Nhãn

13 tháng 5, 2017

871. CHÚA TRỜI VÀ CON ĐƯỜNG ĐÁY BIỂN


Xuân Dương
http://giaoduc.net.vn
Có một chủng tộc khiến nhiều người ngưỡng mộ, nhưng cũng không ít người ghen ghét vì sự thông minh là người Do Thái, dân tộc này có một ngày lễ trọng trong năm là “Lễ Quá hải” còn gọi là Lễ Vượt biển (Jewish Passove) [1]. “Lễ Quá hải” bắt nguồn từ câu chuyện lịch sử được đề cập chi tiết trong Kinh Thánh – phần Cựu Ước.

Chuyện kể về hành trình chạy trốn khỏi Ai Cập của người Do Thái cổ đại đã được Chúa giúp đỡ bằng cách tách đôi biển cả thành một con đường cho dòng người chân trần, đói khát băng qua.

Khi quân Ai Cập đuổi đến, Chúa khép biển trở lại khiến vô số quân lính Ai Cập chết đuối.
 

Chúa trời và con đường đáy biển (Ảnh: kienthuc.net.vn)

Người Do Thái được Chúa ban cho mảnh đất chỉ có cát trắng và nắng nóng nhưng họ vô cùng biết ơn bởi họ có được điều quý giá nhất là Tự do.

Tự do chắp đôi cánh cho Sáng tạo vì thế ngày nay dù là một quốc gia nhỏ bé chưa đến 20 triệu người, Do Thái vẫn là một cường quốc trên bản đồ chính trị toàn cầu.

Nếu người Do Thái được Chúa ban cho rừng vàng, biển bạc, nhưng họ loay hoay tìm mãi mà vẫn chưa hiểu ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ “Tự do”, liệu Sáng tạo có được chắp thêm đôi cánh?

Ngay cả khi đã có đôi cánh, nếu không gian của Sáng tạo lại là chiếc lồng “Tự do” được hút chân không thì dù kiên trì đến mấy cũng không thể cất cánh.

Muốn giang rộng đôi cánh, phải có bầu trời.

Có người cho rằng, Chúa trời không công bằng với chính những đứa con của mình, Người cứu vớt đứa con Do Thái mà lại hy sinh đứa con Ai Cập.

Tuy thế, không thể nói Chúa đã sai lầm, bởi Người đã sớm nhận thấy sự lụi tàn của đế chế Ai Cập, một trong số ít nền văn minh rực rỡ nhất địa cầu.

Sự tàn bạo của các Pharaoh trong cai trị dân chúng, sự ngạo mạn trong việc xây Kim tự tháp hòng đạt đến sự bất tử là con đường tự nhiên dẫn đến diệt vong.

Thế nên, hy sinh đứa con ngạo ngược, chuyên chế để giữ lại những đứa thông minh mới chính là sự sáng láng của Chúa.

Những đứa con được Chúa cứu vớt đã sản sinh cho nhân loại khoảng 160 nhà khoa học được giải Nobel, chiếm 20% tổng số người được giải toàn cầu.

Nơi trần thế này chẳng hiếm trường hợp vua chúa, quan lại vì những đứa con riêng của mình mà hy sinh cả bàn dân thiên hạ, vì phe nhóm của mình mà dửng dưng nhìn dân lành sống mòn trong đói khổ, bệnh tật, nhìn đất nước bị ngoại bang dày xéo…

Có một thành phố, nơi khí thiêng hội tụ, nơi “tinh hoa” chen chúc, khi dân chúng kêu gọi đổi thay, người đứng đầu bảo “không vội được đâu”.

“Không vội” nghĩa là cứ chờ, là giữ nguyên như cũ, không vội là dẫu có sai thì cũng chưa cần sửa?

Điều nguy hiểm nhất của “không vội” là không cần phát triển, là chấp nhận trở thành kẻ đi sau, là biến đất nước thành bãi rác cho kẻ đi trước xả thải?

Quan điểm “không vội” không biết từ bao giờ đã thành phương châm xử thế của cả một hệ thống. Rừng bị tàn phá: không vội; sông cạn trơ đáy: không vội; dân bị tù oan: không vội; thực phẩm bẩn lan tràn: không vội…

Bộ phim truyền hình Đảo Đười Ươi (Orangutan Island) do kênh truyền hình Khám phá thế giới (Discovery World HD) trình chiếu mô tả hoạt động tại một Trung tâm cứu hộ đười ươi.

