Nhãn

31 tháng 1, 2012

315. Vụ Đoàn Văn Vươn - Một bài phân tích cực hay

HOÀNG XUÂN PHÚ



Tiếng nổ ở Tiên Lãng ngày 5/1/2012 đã làm chấn động bốn phương, quá đủ để thức tỉnh những ai còn có thể thức tỉnh. Nó buộc những người có lương tri phải suy nghĩ, để trả lời câu hỏi: Vì sao lại có kết cục bi thảm như vậy? Sẽ còn bi thảm hơn nếu những người cầm quyền không rút ra bài học hợp lý để xử lý đúng vụ này.

Một số người đòi nghiêm khắc xử lý ông Đoàn Văn Vươn và những người liên quan về tội chống người thi hành công vụ. Nhiều người tin rằng gia đình ông Vươn là nạn nhân của cường hào ác bá thời nay, nhưng cũng nghĩ là họ không thể tránh khỏi bị trừng phạt vì đã chống người thi hành công vụ. Ngày 10/1/2012 Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hải Phòng đã phê chuẩn quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hải Phòng, khởi tố bị can đối với ông Đoàn Văn Vươn và 3 người thân về tội giết người, đồng thời khởi tố vợ và em dâu ông Vươn về tội chống người thi hành công vụ.

Hai tiếng “công vụ” cứ lặp lại, vang lên như tiếng chuông dồn dập trong buổi chiều tà, khi cái ác hoành hành, nhân danh công vụ để ức hiếp dân lành, khiến tâm hồn bất an, lương tri bứt rứt. Vì vậy tôi phải gạt bao việc cần kíp sang một bên để viết bài này.

Công vụ hay mạo danh công vụ?

314. Hơn 80 triệu dân VN sắp làm thuê toàn diện cho nhà 3 y tá

Tin cho hay con trai út Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, đã từ Anh trở về Việt Nam để làm cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản ở cơ sở.

Báo Tiền Phong của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong bài 'Góp sức trên quê nhà' đăng ngày 28/1 đưa tin anh Triết, người từng giữ chức Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Anh, đã "được cấp học bổng học tiếp Tiến sỹ, làm giảng viên cùng những cơ hội công việc hấp dẫn khác, nhưng anh chọn trở về".

Bài này sau cũng được báo Dân Trí đăng lại hôm 29/1.


Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết (thứ hai từ trái sang) về làm cán bộ Đoàn từ tháng 11/2011

Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, 23 tuổi, là con trai út của thủ tướng đương nhiệm. Anh có anh trai là Nguyễn Thanh Nghị, 35 tuổi, Thứ trưởng bộ Xây dựng; và chị gái là Nguyễn Thanh Phượng, 32 tuổi, thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bản Việt.

26 tháng 1, 2012

313. TS Vũ Anh Tuấn – bàn về đề xuất thu phí phương tiện của Bộ GTVT

Liên quan đến đề xuất thu phí phương tiện của Bộ Giao thông Vận tải, TS Vũ Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Chính sách giao thông Nhật Bản, giảng viên Khoa Công trình, Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội đã có bài viết chia sẻ quan điểm với VnMedia. Quan điểm này của TS Vũ Anh Tuấn xuất phát trên một nghiên cứu thực tế từ năm 2005 về vấn đề thu phí.

VnMedia xin giới thiệu với bạn đọc bài viết này. Mọi chia sẻ của bạn đọc liên quan đến vấn đề thu phí phương tiện, xin gửi về VnMedia theo địa chỉ: toasoan@vnmedia hoặc thanhhuong@vnmedia.vn.

