Nhãn

26 tháng 7, 2013

817. Đang có âm mưu thâu tóm ngân hàng Bảo Việt của giới Mafia Tài chính Hà Nội (4)

Những người khốn khổ của BVB

Kính gửi BBT Dân Luận Phần 4 của loạt bài viết liên quan đến vụ việc thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt

(Phần 4): Lộ diện tay Mafia tài chính cộm cán thứ 2 đứng trong bóng tối điều khiển cuộc thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt
Trong phần 3 chúng tôi đã công khai danh tính và thủ đoạn của một trong những tay Mafia tài chính Hà nội Hà Văn Thắm, ông chủ Tập đoàn Đại Dương trong vụ thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt. Trong phần 4, chúng tôi giới thiệu một nữ Mafia tài chính “cộm cán” hơn Thắm, mà thông tin hầu như được bưng bít hoàn toàn trên thị trường tài chính: đó chính là “nữ tướng” Nguyễn Hồng Phương - Bà chủ tập đoàn S.S.G em gái út của đương kim UVBCT, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. (dư luận ở tp.hcm thường gọi Phương là “nữ tướng cướp” do có thành tích “biến” vốn các tập đoàn nhà nước thành cổ phần tư nhân của SSG)


Nguyễn Hồng Phương, “nữ tướng” trong nhóm Mafia tài chính Hà nội, em ruột của “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng, UVBCT, Chủ tịch Quốc Hội đang nâng ly ăn mừng sau các chiến dịch thành công biến vốn tại các tập đoàn nhà nước thành cổ phần của tập đoàn S.S.G - Nguồn: S.S.G

Nguyễn Hồng Phương sinh ngày 03/12/1962 tại Nam Đàn, Nghệ An. Năm 1975, trong khi cả nước đang dồn hết nhân lực, vật lực cho công cuộc giải phóng miền nam, thống nhất đất nước thì Nguyễn Hồng Phương được ưu ái đưa về Hà Nội học cấp 3 tại trường Trung học phổ thông Thăng Long. Năm 1981, nhờ “lí lịch” tốt, được “lên thẳng” vào Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (thời ấy nằm tại thị trấn Phúc Yên, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phú). Năm 1996, khi “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng đã “chắc suất” Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, đúng phương châm “một người làm quan, cả họ được nhờ”, Sinh Hùng chỉ đạo cho Phương “nam tiến” xây dựng sự nghiệp để dựng lên “đế chế gia đình”, và vì thế, từ đó S.S.G đã ra đời (vị “đại ca xã hội đen” cũng là người thân cận của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng khi còn là Thứ trưởng Bộ Tài chính, chúng tôi sẽ có bài riêng cụ thể về nhân vật bí hiểm này).


Tháng 11/1996 “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng “được” vào TWĐ và chính thức trở thành Bộ trưởng Bộ Tài Chính – Nguồn: Internet
Điểm qua các cột mốc quá trình khi Phương biến S.S.G trở thành “đế chế gia đình” Mafia số 1:

- Năm 1996, nhận chỉ đạo của anh trai cả Nguyễn Sinh Hùng, Phương vào TP HCM lập nghiệp, mở Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Bách Việt tại Quận Tân Bình, thực chất chỉ là cửa hàng sao chép, kinh doanh đĩa lậu.

- Tháng 3/2003, Phương mở thêm công ty Công ty TNHH 1 thành viên Đĩa tin học Bách Việt tại xã Mỹ Xuân (Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu).

- Tháng 9/2003, Phương tiếp tục thành lập Công ty TNHH Kinh doanh và Cho thuê nhà Tân Bách Việt với các hoạt động mua bán, cho thuê và môi giới bất động sản.

- Tháng 10/2003, anh cả Nguyễn Sinh Hùng – Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chỉ đạo Phương thành lập doanh nghiệp kinh doanh thị trường địa ốc, bất động sản để “kiếm bộn” hơn, Phương đã gom vài trăm triệu để thành lập Công ty Cổ phần Địa ốc và Xây dựng S.S.G.

- Tháng 3/2004, với tư cách Bộ trưởng Bộ Tài chính, “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng tiến hành “huy động” 6 cổ đông góp vốn vào S.S.G (Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng): 300 triệu; Công ty Cổ phần XNK Việt Trang: 580 triệu; Công ty TNHH SX TM Nhất Phương: 340 triệu; Công ty TNHH TMDV Linh Thành: 110 triệu; Công ty TNHH XDTM Thuận Việt: 100 triệu và Công ty TNHH TM Nguyễn Đặng: 20 triệu), nâng tổng vốn điều lệ của S.S.G khi ấy lên 20 tỷ và Phương chễm chệ trên ghế Chủ tịch HĐQT.

- Tháng 3/2007, Phương cùng chồng (Đặng Chính Trung) gom 34 tỷ và “huy động” thêm 13 cổ đông nữa (bà Huỳnh Thị Kim Lưu: 24 tỷ; ông Ðặng Quốc Khánh:8.4 tỷ; ông Đinh Thọ Văn Nam: 7 tỷ; ông Trần Hoàng Hải: 6 tỷ; ông Nguyễn Minh Thịnh: 5 tỷ; bà Nguyễn Thị Thanh Thủy: 5 tỷ; ông Võ Thành Hiểu Nam: 3.5 tỷ; ông Nguyễn Thanh Cường: 2 tỷ; ông Trần Đình Quân: 1.5 tỷ; bà Nguyễn Thị Mai Hoa: 1.03 tỷ; ông Nguyễn Thanh Tùng: 1 tỷ; ông Trần Phương Đông: 1 tỷ; bà Bùi Thị Kim Thoa: 500 triệu) để lập nên Công ty cổ phần công nghệ và đầu tư Bách Việt tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân A, Xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn điều lệ 100 tỷ đồng.

- Tháng 09/2007, Tân UV.BCT, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng lúc này “mạnh” hơn, tạo được nhiều vây cánh đã can thiệp để các tập đoàn kinh tế nhà nước cùng với Phương thành lập Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Bách Việt (là liên doanh giữa Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng và Công ty TNHH Kinh doanh và Cho thuê nhà Tân Bách Việt của Phương) với vốn điều lệ 80 tỷ đồng để “chia lửa” với S.S.G.

- Từ 2005-nay, các khu đất vàng và kim cương của thành phố HCM gần như đã bị S.S.G chiếm lĩnh hoàn toàn, với vị trí là người có “quyền” (UV.TWĐ, UV.BCT) và có “tiền” (nắm vị trí BT.BTC) và lại là Đại biểu quốc hội tại đơn vị TP.HCM 2 khoá liền (khoá X, XI), Nguyễn Sinh Hùng đã hiểu rất rõ giá trị “đất đai là vàng ròng” của TP.HCM, vì vậy Hùng đã bằng mọi cách để cùng em gái Nguyễn Hồng Phương chiếm các vị trí béo bở như dự án SaigonPearl, Thảo điền Pearl, Văn Thánh, Thanh Đa, Tân Cảng,...

Mối quan hệ hữu cơ giữa chính trị & kinh tế của anh cả - đương kim Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và cô út Nguyễn Hồng Phương đã tiến thêm một bước dài, sự nghiệp hanh thông, chưa đầy 1 năm sau khi anh cả vững chân trong vai trò Phó Thủ tướng Thường trực, tháng 04/2007, S.S.G đã nâng tổng số vốn lên 450 tỷ với sự “tự nhiên biến mất” của 3 cổ đông sáng lập (là tập đoàn kinh tế nhà nước) lớn nhất: Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (Doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Bộ Xây dựng), Công ty Cổ phần XNK Việt Trang, Công ty TNHH SX TM Nhất Phương, thay vào đó là các “cá nhân” như ông Đinh Ngọc Ninh (76.5 tỷ), bà Phan Thị Ngân (22.5 tỷ), bà Nguyễn Thị Giang (22.5 tỷ), trong đó Phương chiếm 26% cổ phần (117 tỷ). Tháng 12/2009, S.S.G đã nâng tổng số vốn lên 550 tỷ đồng và đổi giấy phép kinh doanh thành Công ty Cổ phần Tập đoàn S.S.G, lấn sân thêm 2 lĩnh vực là giáo dục và y tế. Đến tháng 12/2011, S.S.G đã nâng tổng số vốn lên tới 825 tỷ đồng.

