Theo: Nguyên Trung Thuan
Động cơ của tôi khi dịch bài này là
cung cấp tư liệu cho nhà nước Việt Nam và những ai muốn nghiên cứu về bối cảnh
ra đời của bản Tuyên bố này, nhằm giúp ích cho việc bảo vệ chủ quyền trên Biển
Đông.
Ngoài ra, từ nghiên cứu này cho thấy quan niệm và cách làm từ phía Trung Quốc rất chu đáo, có tính toán trước sau kĩ càng. Cách làm đáng để cho nhà nước Việt Nam và các nhà nghiên cứu trong nước xem xét, suy nghĩ, hòng tìm ra biện pháp ứng phó cho đích đáng.
Mong lắm thay!!!
NGHIÊN CỨU “TUYÊN BỐ VỀ LÃNH HẢI CỦA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA
NHÂN DÂN TRUNG HOA” NĂM 1958
Tháng Chín 6, 2011
(Luận văn nghiên cứu, không có tên tác giả, được lưu trữ trong Kho lưu trữ Luận văn quốc gia)
Nguồn: http://www.lunwen2.com/New-190.html
Người dịch: Nguyễn Trung Thuần
Đề dẫn nội dung
Căn cứ theo nguyên tắc chủ quyền quốc
gia, trên cơ sở tổng kết lí luận và thực tiễn về quản lí lãnh hải TQ, kết hợp với
thực tế quốc tế và những nguyên tắc của luật quốc tế đã được công nhận, năm
1958, chính phủ TQ đã ra “Tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa”.
Chính văn
Lãnh hải chỉ chủ quyền của các nước
ven biển cùng một vùng biển liền kề nằm ngoài lãnh thổ đất liền và nội thủy của
các nước đó. Nó là phần kéo dài trên biển của lãnh thổ quốc gia, giống như mọi
bộ phận khác thuộc lãnh thổ quốc gia, các nước ven biển được hưởng thẩm quyền độc
quyền về tất cả mọi người và mọi vật trong vùng lãnh hải. Trung Quốc nằm bên bờ
tây Thái Bình Dương, các vùng biển lân cận đại lục và đảo của Trung Quốc thuộc
thẩm quyền và quyền sử dụng hết sức rộng. Để thừa hành một cách có hiệu quả chủ
quyền và thẩm quyền lãnh hải, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ lợi ích biển,
căn cứ theo thực tiễn quốc tế và các nguyên tắc của Luật quốc tế, ngày 4 tháng
9 năm 1958, Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 1 đã họp
Hội nghị lần thứ 100 để phê chuẩn “Tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa” (dưới đây gọi tắt là “Tuyên bố lãnh hải”).
I. Bối cảnh lịch sử và thời đại công bố “Tuyên bố lãnh hải”
Sau năm 1840, trước sự công kích ác
liệt của pháo hạm Phương Tây, các quyền lợi về biển như mở cửa biển ngoài khơi,
quyền vận chuyển ven biển, quyền quản lí cảng, quyền vận chuyển trên sông nội địa…
đều bị tước đoạt sạch: “Các cường quốc đế quốc đã căn cứ vào bản Điều ước bất
bình đẳng để không chế tất cả mọi cảng thông thương,… trọng yếu của TQ. Chúng
khống chế cả hải quan và buôn bán với nước ngoài của TQ, khống chế cả giao
thông (trên biển, trên đất liền, trên sông, và trên không) của TQ” [1]. Trước sự
xâm nhập trên biển của các cường quốc Phương Tây, TQ cũ tuy có có chú ý đến vấn
đề lãnh hải, song chưa hề xây dựng chế độ lãnh hải độc lập một cách thực sự.
Như bản “Điều ước thông thương hữu hảo” được kí kết giữa nhà Thanh với Mêhicô
qui định: “Hai bên đều lấy đường bờ biển đi lại là 3 lectra (tức 9 hải lí) làm
thủy giới, lấy mốc thủy triều hạ làm chuẩn”. “Thủy giới” ở đây xét về chừng mực
nào đó là mang ý nghĩa lãnh hải, song mục đích của nó là: “Thủy giới được thực
hiện bám theo điều lệ hải quan của nước đó, đồng thời tìm mọi cách luồn lách để
buôn lậu, trốn thuế”, [2] Điều này có phần khác với lãnh hải hiểu theo nghĩa hiện
đại. Ở thời kì Dân Quốc thì bệ nguyên si độ rộng lãnh hải và phép phân chia của
các nước Anh, Mĩ… mà qui định phạm vi lãnh hải của TQ là 3 hải lí, tổng số dặm
chống buôn lậu (tức vùng tiếp giáp) là 12 hải lí, phạm vi lãnh hải được tính từ
đường nước đáy (tức đường căn bản thông thường). Độ rộng lãnh hải hẹp như vậy
trên thực tế là bất lợi đối với TQ, bởi vì một quốc gia nghèo nàn lạc hậu như
TQ quyết không thể đi xâm phạm lãnh hải của một cường quốc, còn các cường quốc
thì lại có thể trắng trợn mặc sức muốn làm gì thì làm ở vùng biển gần TQ. Hơn nữa,
do các nhà thống trị TQ cũ thối nát bất tài, ngay cả quyền vận chuyển trên sông
cũng dâng cho các cường quốc Phương Tây, để đến nỗi các đoàn thương thuyền và
quân hạm của nước ngoài không chỉ có thể tự do ngang ngược vào ra vùng lãnh hải
của nước ta, mà còn có thể đi thẳng vào đường sông của TQ. Tình trạng TQ cũ có
biển mà không biết giữ, vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp vô tác dụng đã để lại
cho chúng ta một bài học đau xót.
Sau khi nước TQ mới được thành lập
năm 1949 đã rất coi trọng chủ quyền lãnh hải, đã phế bỏ bản Điều ước bất bình đẳng
thời cận đại, đã bước vào một giai đoạn lịch sử mới về phương diện khai thác, sử
dụng, quản lí lãnh hải…, đã ban bố một loạt chế độ qui định có liên quan đến vấn
đề lãnh hải: (1) Về vấn đề quản lí cảng và giám sát cảng vụ, năm 1954 đã công bố
“Điều lệ tạm thời về quản lí hải cảng”; (2) Về vấn đề quản lí tàu thuyền, năm
1957 đã ban bố “Biện pháp quản lí ra vào cảng của các tàu thuyền có quốc tịch
nước ngoài”; (3) Về vấn đề quản lí eo biển, năm 1956, để bảo đảm sự an toàn cho
sự đi lại ở eo biển Bột Hải, đã ban bố “Qui định về các thương thuyền đi qua đường
thủy Lão Thiết Sơn”; (4) Về vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sản và quản lí
nghề cá trên biển, năm 1955 đã công bố “Mệnh lệnh về khu cấm đánh bắt cá nghề
ngư lưới kéo bánh xe ở Bột Hải, Hoàng Hải và Đông Hải”; (5) Về vấn đề quản lí hải
quan, năm 1951 đã ban bố “Luật hải quan tạm thời của nước CHND Trung Hoa”; (6)
Về vấn đề chủ quyền các đảo ven biển, năm 1951 Chu Ân Lai đã nhấn mạnh trong
“Tuyên bố về Bản phác thảo Hòa ước của Mĩ Anh đối với Nhật và Hội nghị Cựu Kim
Sơn”: “Quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa-ND) và đảo Nam Uy cũng giống như toàn bộ
các quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa-ND), quần đảo Trung Sa, quần đảo Đông Sa,
xưa nay là lãnh thổ của TQ”. Vì thế, nước TQ mới có chủ quyền bất khả xâm phạm
đối với đảo Nam Uy và quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa-ND). Nhân dân TQ cũng quyết
không cho phép chính phủ Mĩ xâm chiếm lâu dài Đài Loan lãnh thổ của TQ; “đồng
thời bất cứ lúc nào cũng không hề từ bỏ trách nhiệm thiêng liêng giải phóng Đài
Loan và quần đảo Bành Hồ”. Năm 1956, người phát ngôn Bộ ngoại giao nước ta đã
nêu rõ trong “Tuyên bố về vấn đề chủ quyền quần đảo Nam Sa (tức Truờng Sa-ND):
“Chủ quyền hợp pháp của TQ đối với quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa-ND) quyết
không cho phép bất kì quốc gia nào xâm phạm với bất cứ cớ gì và sử dụng bất cứ
hình thức nào”. [3] Ngoài những chế độ qui định và tuyên bố đề cập đến vấn đề
lãnh hải đó ra, các học giả chuyên gia khi ấy cũng đã bắt đầu nghiên cứu nghiêm
túc về vấn đề lãnh hải, như chuyên gia về luật hàng hải Ngụy Văn Hán nhấn mạnh
độ rộng lãnh hải của chúng ta “cần đưa ra quyết định sau khi đã có sự xem xét tổng
hợp mọi tình hình về tình trạng cụ thể, quốc phòng và an ninh, phúc lợi nhân
dân… ở vùng ven biển nước ta”, ông cho rằng TQ cần sử dụng Luật về đường căn bản
trực tuyến để hoạch định độ rộng lãnh hải, độ rộng này không nên ít hơn 12 hải
lí. Tháng 12 năm 1957, trước ngày khai mạc Hội nghị lần thứ nhất của Liên Hợp
Quốc tại Giơnevơ, tờ “Nhân dân nhật báo” đã đăng bài viết có nhan đề “Chủ quyền
lãnh hải và tự do công hải”, bác bỏ luận điệu của Mĩ, Anh chủ trương lấy độ rộng
lãnh hải 3 hải lí làm qui phạm chung cho luật quốc tế, nhấn mạnh thực tiễn của
tuyệt đại đa số các nước cho thấy, độ rộng lãnh hải cần do các nước ven biển
căn cứ theo tập quán lịch sử, lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia của mình mà tự
do quyết định”. [4] Các biện pháp quản lí về lãnh hải ở thời kì đầu dựng nước
và thành quả nghiên cứu về vấn đề lãnh hải của các học giả chuyên gia đã cung cấp
những cơ sở lí luận nhất định cho việc phát biểu “Tuyên bố lãnh hải” của nước
ta năm 1958.
Xét từ những nguyên nhân trực tiếp
trong hiện thực, sau khi nổ ra cuộc Chiến tranh Triều Tiên, nước Mĩ đã quyết định
dùng vũ lực để ngăn cản TQ đại lục giải phóng Đài Loan, đã ra lệnh cho Hạm đội
7 hải quân tiến vào eo biển Đài Loan. Khi cuộc Chiến tranh Triều Tiên kết thúc,
nước Mĩ không những vẫn tiếp tục nằm ỳ lại ở Đài Loan, mà còn liên tục phái
quân hạm xâm nhập trắng trợn vào các khu vực ven biển như Hạ Môn…, đồng thời điều
máy bay chiến đấu hải quân xâm nhập vùng trời lãnh hải của các tỉnh Phúc Kiến,
Quảng Đông…, mở rộng phạm vi xâm lược đối với nước ta. Sự khiêu khích quân sự lộ
rõ này của nước Mĩ là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh hải của nước
ta, về việc này, chính phủ nước ta đã nhiều lần đưa ra lời cảnh báo và khiển
trách nặng nề. Có thể thấy, bản “Tuyên bố lãnh hải” do TQ công bố năm 1958 chủ
yếu là nhằm vào việc Mĩ đã dùng vũ lực để xâm chiếm Đài Loan một cách phi pháp,
tạo nên cục diện căng thẳng ở eo biển Đài Loan, để tỏ rõ thêm cho toàn thế giới
biết thái độ và lập trường về vấn đề lãnh hải của chính phủ TQ mới. Ngoài ra, một
số ngư thuyền hiện đại của các nước như Nhật Bản… khi ấy còn thường xuyên tới
đánh bắt cá bất hợp pháp ở ngư trường TQ, chính phủ TQ tuy đã lên án, nhưng họ
vẫn nhắm mắt làm ngơ. Do chưa có căn cứ luật pháp, nên rất khó trừng phạt cho
thật thích đáng.
