chứ chẳng thể đùa đâu.
Còn việc tổ chức đi lại việc của thành phố ông cứ để họ lo, đừng lo thay họ không được đâu. Họ “tự ái” đấy. Mà khi họ tự ái vì ông cứ nghĩ thay làm thay họ là họ ì thần cụ ra là ông thân bại danh liệt đấy. Ông hãy cứ lo việc đi lại trên quốc lộ đi. Làm sao xoay được tiền mở được đường đôi suốt tuyến Bắc Nam để xe khách không phải đối đầu xe tải nữa. Tội nghiệp các oan hồn chết thảm lắm. Riêng việc này tôi chân thành góp ý với ông nên chăng cho đấu thầu tuyến vận tải trên quốc lộ. Chẳng hạn trên quốc lộ I chỉ cho một hãng vận tải có tiềm lực, có danh tiếng trúng thầu và độc quyền vận tải hành khách. Dẹp hết các loại xe dù, các loại chủ xe chỉ có một hoặc hai ba xe luôn chạy nhanh vượt ẩu để bắt khách, mà cái đám xe tải xe container là lũ hung thấn chuyên ngủ gật khi lái xe về đêm đấy ông phải nghĩ cách cùng công an trị bọn này tới bến đi chứ không thì “kéo giảm tai nạn giao thông” chỉ là câu chữ hão huyền thôi.
Xem ra trong rất nhiều giải pháp ông và các cộng sự nghĩ ra chỉ có giải pháp “trảm tướng” nghe chừng hữu hiệu mà thội. Và cũng thật hợp lý vì nó là nhiệm vụ chính của ông và cũng là dịp ông đặt các quan chức vào đúng ghế của mình cho dù cấp trên đã đặt nhầm chỗ. Đấy mới là dấu ấn cá nhân mà người đời ghi nhận.
Lương Kháu Lão
Lập luận của “Thăng tư lệnh” là phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ và kiên quyết thì mới mong giải quyết hai vấn nạn trên nhưng ông Thăng quên mất một điều là ông chỉ là tư lệnh ngành với vai trò rất hạn chế trong cái xã hội có đầy các mối quan hệ đan cài nhau và các cơ chế đang ràng buộc bó tay, bó chân nhau nên nghĩ gần cần phải nghĩ xa nếu không muốn biến mình thành con rối trên chính trường với những mục tiêu phấn đấu về chính trị cao hơn chức bộ trưởng.
Thử kiểm lại một số đề xuất của Thăng tư lệnh xem thử hiệu ứng và kết quả ra sao.
Đổi giờ làm thực ra không có gì mới vì thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra từ mười năm nay nhưng không thực hiện được và Hà Nội cũng “lừng khừng” khi tự mình không muốn quyết mà đẩy “quả bóng” sang chân chính phủ và năm 2012 đã đến mà chưa thấy chính phủ trả lời.
Đi xe buýt chỉ là hành động đánh bóng tên tuổi và sau khi “vi hành” vài lần ông đã phải kêu lên “Đến tôi cũng không thể đi được xe buýt”. Thế thì làm sao cán bộ dưới quyền ông có thể đi xe buýt “làm gương” cho thiên hạ được. Muốn người dân đi xe buýt phải có thêm nhiều xe buýt có chất lượng và có đường cho xe buýt đi nhưng cả hai điều đó lại thuộc thẩm quyền của chính quyền thành phố chứ không phải nơi ông. Trớ trêu thay đúng lúc ông kêu gọi hãy đi xe buýt thì Đài VTV của bạn ông là ông Trần Minh Minh đưa nhiều lần phóng sự về một chiếc xe buýt sập xệ mà người lái xe đã phải dùng cơ lê buộc gá bằng dây thun vào bộ phận phanh để lưu hành theo lịch bắt buộc của Công ty Vận tải nhà nước. Nghe đồn người lái xe này đã bị sa thải khi cung cấp thông tin “chết người” này cho phóng viên?