Đánh dấu sự “lấn sân” qua thị phần giáo dục là việc thành lập Trường Phổ thông Quốc tế WellSpring trực thuộc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục SSG (Công ty con của S.S.G) tọa lạc tại phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Hà Nội. Trường đã chính thức bắt đầu đi hoạt động từ năm học 2011-2012. Ngày 15/8/2011, trường đã được “vinh dự” đón Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh trống khai giảng năm học đầu tiên.


Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh trống khai giảng năm học đầu tiên - Nguồn: WELLSPRING

Chưa đầy một tháng sau đó, ngày 4/9/2011, trường tiếp tục được “vinh dự” khi được tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến thăm và làm việc khi ông vừa đắc cử Chủ tịch Quốc hội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến thăm và làm việc tại trường – Nguồn: S.S.G

Với các lợi thế “vô địch” đó, cùng với S.S.G, Phương đã lần lượt thâu tóm các dự án lớn, đặc biệt là các dự án có vốn Nhà nước (Phương đặc biệt “thích” biến các dự án có vốn nhà nước thành của riêng), hiện nay, S.S.G đã trở thành thế lực Mafia “số 1” được “ông trùm” đứng sau chống lưng, “bao thầu” hầu hết các dự án liên quan đến bất động sản “vàng và kim cương” tại TP HCM. Thử điểm sơ qua khối tài sản khổng lồ của S.S.G được ghi trên “vốn điều lệ” tại các công ty con (số vốn thực tế lớn hơn nhiều lần):

20 công ty con: Công ty TNHH Địa ốc Sông Sài Gòn Thanh Đa (Vốn điều lệ 100 tỷ); Công ty cổ phần Địa ốc và xây dựng SSG2 (140 tỷ); Công ty cổ phần SSG Văn Thánh (350 tỷ); Công ty TNHH MTV KD BĐS SSG (tỷ); Công ty TNHH MTV KD BĐS SSG 12 (tỷ); Công ty TNHH BĐS SSG Tân Bình (217 tỷ); Công ty cổ phần khoáng sản SSG (40 tỷ); Công ty TNHH Thương mại Sông Xanh (6tỷ); Công ty cổ phần Cơ điện lạnh SSG (10 tỷ); Công ty TNHH Sản xuất và trang trí nội thất SSG (19 tỷ); Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục SSG (100 tỷ); Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển Giáo dục SSG (55 tỷ). 2 công ty góp vốn: Công ty TNHH Việt Nam Land SSG (307 tỷ); Công ty TNHH BĐS SSG5 (90 tỷ). công ty liên kết: Công ty cổ phần Đầu tư, bất động sản Dầu khí Việt Nam – SSG (400 tỷ); Công ty cổ phần khai khoáng Hoà Phát – SSG (30 tỷ); Công ty cổ phần Đầu tư Việt liên Á - Phú Hưng Gia (268 tỷ); Công ty TNHH Petrosetco SSG (450 tỷ); Công ty cổ phần Đầu tư & Sản xuất Năng Lượng Xanh (120 tỷ); Công ty cổ phần Fafim Tp.HCM (12.87 tỷ);

- Ngoài ra, S.S.G còn chiếm 10% của Công ty cổ phần Thủy điện Đăkr'tih (1.000 tỷ); Công ty CP Phát triển Du lịch Tân An (90 tỷ); Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ánh Sáng Phương Nam (tỷ) cùng các khoản đầu tư dài hạn khác cho các dự án Cầu Thủ Thiêm, Đất Nhà Bè,...

- Ngoài ra hai dự án “thành công” của SSG là SaigonPearl và ThaodienPearl đã đem về cho “đế chế gia đình” của Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Hồng Phương trên 2.000 tỷ (hai ngàn tỷ) lợi nhuận ròng đã được đưa ra khỏi sổ sách báo cáo, có lẽ số này đã kịp biến thành tài sản ngầm theo nghĩa đen (chuyển thành vàng chôn xuống đất theo truyền thống của dân xứ Nghệ).

Ngoài thủ đoạn “hợp thức hóa” các nguồn vốn nhà nước thông qua ông anh cả từ thời kỳ đầu làm Bộ trưởng Bộ Tài chính đến nay, cộng với các lợi nhuận Phương đã kiếm được từ bất động sản, hiện nay số tiền của “đế chế gia đình Nguyễn Sinh Hùng” nhiều kinh khủng. Chưa dừng lại ở đó, với liên minh ma quỷ cùng với tay mafia mới nổi là Hà Văn Thắm (tập đoàn Đại Dương). Nguyễn Hồng Phương và Hà Văn Thắm phối hợp rất “nhịp nhàng” trong các dự án và xoay chuyển nguồn vốn, hầu như tất cả các dự án lớn lên đến nhiều trăm tỷ và nghìn tỷ đều “được” sự tài trợ của Ngân hàng Đại dương mà không cần tuân theo bất cứ một nguyên tắc, quy định nào như thông thường theo các chuẩn mực của Ngân hàng Nhà nước ban hành. Ngoài việc tài trợ vốn công khai, Đại Dương của Thắm và SSG của Phương còn “cùng nhau” khai thác nhiều cơ hội kiếm tiền khác như đang lập một “liên doanh” mới cùng với Vinaconex để chiếm quyền xây dựng cầu Thủ thiêm 2 tại Tp. Hồ Chí Minh ngay trong năm 2013 này.