Xét từ phương diện quốc tế, một mặt,
một vài cuộc hội nghị quốc tế khi ấy đã định ra các văn bản luật pháp về vấn đề
lãnh hải, như Hội nghị pháp điển hóa Luật quốc tế La Hay năm 1930 đã đưa ra bản
báo cáo về “Địa vị luật pháp của lãnh hải”, Hội đồng Luật quốc tế từ năm 1950-1956
đã soạn ra bản dự thảo cho Công ước Luật biển, đặc biệt là bản “Công ước về
lãnh hải và vùng tiếp giáp” được thông qua tại Hội nghị về biển lần thứ nhất của
Liên Hợp Quốc tổ chức ở Giơnevơ từ tháng 2-4 năm 1958 đã xác nhận quyền kiến lập
lãnh hải của các nước bằng hình thức điều ước quốc tế, điều này đã cung cấp một
căn cứ luật quốc tế nhất định cho việc công bố bản “Tuyên bố lãnh hải” của TQ.
Mặt khác, các nước Thế giới thứ 3 khi ấy đã triển khai cuộc đấu tranh đòi mở rộng
chủ quyền lãnh hải, năm 1947, lần đầu tiên các nước Chilê, Braxin đã nổi dậy đấu
tranh giành lại và bảo vệ chủ quyền biển 200 hải lí, tiếp đến là các nước Côxta
Rica, Xanvađo … cũng lần lượt đưa ra các yêu cầu tương tự, đã xuất hiện một
trào lưu lịch sử đòi mở rộng chủ quyền và quyền quản lí của các nước ven biển
ra phía biển. Năm 1954, các nước Êcuađo, Mêhicô… còn áp dụng một loạt các biện
pháp thực tế để bảo vệ lãnh hải và tài nguyên cá của nước mình, kiên quyết lên
án, bắt giữ và phạt tiền ngư thuyền của các cường quốc biển tự ý đột nhập vào
vùng lãnh hải và phạm vi quản lí của nước mình, tất cả những điều này đã cung cấp
kinh nghiệm quí báu cho việc công bố bản “Tuyên bố lãnh hải” của TQ.
II. Nội dung chủ yếu của “Tuyên bố lãnh hải”
Bản “Tuyên bố lãnh hải” năm 1958 chủ
yếu đưa ra mấy qui định cơ bản cho chế độ lãnh hải của TQ mới như sau:
Thứ nhất, về vấn đề độ rộng lãnh hải.
Độ rộng lãnh hải là chỉ cự li nằm
trong khoảng từ đường căn bản đo lường lãnh hải cho đến đường tối ngoại vi của
nó. Về điều này, “Tuyên bố lãnh hải” qui định: Độ rộng lãnh hải của nước CHND
Trung Hoa là 12 hải lí. Qui định này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước CHND Trung
Hoa, bao gồm phần đất TQ trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan tách
biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả cùng các đảo phụ cận, quần đảo
Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa-ND), quần đảo Trung
Sa, quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa-ND) khác thuộc TQ. “Qui định này là thể hiện
chủ quyền quốc gia, hoàn toàn phù hợp với lợi ích của nhân dân TQ, và cũng phù
hợp với chuẩn tắc của Luật quốc tế đã được công nhận khi ấy. Song, một vài nước
đế quốc lúc đó lại cho rằng độ rộng lãnh hải 12 hải lí của nước ta là “không thể
chấp nhận được”, chẳng hạn như Mĩ cương quyết không thừa nhận “Tuyên bố lãnh hải”
của nước ta, cho rằng luật quốc tế chỉ thừa nhận độ rộng 3 hải lí, TQ không có
quyền qui định độ rộng 12 hải lí. Anh cũng bày tỏ không thừa nhận lãnh hải trên
3 hải lí, đồng thời đã gửi công hàm tới chính phủ nước ta để biểu thị sự bất đồng.
Cách nói và cách làm này của các nước Anh, Mĩ là không có chút đạo lí, là can
thiệp thô bạo vào chủ quyền TQ.
Bất cứ quốc gia nào cũng có quyền xác
định độ rộng lãnh hải của mình: (1) Với tư cách là một hành vi chủ quyền của quốc
gia, độ rộng lãnh hải được các nước ven biển xác định một khi đã tuyên bố là liền
lập tức có hiệu lực, không cần phải có sự thừa nhận của các nước, các nước cũng
không có quyền giải thích, chủ trương này thực tế là dựa trên quan điểm như
sau: Chủ thể của luật quốc tế chủ yếu là các quốc gia có chủ quyền, bất cứ ai
cũng không có quyền hạn chế chủ trương này. (2) Lãnh hải của một nước rút cục
nên rộng bao nhiêu, khi ấy giữa các nước chưa hề đi đến hiệp thương thống nhất,
lâu nay luật quốc tế cũng chưa có qui định thống nhất về độ rộng lãnh hải, các
nước xưa nay cũng đều tự chủ xác định độ rộng lãnh hải cho nước mình. (3) Điều
kiện tự nhiên ở ngoài khơi các khu vực trên thế giới là không giống nhau, tình
trạng tiếp giáp vùng biển của các nước cũng hết sức đa dạng, nhu cầu phát triển
kinh tế và an ninh quốc gia của các nước cũng có sự khác biệt, vì thế, đòi hỏi
tất cả các quốc gia đều có độ rộng lãnh hải như nhau cũng chẳng khác nào như
nói điều kiện địa lí của tất cả các quốc gia là như nhau, đây là điều cực kì nhảm
nhí. (4) Các nước ven biển có quyền xác định hợp lí độ rộng lãnh hải của mình
trên cơ sở xem xét các nhân tố lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, quốc phòng… cùng
lợi ích hợp pháp của các quốc gia lân cận và sự tiện lợi trong vận chuyển quốc
tế.
3 hải lí không phải là giới hạn duy
nhất cho độ rộng lãnh hải như Mĩ, Anh đã rêu rao, và cũng không phải là qui chuẩn
được luật quốc tế tiếp nhận phổ biến. (10) Trong lịch sử, có rất nhiều các thuyết
pháp khác nhau về độ rộng lãnh hải, như thuyết lộ trình hàng hải, thuyết tầm
nhìn, thuyết tường vây cửa khẩu, thuyết tầm bắn đại bác…, độ rộng 3 hải lí
trong đó được bắt nguồn từ thuyết tầm bắn đại bác. Năm 1703, nhà luật học Hà
Lan Bynkershoek đề xuất khống chế độ rộng ngoài khơi cho các nước ven biển theo
giới hạn là tầm bắn đại bác, tầm bắn đại bác khi ấy là 3 hải lí, vì thế, năm
1782, nhà luật học Italia Galindo Jani kiến nghị lấy 3 hải lí làm độ rộng lãnh
hải. Về sau, các nước Anh, Mĩ đã dựa theo ý tưởng này mà lần lượt thực hiện độ
rộng lãnh hải 3 hải lí. Song, vũ khí hiện đại đổi mới từng ngày, ngày càng phát
triển theo hướng tinh vi, tầm xa và thông minh hơn. Ngoài ra, sự phát triển kĩ
thuật trong phương diện vận chuyển hàng hải cùng những tiến bộ kĩ thuật trong
các phương diện khác không thể không có sự ảnh hưởng lớn đến qui chuẩn 3 hải
lí, vì thế thuyết 3 hải lí đã lỗi thời từ lâu. (2) Do tình trạng bờ biển cùng
các loại lợi ích của từng nước không giống nhau, cho nên đồng thời tồn tại với
giới hạn độ rộng lãnh hải 3 hải lí khi ấy còn có mấy loại sau: Thực hành độ rộng
lãnh hải 3 hải lí ở các nước như Đan Mạch…; thực hành độ rộng lãnh hải 6 hải lí
ở các nước như Hi Lạp…; thực hành độ rộng lãnh hải 9 hải lí ở các nước như
Mêhicô…; thực hành độ rộng lãnh hải 12 hải lí của các nước như Liên Xô…; thực
hành độ rộng lãnh hải 15 hải lí ở các nước như Êcuađo…; thực hành độ rộng lãnh
hải 200 hải lí ở các nước như Xanvađo… Qua đây có thể thấy, độ rộng lãnh hải ở
các nước hết sức thiếu thống nhất, độ rộng 3 hải lí chỉ là một loại chủ trương
của các cường quốc biển, không thể lấy đó để phủ nhận hoặc phản đối tính hợp
pháp của các độ rộng lãnh hải trên 3 hải lí. (3) Sau khi Đại chiến thế giới II
kết thúc, các nước mới nổi giành được độc lập dân tộc thường chủ trương lãnh hải
rộng hơn, nhằm đạt mục đích bảo vệ an ninh của nước mình, bảo về nguồn tài
nguyên biển, phát triển nền kinh tế cho nước mình. Trước tình tình ấy, số nước
chủ trương lãnh hải 3 hải lí đã dần dần giảm bớt, còn số nước chủ trương 12 hải
lí lại đang tăng lên. Tính đến thời điểm TQ công bố “Tuyên bố lãnh hải” năm
1958, đã có 15 nước trên thế giới tuyên bố 12 hải lí như Liên Xô, Inđônêxia…,
vì thế chính phủ nước ta dĩ nhiên cũng có quyền lợi và căn cứ đầy đủ để qui định
độ rộng lãnh hải cho mình là 12 hải lí.
Việc các nước Mĩ, Anh vẫn giữ nguyên
độ rộng lãnh hải 3 hải lí chật hẹp thực chất là sự phản ánh của chính sách thực
dân cũ. Đa số các nước giữ nguyên độ rộng lãnh hải 3 hải lí trên thế giới khi ấy
đều là những cường quốc hải quân có lực lượng hải quân hùng hậu, từng tiến hành
những họat động rộng lớn trên biển, địa bàn của những cường quốc biển này nguời
khác không thể tới và cũng không dám tới, còn địa bàn của người khác thì các hạm
đội của họ lại muốn tới lúc nào cũng được. Ngoài ra, họ có được lợi ích trên biển
đã có, nên cần phải duy trì hết mức có thể độ rộng lãnh hải hạn hẹp nhằm bảo đảm
giữ những vùng biển cả lớn nhất làm nơi cho tàu tuần tiễu trên biển của mình.