Ai cũng biết các thành phố lớn đang quá tải các phương tiện cá nhân trong khi đường xá thì quá chật hẹp và đó là nguyên nhân dẫn đến kẹt xe và chết người. Đường phố chật hẹp thì không thể phá đi mở rộng ra vì vướng “quy hoạch” và “thiếu tiền đề bù khi giải phóng mặt bằng”. Cả hai cái vướng này đều do người lãnh đạo gây ra mà thôi. Hãy đi đến các thành phố, thị xã mà xem, chỗ nào cũng thấy làm đường tránh để xe không phải đi vào trung tâm thành phố. Cái đó là do quy hoạch, nhưng chỉ mười năm nữa khi các quan chức mới lên cầm quyền mà lơ là trong khâu quản lý hoặc có mảnh đất nào đó nằm ở mặt tiền có thể mở nhà hàng khách sạn thì hai bên con đường mới sẽ lại mọc lên hai dãy phố mới cho địa phương mình thêm hoành tráng. Căn bệnh cố hữu của tư tưởng tiểu nông và nền kinh tế vỉa hè chỉ ở Việt Nam mới có khó sửa lắm. Ngay nước láng giềng Trung Quốc “bốn tốt” họ đâu có hiện tượng đó.
Không phải do thiếu tiền mà do cái đầu đẻ ra các quy hoạch quái gở đó. Hôm qua có dịp đi đến huyện Văn Lâm Hưng Yên thấy con đường trước khu hành chính của huyện đang được mở rộng như một đại lộ tuy còn dang dở vì không thấy xe máy thi công, như báo trước công trình còn kéo dài không biết dến bao giờ có thể liên hoan mừng công.
Thiếu vốn ư? Có lẽ không phải vì sát bên con đường này là tuyến đưởng sắt Hà Nội – Hải Phòng và người ta đã cho xây và lát vỉa hè khoảng lưu không giữa đường sắt và đường bộ ,dài đến hai cây số, có để cả lỗ trồng cây cho dù lỗ này chỉ cách đường sắt hai, ba mét!
Không biết người ta làm vỉa hè cho người đi bộ hay làm cảnh quan cho khu hành chính huyện Văn Lâm thêm đẹp nhưng ở đây không có nhà dân thì lấy ai đi bộ? Vậy tiền làm vỉa hè này lấy ở đâu ra? Do huyện Văn Lâm bỏ tiền hay do ngành đường sắt bỏ tiền? Chắc huyện thì chả có tiền để chơi sang như vậy. Thế thì tiền của ngành đường sắt thôi. Thay vì làm hàng rào sắt để ngăn người đi qua đường tàu thì họ làm vỉa hè cho đẹp cảnh quan theo yêu cầu của huyện? Tóm lại là tiền không thiếu, khi thích người ta có thể làm tất cả.
Mấy hôm nay báo chí lên tiếng rầm rầm về đề xuất thu phí lưu thông đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải. Lần này không phải danh nghĩa Thăng tư lệnh mà là danh xưng Bộ Giao thông vận tải. Thì cũng rứa thôi. Theo đề nghị thì Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định việc thu phí giao thông đường bộ khi xe cá nhân lưu hành trong hai thành phố lớn. Từ 500.000 đến 2.000.000 đối với xe máy và từ 20 triệu đến 50 triệu đối với xe ô tô nhưng lại miễn trừ đối với xe buýt và xe công vụ – nghĩa là hai loại xe này không phải là thủ phạm gây ách tắc giao thông. Giá mà xe buýt có mồm nhỉ, nó sẽ gân cổ lên cãi “ông đã đi xe buýt của tôi rồi, ông có biết tôi là nguyên nhân chính dẫn đến ách tắc giao thông không mà ông không cho tôi đóng góp tiền xây dựng thành phố?”.
Rất nhiều ý kiến phản đối chủ trương méo mó này trong đó có một ý kiến rất xác đáng. Rằng có thu thế chứ thu cao hơn nữa người dân cũng không bỏ phương tiện cá nhân vì có đủ xe buýt đâu mà đi, tàu điện ngầm thì còn lâu, nhanh cũng phải mười năm nữa. Như vậy có thể thấy trước việc thu phí cao vào nội đô sẽ thất bại cho dù các đại biểu quốc hội có bỏ ngoài tai sự phản đối của dư luận và có “chiều” ủng hộ tư tưởng dám nghĩ dám làm của Bộ trưởng Bộ GTVT.