Cần phải hiểu cho đúng bản chất, vai trò của các loại thuế/phí phương tiện

312. Nguyễn Thanh Giang nói về Trần Mạnh Hảo

Nguyễn Thanh Giang - "Ly Thân", làm tiếng ếch gọi mưa

Tôi không mê thơ Trần Mạnh Hảo đến mức như một thầy dạy hóa nào đó qua lời kể của Đỗ Trường: “Ngày còn đi học, mấy thằng "học sinh cá biệt" chúng tôi luôn bị các thầy cô giáo gọi kiểm tra bài tập đầu giờ. Nhất là mấy môn học thuộc, chúng tôi thay nhau trốn đâu đó, chờ cho thầy cô kiểm tra bài xong, mới xin vào lớp muộn. Nhưng đặc biệt giờ học môn hóa của thầy Lễ, không bao giờ chúng tôi phải trốn. Chẳng phải chúng tôi giỏi giang, hay chăm chỉ làm bài tập ở nhà, vì thầy đọc thơ Trần Mạnh Hảo cho chúng tôi nghe, thay cho kiểm tra bài đầu giờ…. Dần dà cái lửa trong thơ của Trần Mạnh Hảo cháy vào tôi lúc nào không hay, và rồi hình như tôi đã nghiện thơ của ông” (1).

311. Nguyễn Ngọc Già - Cùng suy nghĩ thêm với Ngô Bảo Châu


Vào ngày 8/8/2010, ông Nguyễn Thiện Nhân với tư cách là Phó Thủ tướng Chính phủ đến tận nhà riêng để thăm và ngỏ lời mời GS. Ngô Bảo Châu về Việt Nam làm việc cùng những lời hứa hẹn ưu ái dành cho anh làm cho nhiều người suy nghĩ và có một số ý kiến chân tình khuyên Ngô Bảo Châu cần suy nghĩ chín chắn việc nên về hay không về, nổi lên trong đó là bài viết khá thuyết phục của tác giả Lê Diễn Đức khuyên Bảo Châu cần tránh xa loài sói, cáo đội lốt người đáng để suy nghĩ về những dẫn chứng thực tế việc những người cộng sản nói chung cũng như CSVN nói riêng hành xử với trí thức mà nói không quá tựa như công cụ hoặc chỉ xem họ là "trái chanh" để vắt. Đó là thực tế khó chối cãi trong lịch sử cộng sản thế giới và CSVN. Góp vào những ý kiến chân thành của những người quan tâm đến Việt Nam nói chung cũng như các nhà khoa học nói riêng, tôi xin phép có vài ý kiến.

24 tháng 1, 2012

310. Chí Phèo (ko phải trí thức) mà đóng góp cho Dân chủ cũng tốt chứ sao?

Bạn tự cho là thuộc hạng nào theo cách xếp hạng trí thức của pác ĐTT? Tớ chẳng phải loại nào, đơn giản là làm gì có định nghĩa “trí thức” mà được “trí thức” công nhận?!

Trí thức mà cái gì cũng tốt, cũng cao siêu thì e có mấy người, chắc đa phần là các ông thánh. Tớ làm việc bằng suy nghĩ, tự thấy đủ kiến thức để phân biệt cái tốt cái xấu, tớ cố gắng từng ngày để hoàn thiện mình hơn, làm nhìu việc tốt hơn, cố tránh việc xấu... Có điều kiện tớ cũng sẵn sàng đóng góp cho sự tiến bộ của XH VN, cho dân chủ... Nhưng trước hết tớ phải vì vợ con và chính tớ đã... tớ nghĩ mỗi người chỉ cần đóng góp theo khả năng của mình.

CSVN thắng được Mỹ cũng là do lợi dụng được mọi tầng lớp nhân dân: từ bà mẹ đào hầm nuôi Việt Cộng, đến nhà tư sản chế độ cũ (CS gọi là tư sản yêu nước), đến các nhà trí thức VNCH (CS gọi là trí thức yêu nước)... thía hồi ấy có ai phân hạng rùi lại bắt họ phải thía này phải thía kia ko?