Vì thế, việc Mĩ, Anh phản đối các nước khác mở rộng độ rộng lãnh hải tuyệt đối
không hề xuất phát từ điều gọi là lợi ích vận chuyển quốc tế, mà là có mưu đồ
tiếp cận ở hạn độ lớn nhất với bờ biển của nước khác, cướp đoạt tài nguyên
thiên nhiên dưới nước của những nước này, tiến hành khiêu khích quân sự cùng những
hành động đối địch khác. Nước Mĩ khi ấy liên tục điều các quân hạm và máy bay
xâm nhập lãnh hải và vùng trời lãnh hải của TQ, tiến hành chiến tranh khiêu
khích và mở rộng phạm vi xâm lược, chính là họ đã dùng tôn độ rộng lãnh hải 3 hải
lí làm sự chú giải tốt nhất cho luật vàng.
Thứ hai, về vấn đề đường căn bản lãnh
hải.
Để định rõ phạm vi lãnh hải, thường
phải xác định một đường khởi điểm để đo độ rộng lãnh hải, tức đường căn bản
lãnh hải (cũng chính là giới hạn trong của độ rộng lãnh hải). Đường căn bản
lãnh hải đo hướng vào đất liền là nội hải của quốc gia, còn đường căn bản lãnh
hải đo hướng ra biển là vùng biển. Đường căn bản lãnh hải có đường căn bản bình
thường và đường căn bản trực tuyến. Hai phương pháp này phản ánh sự khác biệt về
tình trạng địa lí bờ biển: Nếu bờ biển có phân giới biển và đất liền rõ, đường
bờ biển tương đối bằng phẳng, thì thường áp dụng phương pháp đường căn bản bình
thường, tức lấy đường đáy nước làm đường căn bản. Nếu
bờ biển quá khúc khuỷu, ven bờ lại có nhiều đảo thì thường dùng cách lựa chọn một
vào điểm căn bản trên đất liền ven biển và trên các đảo, cứ từng 2 điểm căn bản
lại vạch thành từng đường trực tuyến, nối các đường trực tuyến này lại sẽ tạo
thành đường căn bản, đó cũng chính là phương pháp đường căn bản trực tuyến.
Bản “Tuyên bố lãnh hải” của nước ta năm 1958 tuyên bố không dùng đường đáy nước
(tức đường căn bản bình thường) của TQ làm đường khởi điểm, mà áp dụng phương
pháp đường căn bản trực tuyến: “Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ
biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản
của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, phần biển 12 hải
lý tính từ các đường căn bản là lãnh hải của TQ”. Phương pháp đường căn bản trực
tuyến này phù hợp với tình trạng thực tế bờ biển gập ghềnh khúc khuỷu, nhiều đảo
ngoài khơi của TQ là hết sức hợp lí.
Do điều kiện địa lí của từng quốc gia
không giống nhau, không thể định ra một phương pháp tính toán thống nhất để
dùng cho tất cả mọi quốc gia, cho nên mỗi quốc gia cũng có thể quyết định
phương pháp tính toán cho mình giống như khi quyết định độ rộng lãnh hải. Chúng
ta áp dụng phương pháp đường căn bản trực tuyến không chỉ thừa hành một cách hợp
lí chủ quyền không thể tước đoạt của mình, mà còn phù hợp với cả thực tiễn quốc
tế và luật quốc tế. Ngay từ năm 1812, Na Uy đã xem xét đến tình trạng bờ biển đặc
biệt khúc khuỷu của nước mình, đã xác nhận luôn phương pháp tính này này trong
“Thông báo Hoàng gia”, đồng thời năm 1935, trong Nghị định Hoàng gia, quốc
vương đã áp dụng phương pháp đo này để xác định phạm vi vùng cá của Na Uy. Do
vùng biển bao quanh đường căn bản trực tuyến là vùng đánh cá trước đó của Anh,
cho nên Anh đã ra sức phản đối phương pháp tính này. Sau đó, hai nước đã đưa
tranh chấp ra Tòa án quốc tế, năm 1951 Tòa án quốc tế phán quyết phương pháp hoạch
định vùng đánh bắt cá của Na Uy là không vi phạm luật quốc tế, điều này đã xác
nhận tính hợp pháp của phương pháp đường căn bản trực tuyến. Kể từ đó, các nước
Aixơlen, Inđônêxia… cũng lần lượt áp dụng phương pháp tính này. Do phương pháp
tính này tương đối thuận tiện, hơn nữa lại được các nước áp dụng ngày càng nhiều
hơn so với phương pháp đường căn bản bình thường để mở rộng diện tích nội hải
và lãnh hải thuộc chủ quyền quản lí quốc gia. Năm 1958, bản “Công ước về lãnh hải
và vùng tiếp giáp” được thông qua tại Hội nghị biển lần thứ nhất của Liên Hợp
Quốc đã khẳng định phương pháp tính này dưới hình thức điều ước quốc tế: Gặp phải những chỗ sâu thụt lồi lõm ở đường bờ biển hoặc
những bờ biển sát đảo, thì khi vạch đường căn bản làm điểm khởi đầu tính độ rộng
lãnh hải có thể áp dụng phương pháp các điểm thỏa đáng nối liền các đường căn bản
trực tuyến. Dĩ nhiên TQ cũng có thể căn cứ theo nhu cầu và diện mạo địa
lí ven biển của mình để sử dụng phương pháp đường căn bản trực tuyến để hoạch định
độ rộng lãnh hải cho mình.
Thứ ba, về vấn đề nội hải của TQ.
Nội hải còn gọi là nội thủy, chỉ vùng
biển nằm bên trong đường căn bản lãnh hải của một nước, cũng giống như lãnh thổ
trên đất liền, nội hải là một bộ phận cấu thành của các nước ven biển, có địa vị
luật pháp tương đồng với lãnh thổ đất liền. “Tuyên bố lãnh hải” của nước ta năm
1958 qui định: “Vùng biển nằm bên trong đường căn bản, bao gồm vịnh Bột Hải, eo
biển Quỳnh Châu, đều là nội hải của TQ. Các đảo nằm bên trong đường căn bản,
bao gồm các đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, đảo Mã Tổ Liệt, đảo Bạch Khuyển Liệt, đảo
Chim, đảo Đại Tiểu Kim Môn, đảo Đại Đảm, đảo Nhị Đảm, đảo Động Đính, đều là đảo
nội hải của TQ.” [5] Ở đây có hai vấn đề cần thuyết minh rõ:
Về vấn đề vịnh Bột Hải: (1) Luật quốc
tế cho rằng các vịnh biển mà bờ biển thuộc lãnh thổ của một nước có thể được
coi là nội hải của nước ven biển, như bản “Công ước về lãnh hải và vùng tiếp
giáp” được thông qua tại Hội nghị biển lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc năm 1958
qui định: Nếu độ rộng cửa vịnh của vịnh biển không quá 24 hải lí, thì vùng biển
được đường phong bế cửa vịnh bao quanh là nội hải; nếu độ rộng cửa vịnh quá 24
hải lí, thì vùng biển được đường căn bản trực tuyến bao quanh rộng 24 hải lí
trong vịnh mới là nội hải, song qui định này không phù hợp với những “vịnh mang
tính lịch sử”. (2) Vịnh biển mang tính lịch sử là chỉ những vịnh biển mà bờ biển
thuộc về một nước, nước ven biển ấy thừa hành chủ quyền lâu dài với vịnh biển
này, đồng thời được các nước khác chấp thuận hoặc mặc nhiên công nhận, bất kể độ
rộng cửa vịnh đó có quá 24 hải lí hay không cũng đều được coi là nội hải của
các nước ven biển, như năm 1957 Liên Xô tuyên bố vịnh Đại Pite (Большой Питер)
là vịnh biển mang tính lịch sử, độ rộng cửa vịnh tới 110 hải lí. Vịnh Bột Hải
chính là vịnh biển mang tính lịch sử của TQ, điều này có thể chứng minh bằng một
sự thực lịch sử: Năm 1864, khi nước Phổ đánh nhau với Đan Mạch ở Châu Âu, công
sứ Phổ là Von Rehfues đã đáp quân hạm bắt 3 thương thuyền của Đan Mạch tại vịnh
Bột Hải. Khi ấy, triều nhà Thanh cho rằng sự việc này xảy ra ở “nội dương do TQ
trực tiếp quản lí” (tức nội hải của TQ), “không phải là mặt biển công cộng của
các nước”, “là tước đoạt lộ liễu chủ quyền của TQ”, đồng thời dẫn chứng luật quốc
tế khi ấy đã dịch ra tiếng Trung để đưa ra kháng nghị, đây “không thuộc trách
nhiệm của Đan Mạch, mà thực ra là TQ bảo vệ quyền lợi của mình”. Trước sự uy híếp
của bản kháng nghị lấy luật quốc tế làm nguyên tắc cùng việc triều đình nhà
Thanh không chịu tiếp đãi công sứ Đan Mạch, Von Rehfues đã gửi công hàm “Tự nhận
tội tại nước Phổ”, rồi phóng thích 3 thương thuyền của Đan Mạch. [6] Sự việc
này đã thuyết minh một cách đầy đủ vịnh Bột Hải từ xưa đến nay là thuộc chủ quyền
của nước ta, chịu sự điều khiển và quản lí hữu hiệu của chính phủ TQ, từ lâu đã
được công nhận là nội hải của TQ. (3) Xét từ đặc điểm địa lí của vịnh Bột Hải,
cửa vịnh của nó tuy tới 45 hải lí, nhưng cửa vịnh lại có một loạt đảo sắp xếp
thành quần đảo đền đảo…, tạo thành 8 cửa vào, một cửa vịnh trong số đó cũng rộng
không quá 22,5 hải lí, trong vòng 24 hải lí, ngay cả có căn cứ theo qui định về
đường phong bế 24 hải lí trong “Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp” được
thông qua tại Hội nghị biển lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc năm 1958, toàn bộ
vùng nước vịnh Bột Hải cũng cần được coi là nội hải của nước ta. Ngoài ra, nước
ta áp dụng phương pháp đường căn bản trực tuyến, dùng những đảo này làm điểm
căn bản để hoạch định đường căn bản trực tuyến cũng có nghĩa là hoạch định luôn
vịnh Bột Hải là nội hải của nước ta, vì thế bất luận là xét về mặt luật pháp, về
mặt lịch sử hay về mặt địa lí, vịnh Bột Hải cũng vẫn là nội hải của nước ta.
Về vấn đề eo biển Quỳnh Châu: (1) Xét
từ mối quan hệ giữa các vùng biển eo biển với các nước ven biển, eo biển được
chia thành các loại eo biển nội hải, eo biển lãnh hải và eo biển phi lãnh hải.