Hàng trăm cá thể đười ươi mồ côi được cứu hộ về đây chăm sóc, khi khỏe mạnh chúng được thả lên một hòn đảo, trở về cuộc sống hoang dã.

Điều lo lắng nhất của nhân viên Trung tâm cứu hộ là bầy đười ươi khi thả về rừng bị mất đi hầu hết bản năng tự nhiên.

Chúng không biết bẻ cành cây làm chỗ ngủ, không chịu leo cây mà đi trên mặt đất, nhiều con ngủ ở gốc cây, bụi cỏ, chúng chờ người mang thức ăn tới, tranh giành nhau khiến phần lớn thức ăn rơi vãi xuống nước…

Có một nơi được khẳng định là tiến hóa hơn, văn minh hơn xã hội đười ươi, nhưng một bộ phận không nhỏ cá thể “không phải đười ươi” ở đó dù không cùng loài song lại giống lũ đười ươi Orangutan Island đến kinh ngạc.

Sự giống nhau đầu tiên phải kể đến là bẩn, đặc biệt là ăn bẩn, ăn không chừa một thứ gì, không chỉ “ăn” các thứ có thể nhai mà còn “ăn” cả các thứ không thể nuốt, tỷ như “danh hiệu anh hùng”.

Sự giống tiếp theo là “gãi”, đười ươi ngồi đâu cũng gãi, bạ chỗ nào gãi chỗ ấy, đằng này “gãi” là một biện pháp chống “dị nghị” nên giới hạn chỉ được phép gãi từ vai trở xuống…

Mã di truyền của những cá thể “không phải đười ươi” là bắt nạt kẻ yếu, khúm núm trước kẻ mạnh, nếu “to xác” một tí thì tìm cách tranh giành địa vị con đầu đàn.

Được nuôi dưỡng bên trong những hàng rào sắt, khi tự do cũng là lúc lũ đười ươi Orangutan Island mất đi khả năng sáng tạo mà thiên nhiên ban cho tổ tiên của chúng.

Dẫu có dạy dỗ mãi thì chúng cũng không thấm vào đầu chút gì, ngoại trừ khả năng bắt chước.

Điều này có phải cũng đúng với xã hội loài người?

Trong một Vương quốc hùng mạnh, vị Quân vương anh minh không thể có đám cận thần dốt nát. Có thể có những kẻ tham lam, quỷ quyệt nhưng chắc chắn đó đều không phải là người đần độn.

Nếu trong đám cận thần được Quân vương tuyển chọn có quá nhiều người thiếu trí tuệ, thừa lòng tham thì liệu Quân vương có phải là bậc tài cao, đức trọng?

Một trưởng “cấp Cục” gọi chủ tư bản doanh nghiệp nước ngoài là “đồng chí”? Làm đến trưởng của một Cục, người ta chắc chắn phải được dạy dỗ đến nơi đến chốn về lý luận.

Bộ “sưu tập” bằng cấp chắc phải là một tập dày gồm bằng đại học (mà cũng có thể là thạc sĩ hoặc tiến sĩ) mấy bằng lý luận sơ, trung, cao... Không biết khi học người ta có dạy cho cá thể ấy “đồng chí” nghĩa là gì?

Cũng có thể, trên con đường tiến hóa, cá thể ấy có cách định nghĩa “đồng chí” của riêng mình, nếu đã đi trước thời đại như vậy, ngồi ở vị trí ấy để làm gì?

Còn nếu vẫn là thành viên “nhóm không vội” nghĩa là không đi trước thời đại, vì sao “được dạy dỗ đến nơi đến chốn” mà lại không thấm được chút gì vào đầu, lại xem kẻ bóc lột đồng bào mình là “đồng chí”?

Một “cấp Sở” khi được thông báo, rằng hòn đảo vốn được mệnh danh là “thiên đường chim hải âu” nay không còn bóng chim nào đã trả lời “chim chết là việc chim chết, không liên quan gì đến tôi”? [2].

Thế nhưng lại có chuyện một cán bộ khác bị mất ba con chim, thế là khởi tố, thế là bắt giam mấy kẻ ngỗ ngược dám cả gan trộm chim chào mào quan Sở .