Quay lại chuyện thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt, “đế chế gia đình của dòng họ Nguyễn Sinh” đúng là lòng tham không đáy, chưa thỏa mãn với những “thành quả” từ việc chiếm đoạt các tập đoàn có vốn nhà nước chuyển thành tài sản tư nhân của S.S.G, chiếm lĩnh các vị trí đất vàng tại Tp.HCM, chiếm cả cơ hội xây cầu Thủ thiêm 2, còn chạy chọt với Tp.HCM để “bẻ đường ray” tày điện ngầm tuyến số 1 đi qua Q2 vào ngay trung tâm của dự án ThaodienPearl,... ông anh cả Nguyễn Sinh Hùng vẫn còn một ước mơ “cháy bỏng” là sở hữu riêng 1 ngân hàng để “dưỡng già” (dù đã có ngân hàng sân sau là Ocean Bank của Hà Văn Thắm, nhưng Ocean Bank vẫn là của Thắm, “đế chế gia đình Sinh Hùng” muốn có một ngân hàng riêng, chứ không phải mỗi lần cần thì lại phải gọi cho “thằng Thắm” như lời Nguyễn Sinh Hùng thường phàn nàn). Phục vụ ý đồ của ông anh cả, vào cuối năm 2012, Ngoài việc nhờ Thắm đứng ra công khai thâu tóm dùm để khỏi gây “lùm xùm” (sau khi hoàn tất thâu tóm Bảo Việt Bank, Thắm sẽ chuyển tất cả lại cho Phương và nhận phần thưởng là khoản chênh lệch được thỏa thuận trước), bản thân Phương cũng đã kịp thời “gom” thêm được 64.5 tỷ mệnh giá cổ phiếu Bảo Việt Bank (chiếm 2.15%), tiếp đó Phương và Thắm còn âm thầm “mượn tay” Công ty Thép Kỳ Đồng “đứng tên hộ” thêm 60 tỷ mệnh giá nữa của Bảo Việt Bank. Hiện nay, theo kế hoạch vạch sẵn, ông anh cả đang tiếp tục chỉ đạo ông em “xã hội đen” phối hợp chặt chẽ cùng Thắm, Phương bằng nhiều thủ đoạn tinh vi “rút ruột” vốn nhà nước, chuyển hóa thành cổ phiếu BVB với nhiều tên tuổi khác nhau mà chúng tôi đã đề cập. Hiện “ông anh cả” và đàn em “xã hội đen” thân tín đang kiểm soát nguồn vốn nhà nước của Bộ Tài Chính tại Tập đoàn Bảo Việt đang sở hữu trên 50% cổ phần, cộng với phần của Thắm (Đại Dương) và của Phương (SSG) và một lô một lốc của các “hình nhân thế mạng” đứng tên dùm đã là một con số áp đảo.
Với kịch bản hoàn hảo cùng với một thế lực to lớn về chính trị và kinh tế của nhóm Mafia Hà nội như thế, chắc chắn cuộc họp đại hội cổ đông sắp tới (vào cuối năm 2013) của Bảo Việt Bank hứa hẹn sẽ là một cuộc họp đầy tang thương và tiếng thét căm hờn, đối diện với những người thân cô thế cô là những tên Mafia Hà nội khát máu lòng tham không đáy (như chúng tôi đã trình bày một phần trên đây). Nhưng, tham thì thâm, trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông của BaovietBank tới đây, liệu những con sói khát máu này có nuốt nổi con mồi đang không còn gì để mất??? Hãy chờ xem.

Với khối tài sản khổng lồ, đúng ra Nguyễn Hồng Phương phải là cái tên nằm trong “TOP 10” những người giàu nhất Việt Nam, thế nhưng, thật kỳ lạ, trong danh sách mà truyền thông công khai không hề xướng danh Phương? Tại sao thông tin tài chính của S.S.G và Phương lại được dấu như mèo dấu “cứt” như thế, ngay cả trên chuyên trang nổi tiếng về tài chính là CafeF cũng chỉ có thông tin nghèo nàn đến năm 2009 của tập đoàn này? (duy nhất phần giới thiệu sơ sài với vốn điều lệ 550 tỷ), thậm chí còn ghi trong phần Ban lãnh đạo và sở hữu là “Ông” Nguyễn Hồng Phương? Có lẽ vì những mối quan hệ nhạy cảm nên những câu hỏi này sẽ khó có lời giải đáp thỏa đáng?!

Không biết trong bản kê khai tài sản, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có “kịp” kê khai thêm phần của Baoviet Bank trong khối tài sản khổng lồ của “đế chế gia đình Nguyễn Sinh” hay không? Hay lại bảo là trong phần kê khai không có nội dung “người đứng tên dùm tài sản”, dù đó chính là người trong gia đình, là cô em ruột “nữ tướng cướp” Nguyễn Hồng Phương?!

Phần tiếp theo chúng tôi sẽ tiếp tục phanh phui “đại ca xã hội đen” và tác giả kịch bản thương vụ thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt và một số thông tin khác liên quan đến vị “chính trị gia rất to” trong liên minh ma quỷ này.


Những người khốn khổ của BVB

816. Ngàn năm người Hán TQ nhục nhiều hơn vinh!

Trung Quốc Ngàn Năm
Posted by Nguyễn Xuân Nghĩa Việt Báo Ngày 130724  

Những nhập nhằng của Bắc Kinh và hiểu lầm của thế giới về Trung Quốc


Lãnh thổ "Trung Quốc" thời Nguyên Mông... Hốt Tất Liệt, Khang Hy, v.v... là người Hán ư? 

Với dư luận thế giới, Trung Quốc là cường quốc đã có ảnh hưởng quốc tế trong cả ngàn năm, sau thế kỷ lụn bại chỉ bằng chớp mắt, nay đang chiếm lại ngôi vị truyền thống. Cho nên các chiến lược gia đều thấy sự thật này trong cách xử trí với một quốc gia từng là trung tâm thế giới hay thiên hạ, như tên gọi của Trung Quốc. Khốn nỗi, sự thật này chỉ là một huyền thoại.

Sự thật là Trung Quốc chưa từng là trung tâm của thế giới, dù chỉ là thế giới của đại lục Âu-Á. Và ngàn năm qua, Hán tộc đã từng bị các sắc tộc khác thống trị trong nhiều thế kỷ. Bài này sẽ nói về giai đoạn đầu của "ngàn năm Trung Quốc", từ năm 960 với Đế chế của nhà Đại Tống cho đến năm 1911 khi Đế chế nhà Đại Thanh sụp đổ, chấm dứt luôn sự cai trị của các Hoàng đế Trung Hoa, khởi đầu từ Tần Thủy Hoàng Đế vào năm 221 trước Công nguyên.

Sau ngàn năm đó là "trăm năm huy hoàng" của Hán tộc, từ 1912 đến 2013 - một chuỗi huyền thoại cận đại mình sẽ xét sau....

***

Thế giới ngoài Châu Á, là Âu Châu hay "Tây phương", có thể đã lần đầu tiên biết về Trung Quốc dưới cái tên là CATHAY, hình như là do lầm lẫn của Marco Polo khi kể lại chuyện Trung Quốc thời nhà Nguyên với cái tên phổ biến KHITAN tại Tây Á và Trung Á của Đế quốc Khất Đan hay Khiết Đan.

Khác với nhiều quốc gia mà tên nước phản ảnh chủ quyền của một sắc tộc chính (Đại Việt là một thí dụ, Afghanistan là một thí dụ khác, đất của người Afghan), Trung Quốc có tên nước khá trung hòa, chung chung, là "quốc gia trung tâm". Bên trong có nhiều sắc tộc khác nhau, nhưng Hán tộc giữ vai trò chính - hoặc làm như là đã từng giữ vai trò chính. Đấy là huyền thoại đầu tiên, một sai lầm cứ lưu truyền như chân lý. Ngày nay, khi tiếp tục dùng chữ "Trung" như Bắc Kinh hay con vẹt Hà Nội, chúng ta lưu truyền sự sai lầm đó. Vô tình hay cố ý thì xin cứ chọn!

Trong ngàn năm Trung Quốc, từ 960 đến 1911, Hán tộc đã nằm dưới, hoặc bị các dị tộc bợp tai đá đít trong nhiều thế kỷ, khoảng hai phần ba thời gian đằng đẵng này.

Trước hết, sử sách lười biếng - và kẻ đọc sử theo tinh thần bị Hán hóa, là không dùng óc phê phán - thường ghi rằng nhà Đại Tống khởi nghiệp nhờ Triệu Khuông Dận vào năm 960 sau 70 năm loạn lạc của thời "ngũ đại thập quốc" ("năm đời 10 nước"), và kết thúc vào năm 1279. Ngàn năm qua, đấy là triều đại của Hán tộc có thiên mệnh lâu nhất, dài hơn ba thế kỷ (319 năm).

Sự thật lại không hẳn như vậy. Trước hết là về nhà Đại Tống.