Eo biển nội hải chỉ eo biển có hai bờ cùng thuộc về lãnh thổ đất liền của một
nước, đồng thời nằm vào bên trong đường căn bản lãnh hải của nước ấy. Eo biển nội
hải, cũng giống như các vùng biển khác nằm bên trong đường căn bản, là nội thủy
của một nước, nước ấy có quyền quản lí và quyền chi phối độc quyền đối với nó,
eo biển Quỳnh Châu chính là thuộc loại eo biển nội hải như vậy. (2) Eo biển Quỳnh
Châu về mặt lịch sử luôn nằm dưới chủ quyền quản lí của Trung Quốc và trở thành
một bộ phận cấu thành không thể chia cắt của lãnh thổ Trung Quốc, hơn nữa quyền
quản lí này xưa nay chưa từng gây tranh cãi. Sau khi nước Trung Quốc mới được
thành lập, eo biển Quỳnh Châu luôn được quản lí với tư cách là eo biển nội hải,
trong “Tuyên bố lãnh hải” năm 1958 đề cập đến eo biển này chỉ là muốn nhắc lại
một sự thật: Với tư cách là một đường thủy hẹp (rộng khoảng 9,8-19 hải lí) có
hai bờ hoàn toàn thuộc về lãnh thổ Trung Quốc, eo biển Quỳnh Châu là đường thủy
thuận tiện của nội hải Trung Quốc, Trung Quốc có quyền cấm tàu thuyền nước
ngoài, đặc biệt là tàu quân sự nước ngoài đi qua . Nhưng khi ấy một số cường quốc
biển lại thường viện dẫn phán quyết của Tòa án quốc tế năm 1949 đối với “Corfu
Channel Incident” để làm căn cứ luật pháp cho các tàu quân sự có quyền đi qua
eo biển Quỳnh Châu, điều này là hết sức vô căn cứ. Eo biển Corfu là eo biển nằm
giữa Anbani và Hi Lạp được sử dụng làm eo biển vận chuyển hàng hải quốc tế, năm
1946, quân hạm Anh khi đi qua bờ phía Anbani đã bị phía Anbani cho là chưa được
sự phê chuẩn trước, vì thế đã bắn đạn pháo vào quân hạm Anh. Sau sự việc này,
hai nước đã đệ trình tranh chấp lên cho Tòa án quốc tế phán quyết, năm 1949,
trong bản phán quyết của mình, Tòa án quốc tế đã cho rằng vào thời bình, các nước
có quyền đưa tàu quân sự của mình đi qua không phạm tội các eo biển được dùng
làm đường vận chuyển hàng hải quốc tế ở giữa hai vùng biển mà không cần phải được
phê chuẩn trước. Qua đây có thể thấy, eo biển Corfu là eo biển được dùng làm đường
vận chuyển hàng hải quốc tế nối liền vùng biển giữa hai quốc gia, còn cả hai bờ
của eo biển Quỳnh Châu thì đều thuộc về Trung Quốc, đồng thời nằm bên trong đường
căn bản lãnh hải, thuộc về nội hải, địa vị pháp luật của cả hai bờ là như nhau,
không thể đánh đồng làm một. Ngoài ra, vị trí của eo biển Quỳnh Châu không tạo
thành yếu lộ hoặc đường thông duy nhất cho giao thông trên biển quốc tế, phía
ngoài eo biển có đường hàng hải cũng thuận tiện về hàng hải và đặc điểm thủy
văn, vì thế, eo biển này về bất cứ ý nghĩa nào cũng đều không thể tạo thành eo
biển được dùng làm đường vận chuyển hàng hải quốc tế. (3) Để chăm lo cho sự thuận
lợi về vận chuyển hàng hải của đất nước, đồng thời lại phải bảo đảm được sự an toàn
về mặt quốc phòng, Trung Quốc cho phép tàu buôn nước ngoài được đi qua eo biển
theo những điều kiện và sự quản lí nhất định. Tháng 6 năm 1964, Quốc vụ viện đã
công bố “Điều lệ về quản lí tàu thuyền phi quân dụng có quốc tịch nước ngoài được
đi qua eo biển Quỳnh Châu”, nhấn mạnh “căn cứ theo Tuyên bố về lãnh hải của
chính phủ nước CHND Trung Hoa, eo biển Quỳnh Châu là nội hải của Trung Quốc, tất
cả mọi tàu thuyền quân dụng có quốc tịch nước ngoài đều không được đi qua. Tất
cả mọi tàu thuyền quân dụng có quốc tịch nước ngoài nếu như cần đi qua, đều buộc
phải xin phép theo qui định trong bản Điều lệ này.” [5] (pp. 89~90) Qui định này đã có tác dụng tích
cực trong việc bảo vệ chủ quyền nội hải, củng cố quốc phòng, phát triển buôn
bán quốc tế của nước ta.
Thứ tư, về vấn đề qua lại lãnh hải.
Tàu thuyền nước ngoài không có quyền
đi vào nội hải của một nước, tàu thuyền nước ngoài được hưởng quyền đi qua
không phạm tội ở cả trong và ngoài lãnh hải. “Tuyên bố lãnh hải” năm 1958 của
nước ta qui định: “Tất cả các máy bay và tàu quân dụng của nước ngoài, chưa được
phép của chính phủ nước CHND Trung Hoa, đều không được đi vào lãnh hải và vùng
trời lãnh hải của Trung Quốc. Bất cứ tàu thuyền nước ngoài nào đi vào vùng lãnh
hải của Trung Quốc cũng đều phải tuân thủ các pháp lệnh có liên quan của chính
phủ nước CHND Trung Hoa”. [5] (pp. 1~2) cũng có nghĩa là Trung Quốc thừa nhận và tôn trọng qui định
về đi qua không phạm tội trong lãnh hải của Luật biển quốc tế, nhưng phải ứng xử
khác nhau tùy theo tính chất không giống nhau của tàu quân sự và tàu buôn.
Vì lợi ích của vận chuyển hàng hải quốc
tế, các tàu buôn nước ngoài có thể tự do đi qua không phạm tội lãnh hải của
Trung Quốc theo thông lệ Luật quốc tế, đi qua không phạm tội chỉ việc tàu buôn
nước ngoài, với điều kiện không gây tổn hại đến hòa bình, an ninh và trật tự của
các nước ven biển, đồng thời tuân thủ các mọi luật pháp và qui định có liên
quan, có quyền tiếp tục dừng lại để đi qua thật nhanh lãnh hải của một nước, mà
không cần phải được sự chấp thuận của nước ấy.
Việc đi lại của tàu quân sự không hề
là cần thiết cho vận chuyển hàng hải vì sự nghiệp hòa bình nói chung, cho nên,
các tàu quân sự đi qua lãnh hải không phạm tội không hề là đòi hỏi cho “lợi ích
chung” của sự giao lưu quốc tế. Nhưng tàu quân sự Mĩ khi ấy lại tự động xâm nhập
vào lãnh hải nước ta dưới sự che đậy của điều gọi là “quyền đi qua không phạm tội”
giống như với tàu buôn, đồng thời tuyên truyền một cách lừa bịp rằng “quyền đi
qua không phạm tội” phù hợp với cả tàu quân sự. Thực ra luận điệu này là hết sức
sai lầm, là hùn sức cho việc thực thi bá quyền trên biển của họ: (1) Tàu quân sự
đi qua lãnh hải gây hiểm họa tiềm tàng cho an ninh của các nước ven biển, không
thể đánh đồng với việc đi qua lãnh hải của tàu buôn thông thường, sao có thể
nói đến chuyện đi qua “không phạm tội”, vì thế, việc muốn cho các nước có liên
quan không có phản ứng trước việc có thể có những hạm đội nước ngoài mang lòng
thù địch đi qua ngoài khơi của mình là không công bằng, ngay cả những tàu quân
sự nước ngoài được một số nước cho phép đi qua không phạm tội ở vùng lãnh hải của
họ cũng là dựa trên sự nhân nhượng quốc tế, không hề giống với thông lệ quốc tế
của các tàu buôn đi qua lãnh hải, nên không thể lấy việc tàu buôn được quyền đi
qua lãnh hải nước khác là lí do để biện giải cho quyền tàu quân sự được đi qua.
(2) Theo nguyên tắc chủ quyền quốc gia, nước bên bờ hoàn toàn có quyền quyết định
xem có cho phép tàu quân sự nước ngoài được đi vào lãnh hải nước mình hay
không. Thực tế, rất nhiều nước (như Bungari…) đã phản đối quyền tàu quân sự được
đi qua không phạm tội, mà chủ trương thực hành chế độ phê chuẩn hoặc thông báo
trước. (3) Xét từ góc độ luật quốc tế, người ta thường cho rằng tàu quân sự đi
qua lãnh hải cần phải được sự chấp thuận trước của nước ven biển, như Hội nghị
La Hay về pháp điển hóa Luật quốc tế năm 1930 và Ủy ban Luật quốc tế năm 1956 đều
nhấn mạnh việc tàu quân sự nước ngoài đi qua lãnh hải phải được sự chấp thuận
hoặc thông báo trước của nước bên bờ, nhưng “Công ước về lãnh hải và vùng tiếp
giáp” được thông qua tại Hội nghị biển lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc năm 1958
thì lại qui định mù mờ rằng tất cả mọi tàu thuyền đều có quyền đi qua không phạm
tội ở các vùng lãnh hải. Một số quốc gia cho rằng từ “tàu thuyền” bao gồm cả
tàu thuyền quân dụng để ủng hộ cho việc các tàu quân sự được hưởng quyền đi qua
không phạm tội, một số quốc gia khác thì cho rằng từ “tàu thuyền” chỉ chỉ tàu
buôn, còn tàu thuyền quân sự thì khi đi qua lãnh hải phải được sự chấp thuận
trước của nước bên bờ. Dĩ nhiên sự khác nhau trong các cách giải thích này chủ
yếu là trong nội bộ các nước đã kí kết, còn đối với các nước không kí kết là vô
hiệu, Trung Quốc không tham gia Hội nghị lần ấy. Hơn nữa, tham gia Hội nghị biển
lần thứ nhất năm 1958 lại là các cường quốc biển, phần lớn các nước đang phát
triển thuộc Thế giới thứ ba khi ấy lại chưa độc lập, vì thế mà số các nước
Á-Phi-Mĩ latinh tham gia Hội nghị lần này chưa được một nửa. Trước tình hình ấy,
qui định được đưa ra trong Hội nghị này đã phản ánh lợi ích của các cường quốc
biển, không thể đại diện được ý kiến, nguyện vọng, yêu cầu và lợi ích của đại
đa số các nước, và cũng không nên mở rộng sự ràng buộc đối với các nước đang
phát triển. Trong số các nước kí kết có không ít nước (như Rumani…) tuyên bố bảo
lưu qui định này, cho nên không thể nói đó là một nguyên tắc luật quốc tế phổ
biến. Ngoài ra, Hội nghị lần này cũng thừa nhận tàu quân sự nước ngoài phải
tuân thủ mọi pháp lệnh và điều lệ có liên quan đến lãnh hải đã được nước bên bờ
chế định, đương nhiên những điều lệ này cũng có thể bao gồm cả yêu cầu phải được
sự cho phép trước. (4) “Tuyên bố lãnh hải” năm 1958 của nước ta qui định tàu
quân sự nước ngoài phải được phép trước thì mới được đi vào hoặc đi qua lãnh hải
nước ta, qui định này vừa xem xét đến nhu cầu an ninh quốc gia, lại vừa lưu ý đến
cả mức độ có thể tiếp nhận về mặt quốc tế, đồng thời cũng hoàn toàn phù hợp với
luật quốc tế và thực tiễn quốc tế, vì thế là tương đối phù hợp.
III. Đánh giá bản “Tuyên bố lãnh hải”
Thiết lập chế độ lãnh hải là biện
pháp tốt nhất để nhà nước thực thi được sự điều hành và quản lí một cách có hiệu
quả vùng biển duyên hải của mình, “Tuyên bố lãnh hải” của Trung quốc năm 1958
được chế định căn cứ trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia, dựa trên nền tảng lí
luận và thực tiễn quản lí lãnh hải của nước ta và kết hợp với thực tiễn quốc tế,
việc công bố nó đánh dấu sự thiết lập bước đầu chế độ lãnh hải của nước Trung
Quốc mới, có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc bảo vệ chủ quyền lãnh
hải thiêng liêng của nước ta.