Giờ muốn đấu tranh cho Dân chủ thì phải tận dụng mọi nguồn lực, ko phân biệt này nọ mới chóng đến thành công, mỗi người trí thức đóng góp theo khả năng điều kiện của mỗi người đều đáng quí như nhau phải ko nhỉ? Vì thía thằng nào xếp tớ vào trí này trí nọ hay Chí Phèo trước mặt tớ là tớ VẢ VỠ MỒM.

Đào Tiến Thi - LẠI NÓI VỀ CHUYỆN CHỮ TÂM CỦA NGƯỜI TRÍ THỨC

Nhân chủ đề TÀI và TÂM mà TS. Nguyễn Thị Từ Huy nêu ra (Blog Nguyễn Xuân Diện ngày 21-1-2012 (28 Tết), tôi muốn góp thêm một chút. Trong bài của chị Từ Huy (T.H), chữ “tài” và chữ “tâm” thực tế không phải là “tài” và “tâm” nói chung mà là “tài” và “tâm” của người TRÍ THỨC. Còn bài này chỉ bàn về chữ TÂM của người trí thức mà thôi.

Nhân chị T.H nhắc đến bài thơ Bán Vàng của Nguyễn Duy, nên thay cho mở bài, tôi xin chép hầu quý độc giả một đoạn. (Tôi thuộc bài thơ này ngay khi nó đăng lần đầu ở báo Văn nghệ khoảng 1987 - 1988):

Tâm hồn ta là một khối vàng ròng
Đành đem bán bớt đi từng mảnh nhỏ

22 tháng 1, 2012

309. Rốt cuộc nhà nước Việt Nam có thể phải trả nợ cho Vinashin?

Tác giả: Jonathan Rogers, chuyên mục Captial City, Tạp chí Tài chính Quốc tế

Người dịch: Quang – thành viên ban biên tập Dự đoán kinh tế

Nguồn: International Financing Review, Vietnam may end up paying for Vinashins defaults, 20/1/2012, http://www.ifre.com/vietnam-may-end-up-paying-for-vinashins-default%C2%A0/20045129.article
-----------------------------------------------

CHÚNG TA NGHĨ gì về Việt Nam? Chắc chắn phải là chiến tranh – thứ đã biến đổi nếp suy nghĩ của quốc gia này theo cách hết sức khó hiểu.

Có thể những bộ óc tiểu thuyết sẽ gợi lại tác phẩm Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene trong năm 1950 và giả định của nó rằng Việt Nam sẽ không phát triển tốt dưới chủ nghĩa thực dân hoặc chủ nghĩa cộng sản mà là dưới một “Lực lượng thứ Ba” có cơ sở là sự kết hợp của các truyền thống địa phương.

19 tháng 1, 2012

308. TS NGUYỄN SỸ PHƯƠNG, CHLB ĐỨC - Ai trị được tham nhũng và lạm dụng chức quyền?

Ai muốn trị tham nhũng và ai không mún trị tham nhũng, tham nhũng đã ăn sâu vào mọi hoạt động – đời sống của hơn 80 triệu dân VN chúng ta. Dù mún hay ko, chúng ta cũng đang sống cùng tham nhũng, đồi bại và ... đã và đang dần quen với nó :-( trong 80 triệu dân thì có bao nhiu triệu người nhận thức được thía nào là đúng? trong những người ấy thì có bao nhiu % ủng hộ chống tham nhũng hay thay đổi chế độ?! Chúng ta đã quá khổ trong hàng trăm năm chiến tranh, gần trăm năm dưới chế độ CS, giờ chúng ta đang ốm --- chúng ta sợ cả cơn gió nhẹ mùa xuân huuuuuuu.

Ai lo lắng cho tiền đồ của đất nước không thể không trăn trở với thời cuộc, khi chỉ một quan chức cấp tỉnh như Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng, lương tất tận chỉ dăm ba triệu đồng, nhưng đánh bạc mỗi ván cờ tới 5 tỷ đồng, nhiều gấp trên nghìn lần tiền lương. Số tiền tới nghìn lần đó lấy đâu ra, nếu không phải từ tham nhũng?