ĐẠI TỐNG 960-1279


Nhà "Đại" Tống quãng 1114, dưới chân Tây Hạ và nhà Kim, bên cạnh Tây Tạng và Đại Lý (Nam Chiếu)

Sự thật là nhà Tống có nhiều thành tựu chói lọi về văn chương hay kỹ thuật, nhưng là thời "đa nguyên" khi chính quyền trung ương suy yếu nhất trong các triều đại của Hán tộc. Lý do là một sự thật khác: lãnh thổ Trung Quốc tuột khỏi tầm kiểm soát của Hán tộc vì bị các triều Khất Đan, Tây Hạ và nhà Kim cai trị trong cả thế kỷ. Xin hãy đọc lại:

Từ năm 960 đến 1279, nhà Đại Tống bị mất đất 1) cho Khất Đan từ năm 916 (Triệu Khuông Dận chưa thống nhất tất cả như thiên hạ thường nghĩ) đến năm 1125; 2) cho Tây Hạ (thuộc tộc Tangut, Thông Cổ Tư, có họ với dân Tây Tạng) từ 982 đến 1227; 3) cho nhà Kim, thuộc sắc tộc Nữ Chân, có họ với dân Khất Đan và Mãn tộc sau này, từ năm 1115 đến 1234.

Không chỉ mất đất, nhà Tống còn bị chia hai. Sau trăm năm đầu thì Bắc Tống bị tộc Liêu uy hiếp và bị nhà Kim tiêu diệt năm 1127. Còn Nam Tống thoi thóp đến năm 1279 là tiêu vong.

Trong 319 năm đó, sự thật ai oán là nhà Đại Tống của Hán tộc chịu phận chư hầu, phải triều cống cho Khất Đan từ năm 1004 và cho Tây Hạ từ năm 1044. Năm 1207, Hoàng đế Nam Tống là Ninh Tông Triệu Khoách còn tăng mức triều cống và tự xưng cháu, "Hoàng điệt", với "Hoàng thúc" nhà Kim. Chúng ta kính trọng các anh hùng của họ, như Nhạc Phi hay Văn Thiên Tường, nhưng, khi thấy Hán tộc coi thường các sắc tộc họ gọi là tứ di thì đừng quên sự thật: trong hơn ba thế kỷ của nhà Tống, có hai thế kỷ là bị "man di" khuất phục. Ta nhớ lại các anh hùng dân tộc của ta đã đánh bại quân Tống, như Lê Đại Hành năm 981 hay Lý Thường Kiệt năm 1075....


Nam Tống trước khi tiêu vong

NGUYÊN MÔNG 1279-1368

Sau đó là thời của cháu nội Thành Cát Tư Hãn, là Hốt Tất Liệt, người lập ra nhà Nguyên của sắc tộc Mông Cổ trên một lãnh thổ bát ngát.

Sau khi Thành Cát Tư Hãn lấn đất cắm dùi từ năm 1207 thì Mông Cổ hoàn toàn làm chủ Trung Quốc từ năm 1279 đến 1368. Hán tộc là dân thứ cấp, hạng dưới, của người Mông Cổ. Dù có thi đỗ để ra làm quan từ năm 1315 trở về sau cho triều Nguyên Mông thì sĩ phu Hán tộc chỉ được nhậm chức ở địa phương. Triều đình trung ương thuộc các Đại Hãn. Họ kết nạp trí thức Tây Á, Trung Á, Á Rập, thậm chí Âu Châu (Marco Polo là thí dụ).

Đây là một thời "đa nguyên" khác vì tầng lớp ưu tú xuất phát từ nhiều sắc tộc, thuộc các tôn giáo hay văn hóa như Phật giáo Tây Tạng, Hồi giáo, Cảnh giáo hay Mani giáo ("Minh giáo" theo cái hiểu thông tục nhờ truyện võ hiệp Kim Dung).... Tư tưởng Khổng Nho và cả chữ Hán có được sử dụng, nhưng chỉ là phương tiện cai trị thực tiễn ở dưới. Và trí thức Hán tộc có hai ngả giải thoát là văn chương, và.... lại luyện thuốc trường sinh theo Đạo giáo.

ĐẠI MINH 1368-1644


Vạn lý Trường thành vào đời Minh - Tân Cương, Mông Cổ và Mãn Châu ở đâu?

Sau trăm năm dưới ách Nguyên Mông (1279-1368) Hán tộc có cơ hội quật khởi khi Chu Nguyên Chương sáng lập ra một triều đại kéo dài từ 1368 đến 1644.

Trải ngàn năm của Trung Quốc nếu có một thời kỳ mà Hán tộc thật sự thi thố tài năng hoặc nguyện ước "bình thiên hạ" thì đấy là vào nhà Minh, ít ra trong nửa đầu của 276 năm cai trị, là hơn một thế kỷ. Kết luận là không có gì sáng láng!

Tính trung bình thì trong 276 năm, mỗi năm lại có một cuộc chiến (con số chính xác của Alastair Johnson, một học giả Harvard, là 1,12!) Ngoài chuyện loạn lạc triền miên với hơn 300 vụ xung đột giải quyết bằng quân sự, những điểm nổi bật nhất của nhà Minh của tộc Hán là:

Thứ nhất, mở rộng và củng cố Vạn lý Trường thành, một kỳ tích của sự sợ hãi có thể thấy được từ mặt trăng. Thứ hai và đấy là lý do, vì khu vực Trung Nguyên của Hán tộc thường bị các dị tộc Mông, Mãn tấn công. Thứ ba, nhà Minh quay đầu vào núi, giữ thể thủ để tồn tại: sau bảy chuyến hải hành từ 1405 đến 1433 của Tam bảo Thái giám Trịnh Hòa, một Đô đốc Hồi giáo, thì Hán tộc ra lệnh "hải cấm". Nhường đại dương cho thế giới. Thứ tư, nhà Minh trở lại lý luận tinh thuần của Khổng Nho, không tranh đua buôn bán với thiên hạ.

Một lý do quan trọng không kém của kỳ tích tự cô lập này là kinh tế: công khố bị kiệt quệ.

Mười năm chiếm đóng (1407-1418) và thu vét tài nguyên của Đại Việt lại ộc ra hết và lỗ vốn vì 10 năm kháng chiến của Lê Lợi từ 1418 đến 1427! Xin đặt lại "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi vào bối cảnh "geopolitics"....

Và dù đã nâng cao mở rộng Vạn lý Trường thành, Hán tộc dưới đời Minh vẫn không ngăn nổi thác lũ từ Đông Bắc, họ lại bị dị tộc khuất phục sau khi gặp cảnh tham ô và động loạn liên miên từ trước đời Sùng Trinh 1611-1644.

Kết luận thì lãnh thổ Trung Quốc thời Nguyên Mông rộng lớn chừng nào thì co cụm dúm dó chừng đó vào thời nhà Minh của Hán tộc. Rồi chỉ mở rộng là nhờ dị tộc Mãn Thanh.

ĐẠI THANH 1644-1911


Bản đồ Đại Thanh - và nghệ thuật nhận vơ của Hán tộc

Mối duyên, hay cái nợ, của Hán tộc với các sắc tộc Nữ Chân, Khất Đan hay Liêu Kim không kết thúc với nhà Nguyên hoặc được Trường thành Liêu Đông của nhà Minh ngăn trở. Các sắc tộc thiểu số trên vùng Đông Bắc đã tranh đua với nhau, thoát khỏi ách Nguyên Mông và quật khởi. Đó là Mãn Tộc, tự xưng nhà Hậu Kim rồi đổi thành nhà Thanh. Họ vượt trường thành vào làm chủ Trung Quốc từ năm 1644.

Ngẫm lại thì thế giới bên ngoài biết quá ít về các sắc tộc hay bộ lạc như Mông Cổ, Tây Hạ hay Thông Cổ Tư, hoặc Mạt Hạt, Nữ Chân, Khất Đan, Cao Ly hay Mãn Châu, v.v.... Có lẽ Hán tộc cũng tránh nói đến cái phần kém vinh quang của họ trên những khu vực hoang vu cằn cỗi nơi "quan ngoại", ngoài Vạn lý Trường thành. Cho đến khi bàng hoàng vì bị một sắc dân thiểu số từ đó bước vào cai trị trong 267 năm.