“Chim trời” vốn không phải của Sở nên có chết cũng chẳng liên quan gì, “chim Sở” dù chẳng phải  “của Trời” nhưng dẫu sao vẫn là tầm … “chim Sở”.

Chúa cho dân Do Thái mảnh đất khô cằn, chỉ có nắng nóng và cát bụi.

Người tin dân Do Thái sẽ sống tốt vì Người biết “Kẻ dẫn dắt” trong đám con dân Do Thái đã sớm nhận thấy hạnh phúc trong nước biển và ánh sáng, ánh sáng trở thành điện, điện biến nước biển thành nước ngọt, nước ngọt đem đến mùa màng bội thu…

Nếu người Do Thái cứ ngồi khóc trong hào quang ánh sáng, cứ mơ ước về một thiên đường xa vời chưa bao giờ hiển hiện, liệu họ có được như ngày nay?

Dân tộc nào, xã hội nào cũng có giai đoạn thăng trầm, sau vinh quang là cay đắng, cam tâm sống trong cay đắng chỉ là Con, biết nuốt tủi hổ vươn lên sẽ là Người.

Trên thế gian, không phải chỉ có một con đường duy nhất để “Con” biến thành “Người”, vấn đề là “Con đầu đàn” chọn sao trên trời để định hướng hay nhìn đường mòn để bước theo?

Dù chọn sao hay chọn đường mòn thì điều quan trọng nhất vẫn là đích đến. Chọn sai đường sẽ mất thời gian, chọn sai đích sẽ mất tương lai.

Trên đời này có ai dám khẳng định mình nhìn thấy chính xác tương lai phía trước? Nếu đã không chắc xã hội loài người tương lai chính xác sẽ thế nào thì dựa vào đâu để khẳng định nó là thiên đường chứ không phải ảo vọng, làm sao biết đang đi đúng hướng hay chệch hướng?

Trí tuệ con người vốn không có giới hạn, vốn luôn luôn phát triển. Những gì mà bộ não con người có thể nghĩ ra, sớm muộn sẽ trở thành hiện thực.

Tuy nhiên đó phải là những suy luận logic, phù hợp với quy luật tự nhiên chứ không phải kiểu “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”.

Áp đặt cái thiển kiến của một người cho muôn người không phải là sản phẩm trí tuệ, đó chỉ là sự cưỡng bức mang màu trí tuệ.

Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều đã từng khắc khoải thốt lên:
 
“Bất tri tam bách dư niên hậu; Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
(Chẳng biết hơn ba trăm năm sau, Người đời có ai khóc Tố Như chăng?)

Truyện Kiều trở thành cẩm nang cho một nét văn hóa dân gian là “Bói Kiều”, vậy nhưng Tố Như cũng không thể biết hậu thế vài trăm năm sau sẽ có ai khóc cho số phận của ông?

Chẳng Quân vương nào có thể rẽ biển đưa dân chúng tới miền Tự Do, vậy nên mong muốn có quyền năng của Chúa chỉ là ảo vọng hay còn là sự dại khờ?

----------------------------------------------------

Tài liệu tham khảo:

[1]Cụm từ "Jewish Passover” dịch sát nghĩa là “Lễ Vượt qua” song vì nó gắn với câu chuyện vượt biển của người Do Thái nên nhìn chung, các học giả vẫn dịch là “Lễ Quá hải” hay “Lễ Vượt biển”

 [2]http://www.tienphong.vn/xa-hoi/vuong-quoc-chim-da-chet-997957.tpo
Tác giả bài viết: Xuân Dương
Nguồn tin: giaoduc.net.vn


4 nhận xét:

  1. Prediksi bola dari tipster berpengalaman
    ada di link bawah ini

    Asianbookie


    Prediksi Bola

    Agen bola terpercaya dan ada juga bonus 20%
    untuk new member, lgsg aja klik link dibawah

    Agen Judi Online

    Kompetisi tipster bola yang ada diindonesia

    Turnamen prediksi Bola


    Preview dari orang lain

    Preview bola


    thx before

    Trả lờiXóa
  2. Sebagai situs IDN Poker terbaik, Sonic Poker melayani Anda dengan sepenuh hati. Yang kami sediakan untuk Anda adalah seperti layanan pelanggan kami yang siap 24 jam untuk anda, http://www.bjoerns-sardinienseiten.de/Forum3/index.php?id=440

    Trả lờiXóa