Còn nếu vay mượn thì chắc chắn phải liên quan tới chức vụ Phó Giám đốc bảo đảm. Dù lý giải từ nguồn gì đi nữa thì khoản tiền đen trên tựu trung lại đều do chức vụ mà có, nghĩa là  tham nhũng và lợi dụng chức quyền. Nghịch lý còn ở chỗ, vụ đánh bạc kéo dài nhiều năm, cơ ngơi tài sản lừng lững giữa thanh thiên bạch nhật, nhưng mãi tới lúc nợ đến 22 tỷ bị đe doạ tính mạng, phải khai báo, nhà chức trách mới biết hoặc buộc phải biết; đã thế công luận, chính trường và nhà chức trách hầu như không lên tiếng báo động cho cả xã hội, ngoài 1 vài tin tức trên báo chí.

Ở đây không còn là vấn đề của một cá nhân vốn một khi vi phạm pháp luật đã có cơ quan tư pháp xử lý, mà liên quan đến toàn xã hội: Liệu cả nước còn bao nhiêu trường hợp như thế, hay hơn thế, và tương lai có lặp lại? Chỉ khi công luận, chính trường, nhà chức trách lên tiếng, để trả lời được những câu hỏi từ thực tế đó, thì mới có thể nói tới khả năng chống tham nhũng lạm dụng chức quyền và cũng chỉ khi đó mới có thể kỳ vọng về một bộ máy nhà nước trong sạch!

Cùng thời gian trên, ở Đức, Tổng thống Wulff,  rơi vào 1 vụ bê bối kém xa mức độ, tính chất, nhưng có thể khảo sát làm đối chứng, để thấy hết vai trò của công luận, chính trường và nhà chức trách, cùng cơ sở pháp lý cho nó vận hành, đóng vai trò quyết định chống tham nhũng lợi dụng chức quyền như thế nào.

17 tháng 1, 2012

307. Vua Trang Tông là chúa Chổm?

Lê Trang Tông (1533-1548) là vua nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Lê Duy Ninh. Ông còn được dân gian ưu ái cho mỹ danh nghèo nàn chúa Chổm.

Xung quanh cuộc đời vua Lê Trang Tông có nhiều giai thoại dân gian, nhất là giai thoại về thời hàn vi của ông.

Giai thoại

306. Lê Diễn Đức - Nhà báo Hoàng Khuơng, tai ương nghề nghiệp và tình người


Trong mấy ngày qua, dư luận xã hội, đặc biệt là giới báo chí đã có sự quan tâm lớn về vụ phóng viên báo Tuổi Trẻ Hoàng Khương bị cơ quan cảnh sát điều tra bắt giữ và khởi tố về tội “đưa hối lộ”.

Trên cơ sở các thông tin nắm bắt được, chủ yếu từ báo chí hai lề trái và phải, tôi thấy có hai giả thiết: Một, Hoàng Khương đã “gài bẫy” “đưa hối lộ” cho công an để có tư liệu chứng minh cho bài viết. Hai, Hoàng Khương có mục đích cá nhân, lợi dụng vai trò nhà báo, đưa hối lộ để lấy lại xe bị công an giữ, nhưng vì không đạt được kết quả như ý muốn nên đã viết bài tố cáo. 

Sự vụ đang nằm trong vòng điều tra mở rộng nên tôi không muốn bị rơi vào những ngộ nhận, kết luận vội vã dưới góc độ pháp lý.

Bài viết của tôi nhắm vào hai ý: Nên hay không bắt tạm giam nhà báo Hoàng Khương; và phản ứng của các đồng nghiệp.