Các sắc dân này cũng có đại anh hùng, như Đại Hãn Nỗ Nhĩ Cáp Xích và con trai là Hoàng Thái Cực, hai người sáng lập nhà Đại Thanh. Họ là tổ phụ của những Khang Hy và Càn Long nổi tiếng trên thế giới và góp phần nhân đôi diện tích của Trung Quốc vào đời Minh!

Quả thật là nhà Đại Thanh đã là đại cường Đông Á trong thời kỳ đầu, với các cuộc viễn chinh mở rộng bờ cõi nhờ các chiến công quân sự tại Tân Cương, Tây Tạng, Nepal và Miến Điện. (Trường hợp nước ta với Quang Trung Nguyễn Huệ là ngoại lệ tê tái, y như các chiến công đời Trần).

Thế giới khi ấy chỉ có ba Đế quốc xứng tài là Đế quốc Ottoman theo Hồi giáo, Đế quốc Moghul của văn hóa Ba Tư và Đế quốc Đại Thanh của Mãn tộc.

Dưới triều Mãn Thanh, Hán tộc lại là loại công dân hạng nhì, thắt bím nằm im dưới các sắc tộc thiểu số. Trong tổ chức quân sự và dân sự, là "bát kỳ", dưới tám lá cờ, các tộc Mãn và Mông vẫn lãnh đạo ở trên, Hán tộc là nô bộc chỉ được tham dự về sau, và ở cấp thấp. Trong sinh hoạt trị quốc, chữ Hán có được dùng, nhưng chỉ là phương tiện điều hành cho cấp dưới, chứ các văn từ quan trọng nhất đều viết bằng tiếng Mãn. Việc Hán tộc đã "Hán hóa" của dị tộc cũng là một huyền thoại khác. Nhà Thanh áp dụng tư tưởng Khổng Nho vì có lợi cho bộ máy thống trị - và cũng khiến xứ sở lụn bại dần - chứ vẫn khinh thường người Hán. Chỉ những ai đã nhiều đời phục vụ các tộc Nữ Chân, Kim Liêu về trước hay Mông Mãn về sau mới được trọng dụng. Họ là thành phần bị gọi là "Hán gian"....

Chính là sự miệt thị này mới giải thích phản ứng dội ngược của Hán tộc trong cuộc cách mạng gọi là "Dân Quốc" vào năm 1911 - và những thảm kịch về sau. Chuyện về sau, khi sẽ nói sau....

***

Khi điểm lại "ngàn năm Trung Quốc", từ 960 đến 1911, ta thấy ra quy luật của sự nhập nhằng, lồng trong mặc cảm tự ti được che giấu bằng tinh thần tự tôn nhờ chiến công của người khác.

Trong 319 của nhà Tống, có hơn 200 năm bị ngoại thuộc từng phần rồi toàn phần. Cộng với gần trăm năm thống trị của Mông Cổ và 267 năm của Mãn Thanh, Trung Quốc thực tế bị ngoại tộc khuất phục trong khoảng 600 năm. Xin viết lại cho dễ nhớ: 600 năm cúi đầu trong 950 của Đế chế Trung Quốc.

Nói cách khác, đa số các Hoàng đế Trung Quốc không phải là người Hán. Hai phần ba thời gian vinh quang của Trung Quốc ngàn năm là một chuỗi dài nhục nhã cho Hán tộc.

Khi các dị tộc man rợ này cai trị thiên triều thì họ mở cơ hội cho nhiều sắc tộc khác tham gia. Khi Hán tộc có thể một mình một chợ thi thố tài năng thì chủ nghĩa duy chủng thắng thế, Hán tộc là nhất. Trung Quốc có sự "ổn định" huy hoàng - trăm năm đầu của nhà Tống và nhà Minh. Sau đó là nội loạn, ngoại xâm và lụn bại.

Ngày nay, khi lãnh đạo Trung Quốc lấy chiến công chinh phục của dị tộc để nói về chủ quyền của họ, từ vùng Mãn Châu qua Nội Mông, Tân Cương hay Tây Tạng, họ nhập nhằng với lịch sử. Và với địa dư. Những vùng đất nằm ngoài Vạn lý Trường thành, dù là xây vào đời Chiến Quốc, hay Tần, hay mở rộng vào đời Minh, không thể là lãnh thổ của Trung Quốc.

Lãnh đạo Bắc Kinh còn nhập nhằng với các sắc tộc khác khi lại đề cao Hán tộc và coi thường những sắc tộc đã bị đồng hóa lần mòn, mà vẫn chưa thấy yên tâm trong bụng.... Nếu hiểu ra tâm lý đó, ta có thể hiểu được những động thái ngày nay của Bắc Kinh, rất hung hăng với bên ngoài, để che giấu mối lo ở bên trong.


Đặt vào bối cảnh địa dư chiến lược của trường kỳ, ta mới thấy sự kiêu hùng của Đại Việt từ các chiến công lẫy lừng vào đời Tống, đời Nguyên, đời Minh đến thời Thanh làm Càn Long phải tâm phục.... Còn đâu cái nét kiêu hùng?

22 tháng 7, 2013

815. Vì sao tham nhũng của ngành Công an luôn đứng đầu?

Anh Vũ, thông tín viên RFA, 2013-07-21

Ngày 09.7.2013, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam đã công bố Kết quả khảo sát về quan điểm và trải nghiệm của người dân đối với tham nhũng. Báo cáo cho biết “Tham nhũng tăng lên trong hai năm qua, trong đó cảnh sát vẫn là lĩnh vực có mức độ tham nhũng nhiều nhất”.

Kết quả của khảo sát vừa nêu hoàn toàn phù hợp với kết quả cuộc điều tra xã hội do Thanh tra Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới công bố hôm 20.11.2012, thì CSGT là một trong 4 ngành tham nhũng phổ biến nhất.

Lạm dụng quyền lực một cách có hệ thống

Vấn đề tham nhũng thì ở quốc gia nào cũng có, chỉ khác nhau ở mức độ; thế nhưng điểm đáng chú ý là ở Việt nam chuyện tham nhũng dường như đã trở thành một chuyện đương nhiên. Đó là vấn đề “đầu tiên” - tiền đâu? Nói về nguyên nhân khiến cho tham nhũng tràn lan, TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS cho biết

“Tôi nghĩ rằng cái đó là cảm nhận của người dân trong cuộc sống hàng ngày. Việc cảnh sát hạch sách người dân có những chuyện người ta làm đúng chứ không phải là sai, phạt các vi phạm này khác là chuyện cần thiết thôi. Nhưng mà gắn vào cái việc phạt nào đấy thường là chuyện vòi tiền chẳng hạn, hay là người dân nghĩ trả cho họ ít tiền cho đỡ rách việc để đi làm việc khác”.


Công an giao thông Việt Nam

Nói đến tham nhũng của cảnh sát thì thường người ta nghĩ tới CSGT vòi vĩnh nhũng nhiễu để nhận tiền hối lộ từ người tham gia giao thông, hay cảnh sát điều tra tham nhũng bằng cách làm sai lệch hồ sơ trong vấn đề chạy án. Nhưng trên thực tế, những việc đó chỉ là những hành vi tham nhũng rất nhỏ trong ngành công an. Thực tế, tham nhũng trong ngành công an chủ yếu là việc lạm dụng quyền lực để trục lợi một cách có hệ thống.