Bảo vệ chủ quyền lãnh hải của nước ta
là một nguyên tắc chủ yếu nhất, cơ bản nhất trong việc bảo vệ chủ quyền quốc
gia, đặc biệt được lãnh hải 12 (mới sửa lại, ban đầu là số 2) hải lí là một đại
chính sách có liên quan đến lợi ích căn bản của dân tộc quốc gia. Một mặt,
“Tuyên bố lãnh hải” lựa chọn chính giữa thời điểm quân ta pháo kích vào Kim Môn
để công bố là việc đã được xem xét cân nhắc kĩ lưỡng, điều này là tỏ rõ cho thế
giới biết rằng chiến sự xảy ra bên trong đường lãnh hải của Trung Quốc khi ấy
hoàn toàn là chuyện nội bộ của Trung Quốc, tất cả các nước đều không có quyền
can thiệp. Mặt khác, khi tàu quân sự và máy bay quân dụng Mĩ lợi dụng chuyện
Đài Loan … liên tục xâm nhập vùng duyên hải Trung Quốc để tiến hành các hoạt động
gây hấn, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh nước ta, việc nước ta cho công bố
“Tuyên bố lãnh hải” lại càng hết sức đúng đắn, kịp thời, điều này chứng tỏ nhân
dân Trung Quốc quyết không cho phép bất kì hành vi nào có mưu đồ can thiệp vào
chủ quyền nước ta. Như ngày 7 tháng 9 năm 1958, tàu Mĩ bắt đầu hộ tống cho tàu
thuyền của Quốc Dân Đảng đến Kim Môn. Người phát ngôn Bộ ngoại giao lần đầu
tiên đã căn cứ vào nguyên tắc của “Tuyên bố lãnh hải” để nghiêm khắc cảnh cáo
tàu Mĩ xâm nhập lãnh hải trung Quốc. Ngày 29 tháng 9 năm 1958, Bộ ngoại giao gửi
công hàm cho Đại biện lâm thời Anh tại Trung Quốc nhấn mạnh “Tuyên bố lãnh hải”
của Trung Quốc được áp dụng đối với với tất cả mọi máy bay, tàu thuyền và cá
nhân nước ngoài. “Tuyên bố lãnh hải” hoàn toàn phù hợp với lợi ích kinh tế và
quốc phòng của nước ta, phản ánh đúng đắn ý chí của nhân dân Trung Quốc, đồng
thời cũng phù hợp với thông lệ các nước và chuẩn tắc của luật quốc tế, vì thế
mà đã giành được sự ủng hộ nhiệt thành của dư luận công tâm trên thế giới. Ngày
9 tháng 9 năm 1958, chính phủ Liên Xô đã gửi công hàm cho chính phủ nước ta biểu
thị hoàn toàn tôn trọng quyết định về lãnh hải của nước ta, đồng thời “tuân thủ
chặt chẽ giới hạn lãnh hải của nước CHND Trung Hoa là 12 hải lí theo như qui định
của chính phủ nước CHND Trung Hoa”. [7] (p. 2340) Ngày 14 tháng 9 Thủ tướng Việt
Nam Phạm Văn Đồng cũng đã gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, trịnh trọng biểu
thị chính phủ Việt Nam “thừa nhận và tán đồng” với bản “Tuyên bố lãnh hải” của
nước ta, đồng thời “tôn trọng quyết định này”. [8] (p. 180).
Song do hạn chế bởi nhiều nhân tố mà
“Tuyên bố lãnh hải” năm 1958 chỉ là bản tuyên bố mang tính nguyên tắc, vẫn thiếu
đi những qui định cụ thể:
Thứ nhất, phạm vi lãnh hải cần phải đợi
để minh xác thêm. “Tuyên bố lãnh hải” tuy đã công bố độ rộng cùng phương pháp
hoạch định lãnh hải, nhưng các điểm căn bản của đường căn bản được dùng để hoạch
định lãnh hải vẫn chưa được xác định và công bố với bên ngoài, từ đường căn bản
lãnh hải của nước ta cho đến giới hạn vùng ngoài lãnh hải vì thế cũng chưa được
hoạch định và có công bố cuối cùng. Khi ấy, chính quyền trung ương đã xem xét đến
cuộc đấu tranh ở vùng biển Đông Nam là rất phức tạp, nếu như vạch dấu cụ thể đường
lãnh hải thì sẽ lại trói buộc mất chân tay mình. Không công bố thì chúng ta sẽ
có thể tiến mà cũng có thể lùi khi xử lí các vấn đề cụ thể, sẽ linh hoạt thuận
tiện hơn nhiều về mặt chiến thuật và về mặt sách lược. Điều này khi ấy là hoàn toàn
cần thiết, nhưng đồng thời cũng đã để lại những vấn đề nhất định. Sự thiếu
chính xác về phạm vi cụ thể của lãnh hải gây bất lợi cho việc phân biệt những
phương tiện lưu thông trên biển và trên không, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự thừa
hành bình thường quyền quản lí lãnh hải của nước ta, do giới hạn vùng ngoài lãnh
hải nước ta chưa được công bố với bên ngoài, nên thường trở thành cái cớ để các
tàu thuyền vi phạm nước ngoài chối bỏ trách nhiệm. Cho đến tháng 5 năm 1996, nước
ta mới chính thức công bố bản “Tuyên bố của chính phủ nước CHND Trung Hoa về đường
căn bản lãnh hải nước CHND Trung Hoa”, và cuối cùng đã xác định được phạm vi cụ
thể của lãnh hải.
Thứ hai, trong “Tuyên bố lãnh hải”
không công bố đồng thời vùng tiếp giáp lãnh hải, mà khu vực này lại là hết sức
quan trọng cả về bảo vệ an ninh biển quốc gia lẫn về bảo vệ lợi ích biển của nước
ta. Vùng tiếp giáp là vùng biển riêng biệt có độ rộng nhất định tiếp liền lãnh
hải của một nước, là vùng biển nhà nước thừa hành chủ quyền. Ở trong vùng tiếp
giáp này, các nước ven biển có thể chế định ra các pháp lệnh và chế độ điều lệ
để thừa hành một quyền quản lí riêng biệt nào đó để bảo vệ nghề cá, quản lí hải
quan, kiểm tra ngăn cấm buôn lậu, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, quản lí di dân,
và để bảo vệ cả nhu cầu về an ninh. Qua đây có thể thấy, vùng tiếp giáp chủ yếu
đóng vai trò là “vùng đệm” hoặc “vùng kiểm tra”, loại trừ ra bên ngoài đất nước
mọi hành vi phạm pháp và bất lợi cho an ninh quốc gia, nhằm bù đắp cho sự quản
lí khó lòng đạt hiệu quả bởi độ rộng lãnh hải không đủ. Vì thế, ở các nước đồng
thời với việc định ra chế độ lãnh hải thường đều vạch luôn cả vùng tiếp giáp một
cách tương ứng để có thể quản lí lãnh hải cho tốt hơn. Như tháng 7 năm 1956,
Vênêxuêla trong Luật lãnh hải của mình ngoài việc qui định lãnh hải 12 hải lí
ra, còn qui định cả vùng tiếp giáp 15 hải lí, để quản lí mọi công việc về hải
quan, y tế…; vùng tiếp giáp lần đầu tiên được đưa vào trong “Công ước về lãnh hải
và vùng tiếp giáp” được thông qua tại Hội nghị biển lần thứ nhất của Liên Hợp
Quốc năm 1958, cỏn nước ta thì cho đến năm 1992 mới đưa ra qui định rõ ràng về
vùng tiếp giáp lãnh hải.
Thứ ba, cả một thời gian rất dài sau
khi công bố bản “Tuyên bố lãnh hải” năm 1958 vẫn chưa đưa ra được những qui định
hoàn chỉnh, toàn diện về vấn đề quản lí trong vùng lãnh hải thông qua hình thức
lập pháp trong nước, để bản “Tuyên bố lãnh hải” được cụ thể hóa về nguyên tắc.
Những vấn đề chưa được qui định trong “Tuyên bố lãnh hải”, như quyền sở hữu và
quyền độc quyền tài nguyên thiên nhiên, quyền độc quyền các nghiên cứu khoa học
về biển, quyền quản lí bảo hộ và bảo toàn môi trường biển, quyền quản lí tư
pháp…, nước ta thường giải quyết theo thông lệ quốc tế hoặc luật quốc tế, nhưng
do chưa có khâu lập pháp trong nước tương ứng mà khi thực hiện thường có những
độ khó nhất định, nhất là những mâu thuẫn trong các sự vụ có liên quan đến nước
ngoài lại càng nổi rõ. Như “Tuyên bố lãnh hải” sau khi công bố đôi lúc vẫn phát
sinh những hoạt động phạm pháp như tàu thuyền nước ngoài tùy tiện dừng đỗ, xả
thải bất hợp pháp, ngang nhiên đi vào vùng lãnh hải nước ta đánh cá, dìm tàu,
dìm các vật bất hợp pháp, buôn lậu vi phạm các qui định hải quan của nước ta,
trốn tránh sự giám sát hải quan, trốn thuế… Những hành vi này đã xâm phạm chủ
quyền lãnh hải và lợi ích biển của Trung Quốc, song do thiếu các qui định luật
pháp rõ ràng và những thủ pháp chấp pháp cần thiết, các cơ quan hữu quan khó
lòng mà đánh trả hoặc xử lí được một cách kịp thời, hữu hiệu những hành vi phạm
pháp ấy, cuối cùng là chẳng được gì. Như với những tàu cá nước ngoài đánh bắt
cá phi pháp trong lãnh hải Trung Quốc, Trung Quốc thường chỉ thông qua chấp
pháp mà dùng tàu thuyền đuổi đi. Cho đến khi “Luật về lãnh hải và vùng tiếp
giáp của nước CHND Trung Hoa” được thông qua tháng 2 năm 1992, thì mới thực hiện
việc quản lí biển bằng luật pháp một cách thực sự.