Việc làm quá đáng

305. Nguyễn Vạn Phú - Nên để Hoàng Khương được tại ngoại

Thông tin trực tiếp về vụ phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ bị bắt tạm giam vì được cho là có tội đưa hối lộ còn quá ít nên không thể đưa ra nhận định gì một cách chắc chắn. Nhưng chung quanh vụ án này đã có nhiều điều có thể khẳng định một cách chắc chắn.

304. Một phụ nữ nghèo trả 80 triệu đồng cho người đánh rơi


Ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó chủ tịch UBND huyện Giồng Trôm (Bến Tre) - tặng giấy khen cho chị Út. Ảnh: Trần Thanh

303. Luật gia TRẦN ĐÌNH THU – đánh giá tổng quát vụ Tiên Lãng

Với những gì “lộ diện” trong vụ cưỡng chế Tiên Lãng hiện nay, chúng tôi xin phép có những đánh giá tổng quát sau đây:

1. Chính quyền chắc chắn biết luật nhưng cố tình làm sai luật

Điều 67 Luật đất đai năm 2003 quy định về việc gia hạn khi đất giao có thời hạn hết hạn như sau:

“Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt”.

Quy định nằm sờ sờ trong văn bản luật cơ bản nhất là Luật đất đai, nhưng chính quyền Tiên Lãng vẫn cưỡng chế thu hồi đất, nên không thể nói là chính quyền địa phương không biết luật mà chắc chắn là họ biết nhưng cố tình làm sai luật.

302. 'Khách sạn cho quạ' và giải pháp chống ùn tắc

Thay vì nghĩ cách "đuổi quạ", ngành giao thông cần có giải pháp cơ bản, bền vững để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn ở Việt Nam cho hôm nay và hàng trăm năm sau nữa.

Quạ là loài động vật được xếp vào loại thông minh nhất trong số các loài động vật trên trái đất. Thậm chí các nhà khoa học còn cho rằng nếu não của quạ lớn như não của con người chúng có thể thông minh hơn con người nhiều lần. Ở Nhật Bản có rất nhiều quạ sinh sống và cũng không ít những câu chuyện phiền toái mà loài chim thông minh này mang đến cho người Nhật.

Một trong những phiền toái đó là câu chuyện của ngành điện Nhật Bản: khi các cột điện cao thế trở thành nơi lý tưởng để xây dựng tổ ấm, các đôi quạ đã mang vật liệu gồm tất cả những thứ chúng kiếm được như vỏ cây, dây điện, vải, lông .., thậm chí cả những cái móc áo bằng kim loại đến phụ vụ cho việc xây tổ. Các công ty năng lượng Nhật Bản đứng trước vấn đề nan giải là mất an toàn trên lưới điện do tổ quạ có thể gây chập điện, rò rỉ điện. Vậy phải làm gì để giải quyết vấn đề này?

301. HUY ĐỨC – Quả bom Đoàn Văn Vươn

Khi lực lượng cưỡng chế huyện Tiên Lãng đến khu đầm, anh Vươn cho nổ trái mìn tự tạo cài dưới một bình gas. Bình gas không nổ. Nhưng, trái mìn tự tạo vẫn gây tiếng vang như một quả bom, “quả bom Đoàn Văn Vươn”. Vụ nổ không chỉ gây rúng động nhân tâm mà còn giúp nhìn thấy căn nguyên các xung đột về đất đai. Quyền sở hữu nói là của “toàn dân”, trên thực tế, rất dễ rơi vào tay đám “cường hào mới”.

Sự Tùy Tiện Của Nhà Nước Huyện

4 tháng 1, 2012

299. Một góc nhìn về tai nạn của tàu Vinalines Queen


Tàu Vinalines Queen, niềm kiêu hãnh của ngành hàng hải Việt Nam

JLN - Sự vô cảm là hể hiện của sự trốn tránh trách nhiệm, rất đặc thù của các cơ quan nhà nước Việt Nam hiện nay.