Thông qua danh nghĩa bảo vệ an ninh chính trị, bí mật quốc gia, trật tự an toàn xã hội nên hiện nay ở Việt nam đã có quá nhiều công an để theo dõi, quản lý trong hoạt động của đời sống xã hội ở mọi cấp, mọi ngành. Về vấn đề này TS. Nguyễn Quang A nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS cho biết

“Tôi nghĩ đây là cảm nhận của người dân, thì rõ ràng người dân phải tiếp xúc với rất nhiều cảnh sát. Có thể nói rất đáng tiếc trong thời gian vừa qua nhà nước Việt nam đã bị cảnh sát hóa một cách vô cùng mạnh mẽ. Có thể nói cảnh sát hiện diện ở khắp mọi nơi, tôi đi nhiều nơi trên thế giới chưa thấy ở nơi nào nhiều cảnh sát đến như vậy, như ở Việt nam này. Nhưng người dân có khi người ta không cảm nhận trực tiếp được sự tham nhũng khủng khiếp hơn như thế rất là nhiều. Thì những cảm nhận đó có thể không được thể hiện trong báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế”.

Do đó hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hay các tranh chấp Hình sự, Dân sự đang được tiến hành theo trình tự mà pháp luật quy định sẵn sàng bị công an can thiệp. Bằng cách vô hiệu hóa nguyên đơn, hoặc bao che cho bị đơn với lý do cho rằng họ là đối tượng đang bị theo dõi về chính trị hoặc là đang liên quan đến bí mật quốc gia. Với mục đích cuối cùng là để tạo điều kiện cho công an có thể tham nhũng dưới mọi hình thức, bằng tiền bạc, vật chất… thậm chí cả việc nắm giữ các cổ phần trong các doanh nghiệp mà không phải bỏ vốn. Đáng tiếc là việc lạm dụng quyền lực của ngành công an lại thành hệ thống, có tổ chức và được bảo kê từ lãnh đạo cấp cao trong bộ máy của đảng.

Công an có quá nhiều quyền hành

Nhà báo chống tham nhũng Trần Quang Thành, người đã từng bị tạt acid trả thù do chống tham nhũng cho chúng tôi biết

“CSGT nhũng nhiễu tôi cho rằng chỉ là một vài % của ngành công an thôi. Ngành công an là một cái vòi bạch tuộc, nó khống chế mọi ngành ở Việt nam. Từ cấp cao đến cấp thấp đều dính tới việc lạm dụng, lợi dụng quyền lực, dùng quyền lực để giành quyền lợi cho họ được. Họ bóp tất cả các ngành dưới bàn tay của họ, bất cứ việc gì họ đều có thể. Cho nên muốn bịt mồm ai họ bảo phải đình chỉ công tác, vì vụ này liên quan đến bí mật quốc gia, một thế lực nước ngoài đang lợi dụng ông ấy để lật đổ chế độ thì… ”.

Được biết theo báo cáo của TI, số người dân cho rằng nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ không hiệu quả đã tăng lên trong năm 2013 và họ không muốn tố cáo tham nhũng. Mức độ này hoàn toàn trái ngược so với con số tự nguyện tố cáo tham nhũng và không muốn tố cáo của năm 2010.

Bình luận về sự thờ ơ của người dân trong tố cáo tham nhũng và khi so với các nước trong khu vực, Việt Nam cũng là nước ít tố cáo tham nhũng nhất và ít có khả năng từ chối đưa hối lộ nhất. Nhà báo Trần Quang Thành, cho biết “Khó lắm, vì thế lực tham nhũng nó có quyền, có tiền, đụng chạm đến sẽ bị cô lập. Không có ai bảo vệ mình, (trong khi) nó có cả một thế lực lớn bảo vệ. Cho nên nói thật Việt nam thành một mafia có những bố già tiêu diệt ai cũng được. Bộ Công an thuộc vào các ngành có vị trí như vậy, nó lại vẽ cho tội này tội khác. Những cái tội gọi là tưởng tượng, như móc nối với bọn phản động nước ngoài thì bố ai đi điều tra được bây giờ?”.

Một nghịch lý ở Việt nam, công khai và minh bạch là một trong những vũ khí có hiệu quả trong vấn đề phòng chống tham nhũng, song luôn bị coi là những vấn đề nhạy cảm. Thậm chí người ta sẽ truy tố, nếu ai muốn bạch hóa những vấn đề nhạy cảm đó, mà bản án 4 năm tù đối với nhà báo Hoàng Khương của báo Tuổi trẻ vừa qua là một minh chứng. Hay chuyện thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - đường sắt, Bộ Công an đã có biểu hiện dung túng khi cho rằng "Nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm mà đó là tham nhũng thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng”.

Điều đó có lẽ chính là nguyên nhân vì sao đã từ lâu, dư luận xã hội cho rằng dường như tham nhũng đã trở thành quốc sách, khi mà tham nhũng và bao che cho tham nhũng đã trở thành hành vi có tổ chức trong hệ thống lãnh đạo, từ trung ương đến địa phương. Điều này đã khiến nhiều người nghi ngờ khi cho rằng tham nhũng là chủ trương và là độc quyền của đảng CSVN.

Tham nhũng của công an luôn dẫn đầu, vì họ có quyền lực quá lớn nhưng không bị ai kiểm soát, thậm chí là còn được dung túng, điều đó đã biến họ trở thành một lực lượng kiêu binh trong bộ máy nhà nước. Họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, kể cả không tuân thủ hay vi phạm hiến pháp và pháp luật.


Tham nhũng và độc tài đi liền với nhau và không thể tồn tại trong nhà nước pháp quyền. Vì tham nhũng là sản phẩm của chế độ độc tài, mà ở đó hình thức cai trị độc đoán do một đảng cầm quyền không bị luật pháp hay các nhân tố chính trị và xã hội đó ràng buộc. Ở nhưng nơi đó, như ở Việt nam hiện nay thì tham nhũng không bao giờ có thể giảm bớt.

9 tháng 7, 2013

814. Phạm Chí Dũng: Làm thế nào khuất phục người công giáo? (về vụ xử LS Lê Quốc Quân)

(hoãn rùi, lý do chánh án ốm?!!!)


Ảnh: Giáo xứ Thái Hà trong một lần thắp nến cầu nguyện cho Luật sư Lê Quốc Quân

Bỏ qua tất cả những gì thuộc về phương pháp luận duy vật biện chứng và quy luật tồn vong của vật chất, Hà Nội lại như tự chuyển hóa bài học tôn giáo vận thời bình sang “địch vận” thời chiến và chuyên chế loại trừ một tư tưởng.

Bất tuân!

Một phép thử nữa, có lẽ là một trong những phép thử cuối cùng vào thời kỳ cuối cùng, sẽ xảy đến với nhà cầm quyền Hà Nội trong mối liên hệ được xem là “tốt đạo, đẹp đời” với
8 triệu tín đồ công giáo Việt Nam: vụ xét xử giáo hữu Lê Quốc Quân vào ngày 9/7/2013.

Nhưng những người công giáo dường như cũng đang tự xác lập cho mình xác tín “Sống phúc âm trong lòng Đảng” thay vì “trong lòng dân tộc” như giáo trình kinh viện của hệ thống tuyên giáo từ gần sáu chục năm qua.

Nếu vào thời gian trước khi diễn ra vụ xét xử 14 thanh niên công giáo, tin lành tháng 5/2013, chỉ có một số ít nhà thờ tổ chức cầu nguyện cho những con chiên bất đắc dĩ của nhà tù, thì đến nay đã có đến gần 30 giáo xứ thực hiện hành vi hiệp thông chúc phúc cho Lê Quốc Quân mà chẳng cần nhà nước địa phương cấp phép cho lòng chia sẻ.