Cho dù vì những nguyên nhân khác
nhau, “Tuyên bố lãnh hải” năm 1958 vẫn còn tồn tại một vài điểm đáng tiếc, song
nhìn chung chế độ lãnh hải do nước Trung Quốc mới xác lập về cơ bản là thành
công, những nguyên tắc cơ bản được qui định trong đó về sau đều được kế thừa
trong “Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp của nước CHND Trung Hoa”, đã phát huy
tác dụng tích cực trong các phương diện bảo vệ an ninh lãnh hải quốc gia, bảo vệ
quyền lợi biển, phát triển giao thông trên biển…
Thư mục tham khảo:
[1]《毛泽东选集》第2卷,人民出版社1991年版,第628页。
[2]王铁崖:《中外旧约章汇编》第1册,三联书店1982年版,第936页。
[3]程晓霞:《国际公法学习参考资料》,中央广播电视大学出版社1985年版,第177~179页。
[4]周忠海:《国际法学述评》,法律出版社2001年版,第298页。
[5]国家海洋局政策法规办公室:《中华人民共和国海洋法规选编》,海洋出版社2001年版,第1~2页。
[6]杨泽伟:《宏观国际法史》,武汉大学出版社2001年版,第425页。
[7]《中华人民共和国国史全鉴》编委会:《中华人民共和国国史全鉴》第2卷,团结出版社1996年版,第2338页。
[8]赵理海:《当代国际法问题》,中国法制出版社1993年版,第180页。
[2]王铁崖:《中外旧约章汇编》第1册,三联书店1982年版,第936页。
[3]程晓霞:《国际公法学习参考资料》,中央广播电视大学出版社1985年版,第177~179页。
[4]周忠海:《国际法学述评》,法律出版社2001年版,第298页。
[5]国家海洋局政策法规办公室:《中华人民共和国海洋法规选编》,海洋出版社2001年版,第1~2页。
[6]杨泽伟:《宏观国际法史》,武汉大学出版社2001年版,第425页。
[7]《中华人民共和国国史全鉴》编委会:《中华人民共和国国史全鉴》第2卷,团结出版社1996年版,第2338页。
[8]赵理海:《当代国际法问题》,中国法制出版社1993年版,第180页。
NGUYÊN VĂN TIẾNG TRUNG:
1958年《中华人民共和国政府关于领海的声明》研究
【内容提要】根据国家主权原则,在总结中国领海管理的理论与实践的基础上,结合国际实践和公认的国际法原 则,1958年中国政府颁布了《中华人民共和国政府关于领海的声明》,标志着新中国领海制度的初步建立,这对捍卫中国领海主权、维护海洋利益、发展海上交 往、巩固海防等都具有重大的意义。
【摘 要 题】共和国史研究
【关 键 词】领海/领海宽度/领海基线/内海/无害通过权
【正 文】
领海是指沿海国的主权及于其陆地领土及其内水以外邻接的一带海域,它是国家领土在海中的延续,与国家领土的其他部分一样,沿岸国对领海内的一切人和物享有 完全的、排他的专属管辖权。中国濒临太平洋西岸,有权管辖和利用的邻近我国大陆和岛屿的海域十分广阔。为了有效行使领海主权和管辖权,保证国防安全,维护 海洋利益,根据国际实践和公认的国际法原则,1958年9月4日,第一届全国人民代表大会常务委员会第100次会议批准通过了《中华人民共和国政府关于领 海的声明》(以下简称《领海声明》)。
一、《领海声明》发表的历史与时代背景
1840年之后,在西方列强坚船利炮的攻击下,中国海洋门户洞开,沿岸航运权、港口管理权、内河航行权等海洋权益丧失殆尽:“帝国主义列强根据不平等条 约,控制了中国一切重要的通商口岸,……它们控制了中国的海关和对外贸易,控制了中国的交通事业(海上的、陆上的、内河的和空中的)。”[1] 面对西方列强的海上入侵,旧中国虽然对领海问题有所注意,但是并没有真正建立起独立的领海制度。如1899年清朝与墨西哥缔结的《友好通商条约》规定: “彼此均以海岸去地3力克(即9海里)为水界,以退潮时为准”。这里的“水界”在一定程度上具有领海的意义,但它的目的是:“界内由本国海关章程切实施 行,并设法巡缉以杜走私、漏税”,[2] 这同现代意义上的领海有所不同。民国时期则照搬英、美等国的领海宽度和划法,规定中国领海范围为3海里,缉私里程(即毗连区)为12海里,领海范围自低潮 线(即正常基线)算起。这样狭窄的领海宽度实际上对中国不利,因为像中国这样贫穷落后的国家绝不会去侵犯一个强国的领海,而强国却可以肆无忌惮到中国近海 为所欲为。而且由于旧中国统治者腐败无能,连内河航行权都拱手让给了西方列强,以至于外国商船和军舰不仅可以自由地出入我国领海横行霸道,而且还可以在中 国内河长驱直入。旧中国有海无防、领海及毗连区形同虚设的状况给我们留下了惨痛的历史教训。
1949年新中国成立后高度重视领海主权,废除了近代不平等条约,在开发、利用、管理领海等方面进入了一个新的历史阶段,颁布了一系列涉及领海问题的规章 制度:(1)有关港口管理和港务监督问题,1954年发布了《海港管理暂行条例》;(2)有关船舶管理问题,1957年颁布了《对外国籍船舶进出港口管理 办法》;(3)有关海峡管理问题,1956年为保障渤海湾航行安全颁布了《关于商船通过老铁山水道的规定》;(4)有关海洋水产资源保护和渔政管理问 题,1955年发布了《关于渤海、黄海及东海机轮拖网渔业禁渔区的命令》;(5)有关海关管理问题,1951年颁布了《中华人民共和国暂行海关法》; (6)有关沿海岛屿主权问题,1951年周恩来在《关于美英对日和约草案及旧金山会议的声明》中强调:“西沙群岛和南威岛正如整个南沙群岛及中沙群岛、东 沙群岛一样,向为中国领土”,因此,新中国在南威岛和西沙群岛拥有不可侵犯的主权。中国人民也决不容许美国政府长期侵占中国的领土台湾,“并在任何时候都 不放弃解放台湾和澎湖列岛的神圣责任。”1956年,我国外交部发言人在《关于南沙群岛主权问题的声明》中指出:“中国对于南沙群岛的合法主权,绝不容许 任何国家以任何借口和采取任何形式加以侵犯”。[3] 除了这些涉及领海问题的规章制度和声明外,当时一些专家学者也开始认真研究领海问题,如海商法专家魏文汉强调我们的领海宽度“应该在综合考虑我国沿海的具 体情况、国防与安全、人民福利等情况之后做出决定”,他认为中国应使用直线基线法来划定领海宽度,其宽度不应少于12海里。1957年12月,联合国第一 次海洋会议在日内瓦开幕前夕,《人民日报》刊登了一篇题为《领海主权与公海自由》的文章,批驳了美、英等国所主张的3海里领海宽度为国际法一般规范的谬 论,强调“绝大多数国家的实践表明,领海的宽度应由沿海国根据其历史习惯、经济利益和国家安全自己自由决定”。[4] 建国初期有关领海的管理措施和专家学者关于领海问题的研究成果为1958年我国《领海声明》的发表提供了一定的理论基础。
从现实直接原因来看,朝鲜战争爆发后美国决定以武力阻止中国大陆解放台湾,命令海军第七舰队开进台湾海峡。朝鲜战争结束后美国不但继续赖在台湾不走,而且 还不断地派军舰明目张胆地侵入厦门等沿海地区,并派海军战斗机侵入福建、广东等省的领海上空,扩大对我国的侵略范围。美国这种露骨的军事挑衅是对我国领海 主权的严重侵犯,对此,我国政府曾一再提出严重警告和谴责。可见,1958年中国发表《领海声明》主要是针对当时美国以武力非法霸占台湾、造成台湾海峡紧 张局势的,以进一步向全世界阐明新中国政府在领海问题上的态度和立场。另外,当时日本等国家的一些现代化渔船还经常到中国的渔场进行非法捕捞,中国政府虽 提出抗议,人家却闭起眼睛装聋作哑。由于没有法律依据,很难达到有力惩处的目的。
从国际上来看,一方面,当时一些国际会议制订了有关领海问题的法律文件,如1930年海牙国际法编纂会议拟订了关于《领海的法律地位》的报 告,1950~1956年国际法委员会草拟了海洋法公约草案,特别是1958年2~4月在日内瓦举行的联合国第一次海洋会议通过的《领海与毗连区公约》以 国际条约的形式确认了各国建立领海的权利,这为中国《领海声明》的发表提供了一定的国际法依据。另一方面,当时第三世界开展了扩大领海主权的斗 争,1947年首先由智利和秘鲁掀起了争取和维护200海里海洋权的斗争,接着哥斯达黎加、萨尔瓦多等国也相继提出了类似的要求,出现了向海洋扩大沿海国 主权和管辖权的历史潮流。1954年厄瓜多尔、墨西哥等国还采取了一系列保卫本国领海和渔业资源的强有力的实际措施,对于擅自闯入本国领海和管辖范围内的 海洋大国渔船坚决抗议、拘捕和罚款,这些都为中国《领海声明》的发表提供了宝贵的经验。
二、《领海声明》的主要内容
1958年的《领海声明》主要对新中国的领海制度作了如下几项基本规定:
第一,关于领海宽度问题。领海宽度是指从测算领海的基线起至其最外沿线之间的距离。对此,《领海声明》规定:“中华人民共和国的领海宽度为12海里 (涅)。这项规定适用于中华人民共和国的一切领土,包括中国大陆及其沿海岛屿,和同大陆及其沿海岛屿隔有公海的台湾及其周围各岛、澎湖列岛、东沙群岛、西 沙群岛、中沙群岛、南沙群岛以及其他属于中国的岛屿。”这项规定体现了国家主权,完全符合中国人民的利益,也是符合当时公认的国际法准则的。但是,当时某 些帝国主义国家把我国12海里的领海宽度说成是“不能接受的”,如美国拒不承认我国的《领海声明》,认为国际法只承认3海里领海,中国没有权利规定12海 里的领海宽度。英国也表示不承认3海里以上的领海,并照会我国政府对《领海声明》表示异议。美、英这种说法和做法是毫无道理的,是对中国主权的粗暴干涉。
任何国家都有权确定自己的领海宽度:(1)作为国家的一种主权行为,沿海国家所确定的领海宽度一旦宣布便立即生效,无需别国的承认,别国也无权提出释义, 这一主张实际上是基于这样一种观点:即国际法的主体主要是主权国家,任何人都不能对其主张加以限制。(2)一国的领海究竟应当多宽,当时各国之间并没有一 致的协议,长期以来国际法也没有关于领海宽度的统一规定,各国从来都是自主确定本国的领海宽度。(3)世界上各地区沿海的自然条件各不相同,国家的海域接 界情况是多种多样的,各国经济发展和国家安全的需要也互有差别,因此,要求所有国家都有相同的领海宽度就等于说所有国家的地理条件是相同的,这是极为荒谬 的。(4)沿海国有权在考虑历史、地理、经济、社会、国防等因素以及相邻国家的合法利益和国际航行的便利的基础上合理确定自己的领海宽度。