Trong trường hợp tàu Vinalines Queen (VQ), chắc chắn họ sợ dư luận và gia đình thuyền viên kết tội trách nhiệm của công ty chủ tàu khai thác Vinalines Queen.

Để qui kết trách nhiệm do ai phải biết rõ nguyên nhân và quá trình sự cố xảy ra thế nào. Rất may là đã có 1 thuyền viên thóat nạn và những nguyên nhân tai nạn tàn khốc sẽ dễ được chỉ ra chính xác. Nhưng là người trong ngành có chuyên môn thì ngay lập tức có thể dự đoán nguyên nhân chính nằm ở đâu.

298. Thăng thích nổ - đừng nổ nữa chán lắm roài

Mình cứ thấy mặt Thăng nổ là ghét, BT gì mà chỉ được cái nổ văng mạng, nói bừa, chẳng có chút “chất xám” nào của chính khách cần phải có – thật xấu hổ! còn cấy thu phí giao thông thì có khi là ý của ba y tá ấy chứ - giờ đ’ có xiền thì chúng nghĩ cách cày xiền dân thui. Pác Lương Kháu Lão khen Thăng “trảm tướng” là hiệu quả - sợ pác khen nhầm, Thăng nổ trảm để thế tay chân họ hàng vào các chỗ đó thui, rùi đâu lại vào đó. Vì bản chất của vấn đề các công trình GT chậm là do đ’ có xiền trả nhà thầu, cứ trả xiền tươi đúng hạn thì đến sân bay vũ trụ cũng làm nhanh như gió! Đ’ có xiền + ăn bẩn mịa nó rùi thì công trình chậm chứ sao ==> hay pác ấy khen đểu nhỉ hiiiiii

Lương Kháu Lão (Blog Quê Choa) - Từ ngày lên chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ông Đinh La Thăng đã “gây sốc” trong dư luận bởi những quyết định đầy cá tính của mình như “trảm tướng” khi để chậm thời gian thi công công trình, như cấm cán bộ lãnh đạo giao thông không đi chơi golf trong ngày nghỉ, gương mẫu đi xe buýt và yêu cầu cán bộ Bộ Giao thông đi xe buýt ít nhất mỗi tuần một lần, như đề xuất đổi giờ đi làm và đi học ở hai thành phố lớn để giảm ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, như đề nghị hai thành phố lớn trả lại vỉa hè cho người đi bộ… và mới nhất là đề nghị Chính phủ đề ra quyết định thu phí lưu hành đường bộ ô tô xe máy cũng ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh với mức cao nhất tới 50 triệu đồng/năm.

297. Đào Tuấn - Khi Bộ trưởng "lục túi" người dân

Tháng 11-2011, giữa lúc QH đang bàn thảo chủ trương cắt giảm đầu tư công, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Đinh La Thăng, rất hồn nhiên, đề nghị QH bố trí khoản ngân sách 40.000 tỷ đồng, thu vượt từ dầu thô, cho các công trình trọng yếu của ngành giao thông. Lý giải nguyên nhân, Bộ trưởng Thăng, cũng rất hồn nhiên- "tiết lộ": Hiện Bộ GT-VT không còn tiền để đầu tư hạ tầng.

296. Huy Đức - Án lệ Hoàng Khương

Huy Đức - Sự kiện Hoàng Khương bị bắt, chiều 2-1-2012, rồi sẽ trở thành một trong những trường hợp điển cứu liên quan đến đạo lý và pháp lý trong nghề báo. Từ một hành vi cụ thể – thông qua hai người môi giới, Hoàng Khương đưa 15 triệu cho thượng úy Huỳnh Minh Đức để lấy chiếc xe mô tô bị công an tạm giữ vì “đua xe trái phép” – có hai khả năng xảy ra: Hoàng Khương đưa hối lộ rồi “lợi dụng cương vị của mình để viết bài”; Hoàng Khương đã gài bẫy để làm lộ ra đường dây hối lộ.