Sau hiện tượng Đoàn Văn Vươn - người được xem là “anh hùng áo vải” và đại diện cho tầng lớp nông dân bị áp chế đất đai, Lê Quốc Quân lại được coi là biểu trưng cho tiếng nói phản biện của giới thiên chúa giáo ở Việt Nam.

Hiển nhiên, đó là những hiện tượng quá đặc thù về xã hội học và tôn giáo học mà không một cơ quan đảng quyền, pháp quyền và giáo trình huấn học nào có thể đang tâm nhắm mắt phủ nhận.

Một số giáo dân ở công đồng Vinh còn tự hỏi đến khi nào sẽ có một làn sóng thân hữu kitô tràn ra làm tắc nghẽn đạo lộ từ Nghệ An và Hà Tĩnh trực chỉ Hà Nội.

Xem ra, có vẻ như chuyến “hành hương” của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Roma vào đầu năm con Rắn đã không kích thích cho không khí “hiệp thông” giữa Hà Nội và Công đồng Vatican trở nên thanh suốt hơn. Thay vào đó, một tảng băng trì uất vẫn lạnh giá trùm phủ lên mối quan hệ đáng ra phải được sưởi ấm trong ít nhất hai năm qua.

Ngọn lửa tình yêu duy nhất hóa ra lại thuộc về các giáo đoàn và những bản thánh ca. Tinh thần cầu nguyện và các thánh lễ của người công giáo đang tôn vinh một nhân vật thuộc về nước Chúa, một người được đông đảo giáo hữu xem như tấm gương về mục vụ và cho điều còn sót lại của ánh mặc khải trong bóng đêm trần thế.

Dĩ nhiên, sẽ chẳng mấy khó khăn để nhà chức trách Hà Nội “truy thu” một mức án nào đó đối với Lê Quốc Quân liên quan đến tội danh “trốn thuế” - một thủ pháp gần tương tự với Điếu Cày những năm về trước.

Chỉ có điều, một khi đã được thỏa mãn về uy thế quyền lực và hơn thế là thứ quyền lực duy nhất được lên tiếng trên đất nước này, những người cầm quyền sẽ có thể rơi vào một nước cờ lạc hướng: để giam cầm một thân phận kitô hữu, họ sẽ phải gánh chịu cả một bể phẫn nộ từ cõi Thiên đường.

Thái Hà ở Hà Nội chỉ cách đây vài năm là một minh họa ngầy ngật cho cơn sốt tủn mủn của một chính quyền dành cho một khuôn viên nhà thờ. Tinh thần vụn vặt ấy có vẻ còn nhiều nhặn hơn nhiều so với một Lê Quốc Quân hạt cát.

Nhưng cả hai cơn sóng ngầm ấy - Thái Hà và Lê Quốc Quân - lại đồng pha tại một điểm đồng vị trên biển cả: tinh thần bất tuân của người công giáo đối với chính quyền.

“Gươm giáo”?

Làm thế nào để khuất phục người công giáo?

Có thể đó là nỗi khát khao ghê gớm của một chính thể, không kém thua gì nguyện ước bác ái cho anh em của Jesus Christ.

Vào lúc còn sống, tiền nhân của Đảng cộng sản là Hồ Chí Minh đã chân tình: “Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả… Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho mọi người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên cõi đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”.

Nhưng bài học về tôn giáo vận lại như chệch hướng bởi sự xa rời quần chúng giáo dân, trong khi chung đụng thái quá với quyền lực và tiền bạc.

Làm thế nào để sư tử chung sống với đàn cừu?

Những “học trò nhỏ” thời hậu bối lại như tự chuyển hóa bài học tôn giáo vận thời bình sang “địch vận” thời chiến.

Bỏ qua tất cả những gì thuộc về phương pháp luận duy vật biện chứng và quy luật tồn vong của vật chất, người ta vẫn chuyên chế loại trừ một tư tưởng.

Nhưng trong lịch sử từ Công nguyên đến giờ, người công giáo chỉ tuân theo một quy luật riêng tư: họ chỉ có thể bị khuất phục bởi đức tin và tư tưởng của chính họ, tương tự quy luật mà lãnh tụ vô sản Vladimmir Ilitch Lenin từng không úp mở: chỉ người cộng sản mới tiêu diệt được người cộng sản.

Thế loại trừ và tiêu diệt lẫn nhau tất yếu là đường cùng của nhân loại.

Kẻ nào chơi với giáo gươm sẽ chết bởi gươm giáo - như di chỉ của Jesus cho môn đệ và có thể cho cả những kẻ muốn đóng đinh câu rút ngài.

Hình như đang lan truyền tiếng thầm thì sôi sục của khối giáo dân ở công đồng Vinh và khắp các giáo phận: đến khi nào họ sẽ đưa đức tin cầu nguyện cho kitô hữu từ nhà thờ ra đường phố?

Đường phố…

Lẽ nào “phép thử gươm giáo” sẽ phải xảy đến với Hà Nội vào những ngày tới?

Cho những năm tới?


Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

6 tháng 7, 2013

813. Minh Diện: DƯ ÂM BUỒN (chuyện về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý)

Chiều 04-07-2013


Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý

Tôi dừng xe trước căn nhà nhỏ bé số 94/19 trong con hẻm đường Trần Khắc Chân, quận 1, thành phố Hổ Chí Minh. Nhìn qua cửa sổ tôi đã  thấy mái  đầu trắng phơ mờ ảo. Đó chính là nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, một cây đại thụ trong làng âm nhạc Việt Nam, nổi tiếng với các tác phẩm như Dư âm, Mẹ yêu con, Bài ca năm tấn, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Dáng đứng Bến Tre...

Một phụ nữ  bồng đứa trẻ bước ra, hỏi tôi:

- Chú tới thăm nhạc sỹ hả?
- Vâng!
- Mời chú vào!

Tôi bước qua manh chiếu, tránh mấy thứ đồ lộn xộn, vào căn phòng nhỏ xíu. Chiếc giường cá nhân thấp gần sát đất trải tấm đệm rách, có chiếc gối và chiếc mền chăn nhàu nát. Trên tường treo chiếc đàn tì bà cũ kỹ đứt dây cạnh tấm ảnh chủ nhân thời hoàng kim. Cạnh cửa sổ một chiếc bàn con, vài quyển sách và bản nhạc phủ đẩy bụi bặm. Bên trái một chiếc đàn Organ có lẽ ra đời từ những năm tám mươi, đã rệu rã với những phím đàn đen xỉn, mốc meo. Chiếc máy Cassete cũng cũ kỹ như chiếc đàn Organ đặt trên đầu giường, băng ghi âm đang nhả bài Dư âm, giọng ca buồn của Ánh Tuyết như cô đặc trong bầu không khí  ẩm mốc, cô quạnh.


Nhạc sỹ đang chuẩn bị ăn cơm chiều. Chiếc khay nhựa đặt trên chiếc ghế gỗ, có chén cơm, chén canh, vài miếng đậu phụ. Tôi lên tiếng:

- Em chào anh ạ!

Ông già ngẩng nhìn tôi. Khuôn mặt vuông vức, vầng trán cao, tóc râu trắng toát lòa xòa.

- Em là ai nhỉ? Anh quên mất rồi!
- Minh Diện đây anh!
- À, anh nhớ ra rồi! Khỏe không em?

Ông chìa bàn tay xương xẩu, khô héo, teo tóp cho tôi, rồi bào:

- Đưa giúp anh chiếc gậy, anh em mình ra kia uống trà!

Tôi nói:

- Thôi, ngoài đó đang sắp mưa, lạnh lắm!
- Ừ, thế thì ngồi đây nói chuyện!