3海里并不像美、英所标榜的是领海宽度的唯一界限,也不是国际法普遍接受的规则。(1)历史上关于领海的宽度有各种各样的说法,如航程说、视力说、海上要 塞围墙说、大炮射程说等等,其中3海里领海宽度起源于大炮射程说。1703年,荷兰法学家宾刻舒克提出沿海国控制近海的宽度以大炮射程为限,当时大炮射程 约为3海里,因此,1782年意大利法学家加林亚尼建议以3海里作为领海的宽度。后来,英、美等国家根据这一思想相继实行了3海里的领海宽度。但是,现代 武器日新月异,越来越向精确、远程、智能化方向发展,另外,在海运方面技术的发展和其他方面的技术进步对3海里规则不能不产生重大影响,因此,3海里说早 已过时。(2)由于各国的海岸情况不一样以及各种利益不一致,所以,与当时3海里同时并存的领海宽度还有以下几种:丹麦等国实行4海里的领海宽度;希腊等 国实行6海里的领海宽度;墨西哥等国实行9海里的领海宽度;苏联等国实行12海里的领海宽度;厄瓜多尔等国实行15海里的领海宽度;萨尔瓦多等国实行 200海里的领海宽度。由此可见,各国的领海宽度极不统一,3海里领海宽度只是海洋大国的一种主张,不能以此来否定或反对超过3海里以上领海宽度的合法 性。(3)第二次世界大战结束之后,取得民族独立的新兴国家一般主张较宽阔的领海,以达到维护本国的安全、保护其海洋资源、发展本国经济的目的。在这种情 况下,主张3海里领海的国家逐渐减少,而主张12海里的国家在增加。到1958年中国发表《领海声明》时,世界上宣布12海里的国家有苏联、印度尼西亚等 15个国家,因此,我国政府也自然有充分的权利和根据规定自己的领海宽度为12海里。
美、英等国坚持狭窄的3海里领海宽度实质上是旧殖民主义政策的反映。当时世界上坚持3海里领海宽度的国家多数是拥有庞大的海军力量、广泛进行海上活动的海 洋强国,这些海洋强国的地盘别人没有能力去也不敢去,而别人的地盘它们的舰队却可以随便去。另外,它们有既得的海上利益,需要维持尽可能狭窄的领海以确保 最大的公海区域作为其海上舰船游弋的场所。因此,美、英反对它国扩展领海宽度绝不是从所谓国际航行的利益出发,而是企图最大限度地接近别国海岸,掠夺这些 国家水中的自然资源,进行军事挑衅以及其他敌对行动。当时美国连续不断地派遣军舰和军用飞机侵入中国领海和领海上空,进行战争挑衅和扩大侵略范围,正是它 们把3海里领海宽度奉为金科玉律的最好注解。
第二,关于领海基线问题。为了明确领海范围,一般要确定一条测算领海宽度的起始线,即领海基线(也就是领海宽度的内部界限)。基线向陆一侧是国家的内海, 基线向海一侧则为领海水域。领海基线有正常基线和直线基线,这两种划法反映了海岸地理情况的差异:在海陆分界明显、海岸线比较平直的海岸一般采用正常基线 法,即以低潮线作为基线。在海岸非常弯曲、沿岸又多岛屿的情况下一般采用在沿海大陆上和岛屿上各选定一些基点,在每两个基点间划出直线,连接这些直线构成 基线,也就是直线基线法。1958年我国的《领海声明》宣布不再以旧中国的低潮线(即正常基线)为起始线,而采用直线基线法:“中国大陆及其沿海岛屿的领 海以连接大陆岸上和沿海岸外缘岛屿上各基点之间的各直线为基线,从基线向外延伸12海里(涅)的水域是中国的领海。”这种直线基线法符合中国海岸线蜿蜒曲 折、沿海多岛屿的实际情况,是非常合理的。
由于每个国家的地理条件不同,不可能制定统一的计算方法适用于一切国家,所以同决定领海宽度一样每个国家也可以决定自己领海宽度的计算方法。我国采用直线 基线法不但是合理地行使自己不可剥夺的主权,而且也是符合国际实践和国际法的。早在1812年,挪威考虑到它的沿岸特别曲折,在“皇室公告”中就确认了这 种划法,并在1935年国王敕令中采用这种划法来确定挪威捕鱼区范围。由于直线基线围入的水域是英国过去的捕鱼区,因此,英国竭力反对这种划法。后来两国 将争议提交国际法院,1951年国际法院裁定挪威划定捕鱼区的方法不违反国际法,这就确认了直线基线法的合法性。此后,冰岛、印度尼西亚等国也相继采用了 这种划法。由于这种划法比较方便,而且能够比正常基线扩大国家主权管辖下的内海和领海面积而为越来越多的国家所采用。1958年联合国第一次海洋会议通过 的《领海和毗连区公约》以国际条约的形式肯定了这种划法:遇有海岸线凹入甚深或岛屿紧接海岸,在划定领海宽度起算的基线时可采取直线基线连接适当的各点的 方法。当然中国也可以根据自己的需要和沿海地理面貌使用直线基线法划定自己的领海宽度。
第三,关于中国内海问题。内海也叫内水,是指一国领海基线以内的水域,如同陆地领土一样,内海是沿海国领土的组成部分,其法律地位与陆地领土相同。 1958年我国的《领海声明》规定:“在基线以内的水域,包括渤海湾、琼州海峡在内,都是中国的内海。在基线以内的岛屿,包括东引岛、高登岛、马祖列岛、 白犬列岛、乌岛、大小金门岛、大担岛、二担岛、东碇岛在内,都是中国的内海岛屿。”[5] 这里有两个问题需要说明一下:
关于渤海湾问题:(1)国际法认为对于沿岸属于一国领土的海湾可在一定条件下作为沿岸国的内海,如1958年联合国第一次海洋会议通过的《领海和毗连区公 约》规定:如果海湾的湾口宽度不超过24海里,则湾口封闭线所包围的水域为内海;如果湾口宽度超过24海里,则湾内24海里的直线基线所包围的水域才是内 海,但此项规定不适用于“历史性海湾”。(2)历史性海湾是指那些海岸属于一国,沿岸国对该海湾长时期行使主权,并且其他国家对此表示同意或默认的海湾, 无论其湾口宽度是否超过24海里,都被视为沿岸国的内海,如苏联1957年宣布大彼得湾为历史性海湾,其湾口宽达110海里。渤海湾就属于中国的历史性海 湾,这可以用一个历史事实证明:1864年,当普鲁士与丹麦在欧洲作战的时候,普鲁士公使李福斯乘军舰在渤海湾内捕获了3艘丹麦商船。当时清朝认为这件事 发生在“中国专辖之内洋”(即中国内海),“并非各国公共海面”,“系显夺中国之权”,并引证当时已译成中文的国际法提出抗议,这“非为丹国任其责,实为 中国保其权”。在以国际法原则为依据的抗议和清廷将不接待普鲁士公使的威胁下,普鲁士照会“自任咎在普国”,于是释放了3艘丹麦商船。[6] 这件事充分说明渤海湾自古以来就隶属于我国主权之下,受到中国政府的有效控制和管理,早已被公认为中国内海。(3)从渤海湾的地理特征来看,它的湾口虽然 宽达45海里,但湾口排列着庙岛群岛等一系列岛屿,形成了8个入口,其中最大的一处也不过22.5海里,在24海里以内,即使根据1958年联合国第一次 海洋会议通过的《领海和毗连区公
【摘 要 题】共和国史研究
【关 键 词】领海/领海宽度/领海基线/内海/无害通过权
【正 文】
领海是指沿海国的主权及于其陆地领土及其内水以外邻接的一带海域,它是国家领土在海中的延续,与国家领土的其他部分一样,沿岸国对领海内的一切人和物享有 完全的、排他的专属管辖权。中国濒临太平洋西岸,有权管辖和利用的邻近我国大陆和岛屿的海域十分广阔。为了有效行使领海主权和管辖权,保证国防安全,维护 海洋利益,根据国际实践和公认的国际法原则,1958年9月4日,第一届全国人民代表大会常务委员会第100次会议批准通过了《中华人民共和国政府关于领 海的声明》(以下简称《领海声明》)。
一、《领海声明》发表的历史与时代背景
1840年之后,在西方列强坚船利炮的攻击下,中国海洋门户洞开,沿岸航运权、港口管理权、内河航行权等海洋权益丧失殆尽:“帝国主义列强根据不平等条 约,控制了中国一切重要的通商口岸,……它们控制了中国的海关和对外贸易,控制了中国的交通事业(海上的、陆上的、内河的和空中的)。”[1] 面对西方列强的海上入侵,旧中国虽然对领海问题有所注意,但是并没有真正建立起独立的领海制度。如1899年清朝与墨西哥缔结的《友好通商条约》规定: “彼此均以海岸去地3力克(即9海里)为水界,以退潮时为准”。这里的“水界”在一定程度上具有领海的意义,但它的目的是:“界内由本国海关章程切实施 行,并设法巡缉以杜走私、漏税”,[2] 这同现代意义上的领海有所不同。民国时期则照搬英、美等国的领海宽度和划法,规定中国领海范围为3海里,缉私里程(即毗连区)为12海里,领海范围自低潮 线(即正常基线)算起。这样狭窄的领海宽度实际上对中国不利,因为像中国这样贫穷落后的国家绝不会去侵犯一个强国的领海,而强国却可以肆无忌惮到中国近海 为所欲为。而且由于旧中国统治者腐败无能,连内河航行权都拱手让给了西方列强,以至于外国商船和军舰不仅可以自由地出入我国领海横行霸道,而且还可以在中 国内河长驱直入。旧中国有海无防、领海及毗连区形同虚设的状况给我们留下了惨痛的历史教训。
1949年新中国成立后高度重视领海主权,废除了近代不平等条约,在开发、利用、管理领海等方面进入了一个新的历史阶段,颁布了一系列涉及领海问题的规章 制度:(1)有关港口管理和港务监督问题,1954年发布了《海港管理暂行条例》;(2)有关船舶管理问题,1957年颁布了《对外国籍船舶进出港口管理 办法》;(3)有关海峡管理问题,1956年为保障渤海湾航行安全颁布了《关于商船通过老铁山水道的规定》;(4)有关海洋水产资源保护和渔政管理问 题,1955年发布了《关于渤海、黄海及东海机轮拖网渔业禁渔区的命令》;(5)有关海关管理问题,1951年颁布了《中华人民共和国暂行海关法》; (6)有关沿海岛屿主权问题,1951年周恩来在《关于美英对日和约草案及旧金山会议的声明》中强调:“西沙群岛和南威岛正如整个南沙群岛及中沙群岛、东 沙群岛一样,向为中国领土”,因此,新中国在南威岛和西沙群岛拥有不可侵犯的主权。中国人民也决不容许美国政府长期侵占中国的领土台湾,“并在任何时候都 不放弃解放台湾和澎湖列岛的神圣责任。”1956年,我国外交部发言人在《关于南沙群岛主权问题的声明》中指出:“中国对于南沙群岛的合法主权,绝不容许 任何国家以任何借口和采取任何形式加以侵犯”。[3] 除了这些涉及领海问题的规章制度和声明外,当时一些专家学者也开始认真研究领海问题,如海商法专家魏文汉强调我们的领海宽度“应该在综合考虑我国沿海的具 体情况、国防与安全、人民福利等情况之后做出决定”,他认为中国应使用直线基线法来划定领海宽度,其宽度不应少于12海里。1957年12月,联合国第一 次海洋会议在日内瓦开幕前夕,《人民日报》刊登了一篇题为《领海主权与公海自由》的文章,批驳了美、英等国所主张的3海里领海宽度为国际法一般规范的谬 论,强调“绝大多数国家的实践表明,领海的宽度应由沿海国根据其历史习惯、经济利益和国家安全自己自由决定”。[4] 建国初期有关领海的管理措施和专家学者关于领海问题的研究成果为1958年我国《领海声明》的发表提供了一定的理论基础。