Thưa ông bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Tên của Bộ của ông đã nói lên hai nhiệm vụ cơ bản của ngành do ông phụ trách. Đó là làm đường cho dân đi và tổ chức việc đi lại của dân. Ông hãy cứ soi hai nhiệm vụ đó mà làm cho tốt đi trước khi nghĩ đến các việc“động trời” khác.
Ông hãy cứ ra roi quất mạnh các chủ đầu tư, các nhà thầu đẩy nhanh và hoàn thành đúng tiến độ các công trình dang dở như ông đã làm với cảng hàng không Đà Nẵng. Tất nhiên là với các công trình do Bộ GTVT làm chủ đầu tư chứ với hai thành phố làm chủ đầu tư thì bó tay.com rồi.
Khi đường trên cao Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến hoàn thành trong quý I năm 2012, khi đường 32 đoạn Nhổn - Cầu Diễn hoàn thành trước Tết âm lịch, khi lối từ cầu Thanh Trì xuống nhập với đường 5 được thiết kế lại hợp lí và mở rộng ra nhanh chóng thì về cơ bản phần ách tắc giao thông do Bộ ông phụ trách đã được giải quyết một cách cơ bản (Xin mở ngoặc giá như các nhà thiết kế nghĩ cho ra lượng xe sẽ lưu thông ở nút giao này nhiều như thế nào chắc họ sẽ không thiết kế dở hơi như thế này trong khi lại đổ bao nhiêu tiền của để xây dựng nút giao đường 5 với đường vào cầu Vĩnh Tuy rất hoành tráng mà chả có xe nào đi vào –Buồn thay!).
Tàu điện ngầm thì hơi khó chứ đường sắt trên cao thì có dự án rồi, chủ đầu tư là Ngành đường sắt tức thuộc Bộ ông trực tiếp quản lý, nhà thầu Trung Quốc cũng có rồi sao dự án cứ ì ạch ra thế. Liệu ông có dám đuổi nhà thầu TQ về nước để chọn nhà thầu khác tử tế hơn hay lại sợ “môi hở răng lạnh”! Lúc này mới là lúc cần bản lĩnh của Bộ trưởng đấy. Chứ trảm mấy thằng “tướng” Việt Nam thì quá dễ tuy cũng “mang thù chuốc oán” đấy chứ chẳng thể đùa đâu.
Còn việc tổ chức đi lại việc của thành phố ông cứ để họ lo, đừng lo thay họ không được đâu. Họ “tự ái” đấy. Mà khi họ tự ái vì ông cứ nghĩ thay làm thay họ là họ ì thần cụ ra là ông thân bại danh liệt đấy. Ông hãy cứ lo việc đi lại trên quốc lộ đi. Làm sao xoay được tiền mở được đường đôi suốt tuyến Bắc Nam để xe khách không phải đối đầu xe tải nữa. Tội nghiệp các oan hồn chết thảm lắm. Riêng việc này tôi chân thành góp ý với ông nên chăng cho đấu thầu tuyến vận tải trên quốc lộ. Chẳng hạn trên quốc lộ I chỉ cho một hãng vận tải có tiềm lực, có danh tiếng trúng thầu và độc quyền vận tải hành khách. Dẹp hết các loại xe dù, các loại chủ xe chỉ có một hoặc hai ba xe luôn chạy nhanh vượt ẩu để bắt khách, mà cái đám xe tải xe container là lũ hung thấn chuyên ngủ gật khi lái xe về đêm đấy ông phải nghĩ cách cùng công an trị bọn này tới bến đi chứ không thì “kéo giảm tai nạn giao thông” chỉ là câu chữ hão huyền thôi.
Xem ra trong rất nhiều giải pháp ông và các cộng sự nghĩ ra chỉ có giải pháp “trảm tướng” nghe chừng hữu hiệu mà thội. Và cũng thật hợp lý vì nó là nhiệm vụ chính của ông và cũng là dịp ông đặt các quan chức vào đúng ghế của mình cho dù cấp trên đã đặt nhầm chỗ. Đấy mới là dấu ấn cá nhân mà người đời ghi nhận.
Lương Kháu Lão
Đường phố mà biết nói năng, thì thằng thăng nổ hàm răng *éo còn...
Trả lờiXóathăng nổ "bất biết" đứa nào phản đối, thăng nổ thích làm cái gì thăng nổ thích.
Trả lờiXóa