Ông nói thế, và cười. Vẫn ánh lên nét hồn nhiên trên đôi mắt đa tình của một thời từng làm rạo rực trái tim bao cô gái trẻ. Ánh mắt của một mối tình ngang trái đẹp như mơ, tạo lên một “dư âm” hơn nửa thế kỷ trước.

Nguyễn Văn Tý kể, hồi ấy ông ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, có người mai mối cho một người con gái và dẫn đến nhà cô chơi. Cô ấy đẹp nhưng nói nhiều, cái duyên lộ ra hết ra ngoài. Bỗng một cô bé có đôi mắt to tròn, gương mặt thánh thiện, đẹp như vầng trăng mười sáu, thấp thoáng sau chị gái. Nguyễn Văn Tý nhìn đắm đuối và cô bé đáp lại bằng nụ cười e ấp. Thế là cảnh “Tình chị duyên em” xảy ra và người nhạc sỹ chiến sỹ phải nén lòng, lặng lẽ ra đi, bởi ngày ấy kỷ luật vệ quốc quân vô cùng khe khắt.

Rồi một lần Nguyễn Văn Tý tình cờ gặp lại người con gái ở Vĩnh Yên. Cô đẹp hơn, là một diễn viên văn công, và đã có người yêu. Cô hỏi Nguyễn Văn Tý: “Sao ngày ấy anh bỏ đi biệt?”. Nguyễn Văn Tý  không trả lời, trao cho cô gái bản nhạc Dư âm mà ông đã sáng tác trong một đêm thầm nhớ người con gái ấy:

“Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng thơ.../ Đê mê lòng nhớ giấc mơ, môi em hé rung / Anh muốn thành mây nương nhờ làn gió...”

Sau cuộc chia tay, Nguyễn Văn Tý không gặp lại người con gái ấy. Ông bị cuốn theo  bước chân hối hả của bạn bè, đồng đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông có mặt trong đoàn văn hóa của Cục quân huấn, rồi nhận nhiệm vụ đi xây dựng Đoàn văn công Sư đoàn 304, làm trưởng đoàn, vừa hát vừa sáng tác trên các mặt trận Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên Phủ. Tuy nhiên bài “Dư âm” của ông chỉ được hát vài lần rồi bị cấm và ông  bị kiểm điểm vì người ta nói bài hát ấy ủy mị, thiếu lập trường tư tưởng cách mạng.

Trong khi miền Bắc cấm thì miền Nam lại hát. Bài hát Dư âm bay bổng trên đài phát thanh Sài Gòn. Và đó là tai họa dáng xuống đầu Nguyễn Văn Tý. Người ta ghép ông vào nhóm “Nhân văn giai phẩm”.

Tôi hỏi:

- Có một bài báo viết, ngày ấy, theo lời khuyên của Lưu Hữu Phước, anh về Hưng Yên. Có đúng không anh?

Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý nói:

- Đó là một lý do. Còn một lý do nữa, là mình đã sửa cà nhạc và lời một bài hát cho một nhạc sỹ. Bài hát nổi tiếng và ông ta trở thành một cán bộ lãnh đạo Hội âm nhạc. Ông ta muốn nhân cơ hội đẩy anh đi cho khuất mắt, để khỏi lộ chuyện nhờ sửa nhạc...
- Anh ở Hưng Yên cũng lâu nhỉ?
- Tám năm. Đúng tám năm!
- Ngày đó nhờ  ông Lê Quý Quỳnh và nhà thơ Trần Doanh, anh mới được trở lại Hà Nội?
- Em nhớ dai nhỉ! Đúng vậy đấy. Anh Quỳnh tốt và quý anh lắm.

Một hôm anh Trần Doanh xuống chơi, anh nói:

- Cho tôi về Hà Nội đi đây đi đó, may ra viết được cái gì, chứ ở đây mãi làm con chim chết khô trên đồng đay mất thôi!

Trần Doanh đưa tờ giấy bảo:

- Viết đơn đi!

Anh viết, Trần Doanh ký liền và đưa anh Lê Quý Quỳnh. Anh Quỳnh nói:

- Mình rất quý cậu, bà con Hưng Yên không quên bài “Tiếng chim hót trên đồng đay” của cậu. Đi đâu cũng đừng quên Hưng Yên.

Nguyễn Văn Tý như con chim sải cánh bay khắp mọi miền đất nước. Ông thâm nhập thực tế, chắt lọc chất thơ, chất nhạc từ trong cuộc sống lao động, chiến đấu cùa quân dân ta, tạo nên tác phẩm. Ông sáng tác không nhiều, không có những khúc tráng ca, những tác phẩm của ông mang đậm chất dân ca, được chắt lọc từ những làng quê ông đã đi qua. Những tác phẩm ấy đi vào lòng người và ngân mãi qua nhiều giọng hát cùa các thế hệ ca sỹ: Mẹ yêu con, Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Dáng đứng Bến Tre...

Bây giờ, khi đêm đêm những bài hát ấy vang lên ở một tụ điềm ca nhạc, một phòng trà, và những ca sỹ lộng lẫy trong ánh đèn mầu,  nhận những tràng pháo tay và sau đó nhận những phong bao tiền cát xê vài triệu đồng, thì trong căn phòng vài mét vuông này, người nhạc sỹ già Nguyễn Văn Tý vò võ trong cô đơn, bệnh tật và nghèo túng.

Ông nói với tôi:

- Từ ngày vợ anh chết, anh sống một mình. Anh có hai người con gái, một ở Hà Nội, một ở Sài Gòn, nhưng cả hai đều nghèo, anh không muốn làm gánh nặng thêm cho con cháu. Tất cà các khoản lương hưu và tiền bản quyền của anh mỗi tháng bây giờ được gần sáu triệu. Phần lớn dùng để uống thuốc vì về già nhiều bệnh lắm. Một phần trả lương cho người cháu vợ chăm sóc mình. Mỗi tháng chỉ còn vài trăm ngàn rau dưa thôi em ạ...

- Có cơ quan đơn vị nào quan tâm giúp đỡ anh không? Như Hưng Yên, Thái Bình, Bến Tre, Hà Tĩnh... Những địa phương nổi tiếng nhờ bài hát của anh!

Người nhạc sỹ già khẽ lắc đầu. Và ông nhớ lại một chuyện buồn:

- Một lần, Hội nhạc sỹ tổ chức sinh nhật anh, ông Phó giám đốc sở Văn hóa thông tin tỉnh Bến Tre mang lên cho mười triệu. Ông ấy không đưa cho anh mà đưa cho ban tổ chức. Sau lễ sinh nhật, ban  tổ chức mới cho anh biết và bảo số tiền đó  đã chi vào lễ sinh nhật hết rồi!

Dừng một lát, nhạc sỹ cười, rướm nước mắt:

- Gìá mà họ chia đôi số tiền đó, cho anh năm triệu em nhỉ?

Tôi động viên ông quên chuyện cũ đi. Ông đã không tiếc tuổi trẻ dấn thân vào con đường cách mạng thì nhớ làm chi những chuyện buồn ấy.

Tôi đặt vào tay nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý chút tiền và ghi vào mảnh giấy trên bàn số điện thoại, và dặn ông: “Khi nào cần anh bảo cô người làm gọi điện cho em!”

Tôi chào ông ra về.

Cơn mưa chiều sắp ập xuống.


Dắt xe ra về, tôi ngoái lại nhìn qua cửa sổ, vẫn thấy mái tóc bạc phơ nghiêng ngả như đung đưa. Và giọng ca Ánh Tuyết hát bài Dư âm buồn thăm thẳm!