从现实直接原因来看,朝鲜战争爆发后美国决定以武力阻止中国大陆解放台湾,命令海军第七舰队开进台湾海峡。朝鲜战争结束后美国不但继续赖在台湾不走,而且 还不断地派军舰明目张胆地侵入厦门等沿海地区,并派海军战斗机侵入福建、广东等省的领海上空,扩大对我国的侵略范围。美国这种露骨的军事挑衅是对我国领海 主权的严重侵犯,对此,我国政府曾一再提出严重警告和谴责。可见,1958年中国发表《领海声明》主要是针对当时美国以武力非法霸占台湾、造成台湾海峡紧 张局势的,以进一步向全世界阐明新中国政府在领海问题上的态度和立场。另外,当时日本等国家的一些现代化渔船还经常到中国的渔场进行非法捕捞,中国政府虽 提出抗议,人家却闭起眼睛装聋作哑。由于没有法律依据,很难达到有力惩处的目的。
从国际上来看,一方面,当时一些国际会议制订了有关领海问题的法律文件,如1930年海牙国际法编纂会议拟订了关于《领海的法律地位》的报 告,1950~1956年国际法委员会草拟了海洋法公约草案,特别是1958年2~4月在日内瓦举行的联合国第一次海洋会议通过的《领海与毗连区公约》以 国际条约的形式确认了各国建立领海的权利,这为中国《领海声明》的发表提供了一定的国际法依据。另一方面,当时第三世界开展了扩大领海主权的斗 争,1947年首先由智利和秘鲁掀起了争取和维护200海里海洋权的斗争,接着哥斯达黎加、萨尔瓦多等国也相继提出了类似的要求,出现了向海洋扩大沿海国 主权和管辖权的历史潮流。1954年厄瓜多尔、墨西哥等国还采取了一系列保卫本国领海和渔业资源的强有力的实际措施,对于擅自闯入本国领海和管辖范围内的 海洋大国渔船坚决抗议、拘捕和罚款,这些都为中国《领海声明》的发表提供了宝贵的经验。
二、《领海声明》的主要内容
1958年的《领海声明》主要对新中国的领海制度作了如下几项基本规定:
第一,关于领海宽度问题。领海宽度是指从测算领海的基线起至其最外沿线之间的距离。对此,《领海声明》规定:“中华人民共和国的领海宽度为12海里 (涅)。这项规定适用于中华人民共和国的一切领土,包括中国大陆及其沿海岛屿,和同大陆及其沿海岛屿隔有公海的台湾及其周围各岛、澎湖列岛、东沙群岛、西 沙群岛、中沙群岛、南沙群岛以及其他属于中国的岛屿。”这项规定体现了国家主权,完全符合中国人民的利益,也是符合当时公认的国际法准则的。但是,当时某 些帝国主义国家把我国12海里的领海宽度说成是“不能接受的”,如美国拒不承认我国的《领海声明》,认为国际法只承认3海里领海,中国没有权利规定12海 里的领海宽度。英国也表示不承认3海里以上的领海,并照会我国政府对《领海声明》表示异议。美、英这种说法和做法是毫无道理的,是对中国主权的粗暴干涉。
任何国家都有权确定自己的领海宽度:(1)作为国家的一种主权行为,沿海国家所确定的领海宽度一旦宣布便立即生效,无需别国的承认,别国也无权提出释义, 这一主张实际上是基于这样一种观点:即国际法的主体主要是主权国家,任何人都不能对其主张加以限制。(2)一国的领海究竟应当多宽,当时各国之间并没有一 致的协议,长期以来国际法也没有关于领海宽度的统一规定,各国从来都是自主确定本国的领海宽度。(3)世界上各地区沿海的自然条件各不相同,国家的海域接 界情况是多种多样的,各国经济发展和国家安全的需要也互有差别,因此,要求所有国家都有相同的领海宽度就等于说所有国家的地理条件是相同的,这是极为荒谬 的。(4)沿海国有权在考虑历史、地理、经济、社会、国防等因素以及相邻国家的合法利益和国际航行的便利的基础上合理确定自己的领海宽度。
3海里并不像美、英所标榜的是领海宽度的唯一界限,也不是国际法普遍接受的规则。(1)历史上关于领海的宽度有各种各样的说法,如航程说、视力说、海上要 塞围墙说、大炮射程说等等,其中3海里领海宽度起源于大炮射程说。1703年,荷兰法学家宾刻舒克提出沿海国控制近海的宽度以大炮射程为限,当时大炮射程 约为3海里,因此,1782年意大利法学家加林亚尼建议以3海里作为领海的宽度。后来,英、美等国家根据这一思想相继实行了3海里的领海宽度。但是,现代 武器日新月异,越来越向精确、远程、智能化方向发展,另外,在海运方面技术的发展和其他方面的技术进步对3海里规则不能不产生重大影响,因此,3海里说早 已过时。(2)由于各国的海岸情况不一样以及各种利益不一致,所以,与当时3海里同时并存的领海宽度还有以下几种:丹麦等国实行4海里的领海宽度;希腊等 国实行6海里的领海宽度;墨西哥等国实行9海里的领海宽度;苏联等国实行12海里的领海宽度;厄瓜多尔等国实行15海里的领海宽度;萨尔瓦多等国实行 200海里的领海宽度。由此可见,各国的领海宽度极不统一,3海里领海宽度只是海洋大国的一种主张,不能以此来否定或反对超过3海里以上领海宽度的合法 性。(3)第二次世界大战结束之后,取得民族独立的新兴国家一般主张较宽阔的领海,以达到维护本国的安全、保护其海洋资源、发展本国经济的目的。在这种情 况下,主张3海里领海的国家逐渐减少,而主张12海里的国家在增加。到1958年中国发表《领海声明》时,世界上宣布12海里的国家有苏联、印度尼西亚等 15个国家,因此,我国政府也自然有充分的权利和根据规定自己的领海宽度为12海里。
美、英等国坚持狭窄的3海里领海宽度实质上是旧殖民主义政策的反映。当时世界上坚持3海里领海宽度的国家多数是拥有庞大的海军力量、广泛进行海上活动的海 洋强国,这些海洋强国的地盘别人没有能力去也不敢去,而别人的地盘它们的舰队却可以随便去。另外,它们有既得的海上利益,需要维持尽可能狭窄的领海以确保 最大的公海区域作为其海上舰船游弋的场所。因此,美、英反对它国扩展领海宽度绝不是从所谓国际航行的利益出发,而是企图最大限度地接近别国海岸,掠夺这些 国家水中的自然资源,进行军事挑衅以及其他敌对行动。当时美国连续不断地派遣军舰和军用飞机侵入中国领海和领海上空,进行战争挑衅和扩大侵略范围,正是它 们把3海里领海宽度奉为金科玉律的最好注解。
第二,关于领海基线问题。为了明确领海范围,一般要确定一条测算领海宽度的起始线,即领海基线(也就是领海宽度的内部界限)。基线向陆一侧是国家的内海, 基线向海一侧则为领海水域。领海基线有正常基线和直线基线,这两种划法反映了海岸地理情况的差异:在海陆分界明显、海岸线比较平直的海岸一般采用正常基线 法,即以低潮线作为基线。在海岸非常弯曲、沿岸又多岛屿的情况下一般采用在沿海大陆上和岛屿上各选定一些基点,在每两个基点间划出直线,连接这些直线构成 基线,也就是直线基线法。1958年我国的《领海声明》宣布不再以旧中国的低潮线(即正常基线)为起始线,而采用直线基线法:“中国大陆及其沿海岛屿的领 海以连接大陆岸上和沿海岸外缘岛屿上各基点之间的各直线为基线,从基线向外延伸12海里(涅)的水域是中国的领海。”这种直线基线法符合中国海岸线蜿蜒曲 折、沿海多岛屿的实际情况,是非常合理的。
由于每个国家的地理条件不同,不可能制定统一的计算方法适用于一切国家,所以同决定领海宽度一样每个国家也可以决定自己领海宽度的计算方法。我国采用直线 基线法不但是合理地行使自己不可剥夺的主权,而且也是符合国际实践和国际法的。早在1812年,挪威考虑到它的沿岸特别曲折,在“皇室公告”中就确认了这 种划法,并在1935年国王敕令中采用这种划法来确定挪威捕鱼区范围。由于直线基线围入的水域是英国过去的捕鱼区,因此,英国竭力反对这种划法。后来两国 将争议提交国际法院,1951年国际法院裁定挪威划定捕鱼区的方法不违反国际法,这就确认了直线基线法的合法性。此后,冰岛、印度尼西亚等国也相继采用了 这种划法。由于这种划法比较方便,而且能够比正常基线扩大国家主权管辖下的内海和领海面积而为越来越多的国家所采用。1958年联合国第一次海洋会议通过 的《领海和毗连区公约》以国际条约的形式肯定了这种划法:遇有海岸线凹入甚深或岛屿紧接海岸,在划定领海宽度起算的基线时可采取直线基线连接适当的各点的 方法。当然中国也可以根据自己的需要和沿海地理面貌使用直线基线法划定自己的领海宽度。
第三,关于中国内海问题。内海也叫内水,是指一国领海基线以内的水域,如同陆地领土一样,内海是沿海国领土的组成部分,其法律地位与陆地领土相同。 1958年我国的《领海声明》规定:“在基线以内的水域,包括渤海湾、琼州海峡在内,都是中国的内海。在基线以内的岛屿,包括东引岛、高登岛、马祖列岛、 白犬列岛、乌岛、大小金门岛、大担岛、二担岛、东碇岛在内,都是中国的内海岛屿。”[5] 这里有两个问题需要说明一下:
关于渤海湾问题:(1)国际法认为对于沿岸属于一国领土的海湾可在一定条件下作为沿岸国的内海,如1958年联合国第一次海洋会议通过的《领海和毗连区公 约》规定:如果海湾的湾口宽度不超过24海里,则湾口封闭线所包围的水域为内海;如果湾口宽度超过24海里,则湾内24海里的直线基线所包围的水域才是内 海,但此项规定不适用于“历史性海湾”。(2)历史性海湾是指那些海岸属于一国,沿岸国对该海湾长时期行使主权,并且其他国家对此表示同意或默认的海湾, 无论其湾口宽度是否超过24海里,都被视为沿岸国的内海,如苏联1957年宣布大彼得湾为历史性海湾,其湾口宽达110海里。渤海湾就属于中国的历史性海 湾,这可以用一个历史事实证明:1864年,当普鲁士与丹麦在欧洲作战的时候,普鲁士公使李福斯乘军舰在渤海湾内捕获了3艘丹麦商船。当时清朝认为这件事 发生在“中国专辖之内洋”(即中国内海),“并非各国公共海面”,“系显夺中国之权”,并引证当时已译成中文的国际法提出抗议,这“非为丹国任其责,实为 中国保其权”。在以国际法原则为依据的抗议和清廷将不接待普鲁士公使的威胁下,普鲁士照会“自任咎在普国”,于是释放了3艘丹麦商船。[6] 这件事充分说明渤海湾自古以来就隶属于我国主权之下,受到中国政府的有效控制和管理,早已被公认为中国内海。(3)从渤海湾的地理特征来看,它的湾口虽然 宽达45海里,但湾口排列着庙岛群岛等一系列岛屿,形成了8个入口,其中最大的一处也不过22.5海里,在24海里以内,即使根据1958年联合国第一次 海洋会议通过的《领海和毗连区公
这是一篇关于《1958年《中华人民共和国政府关于领海的声明》研究》的文章,此文章《1958年《中华人民共和国政府关于领海的声明》研究》由中国学术论文中心为您提供
LUNWEN2.COM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét