Con người là yếu tố quyết định thành
bại của công cuộc phát triển đất nước. Chúng ta đã chứng minh điều đó qua 2 cuộc
kháng chiến chống “hai đế quốc to”. “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên
khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi
xuống thấp”. Câu khắc ghi ở Văn Miếu - Quốc Tử giám đó ai cũng thuộc, cũng
nhớ. Nhưng sao nước ta bây giờ lại không thu phục được hiền tài? Bao nhiêu người
nổi tiếng tài giỏi bỗng nhiên trở thành đối địch với Đảng là tại làm sao?
Tất cả lỗi là ở công tác Tổ chức cán
bộ. Bước vào thời kỳ hội nhập, đất nước có “sánh vai cùng cường quốc năm châu”
hay không cũng là do BỘ MÁY và CÁN BỘ. Qua gần 30 năm đổi mới, khâu tổ chức cán
bộ nước ta đang bộc lộ rất nhiều vấn đề bất cập, bức xúc. Từ giáo dục, đào tạo,
tổ chức bộ máy, đến sắp xếp sử dụng cán bộ đều có rất nhiều kẽ hở cho tiêu cực,
tham nhũng nảy sinh. Tôi có cảm tưởng dường như bộ máy
làm công tác TỔ CHỨC CÁN BỘ ở nước ta là bộ máy của bọn tham nhũng.
1. Hệ thống tổ chức của ta vẫn nặng về tập trung quan liêu bao cấp, thiếu cơ chế để chọn được người hiền tài. Đáng lẽ chúng ta phải tổ chức bầu cử dân chủ trong Đảng hay trong Quốc hội, một chức danh đề cử 3, 4 người, như thế các đại biểu mới chọn được người tài hơn. Đáng tiếc là chúng ta vẫn đang áp dụng chế độ cơ cấu cán bộ theo cám tính và cảm tình riêng, nên không chọn được người tài. Bầu cử chỉ là hình thức, để “hợp lý hóa”. Còn toàn bộ bộ máy đều do ông Trưởng ban tổ chức Trung ương hay Bộ nội vụ chấm từng người và thủ trưởng “duyệt”. Thậm chí có Đảng bộ, có Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện còn cơ cấu đến từng tên người. Bầu cử như thế tạo điều kiện cho bọn bè phái, “lợi ích nhóm”, bọn tham nhũng lợi dụng để đưa người thân, đệ tử của mình vào chiếm lĩnh các vị trí chủ chốt, để dễ bề thao túng bộ máy, đục khóet của công. Tôi biết ở một tỉnh, tất cả vị trí giám đốc các sở, ban, ngành đều là đồng hương, người thân, thậm chí bồ bịch của ông đứng đầu tỉnh. Ở một tỉnh khác, BCH tỉnh Đảng bộ có 49 người thì có đến gần chục người bà con cùng họ với ông bí thư. Làm sao để có một phương thức bầu cử khoa học và văn minh, chọn được người tài, chống được nạn bè phái, cục bộ? Cơ chế nào để Thủ tướng Chính phủ cách chức tỉnh trưởng, tỉnh trưởng cách chức chủ tịch huyện nếu không làm tốt công việc? Cơ chế bộ máy nước ta hiện nay Thủ tướng không cách chức được tỉnh trưởng vì vướng bên Đảng.
2. Bộ máy từ trung ương đến địa phương của ta hiện nay quá cồng kềnh, trùng lặp, gây lãng phí rất lớn tiền của, làm phát sinh tệ quan liêu, cửa quyền. Chính quyền có cơ quan gì thì Đảng cũng có cơ quan ấy như Ban kinh tế, Ban tổ chức, Ban dân tộc, Ban dân vận.v.v.. Tại sao ta không thành lập một ban chung, vừa tiết kiệm vừa tăng hiệu quả? Rồi Bộ nào cũng có Viện nghiên cứu khoa học, có bộ tới ba bốn viện, tỉnh nào cũng có Ban kinh tế tỉnh ủy. Các viện, ban này không có kết quả nghiên cứu cụ thể nào, chỉ “ăn theo nói leo” theo ý lãnh đạo. Các viện đó rất nhiều giáo sư, tiến sĩ mà không có công trình nào. Đó là điều đau xót cho đất nước. Làm sao biến những “viện”, những “ban” này thành những đơn vị sống bằng chính kết quả nghiên cứu khoa học của mình? Hãy đưa họ về với thực tiễn cuộc sống, rồi do các địa phương, doanh nghiệp đặt hàng cho họ nghiên cứu, chứ không sống kiểu tầm gửi, “tầm chương trích cú” như hiện nay. Làm được như vậy, ngân sách nhà nước đỡ ra mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng. Rất nhiều Ban kinh tế tỉnh ủy các tỉnh tồn tại hàng mấy chục năm trời nay, mà chẳng đề xuất được ý tưởng hay phương án gì để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương cả, nên địa phương vẫn nghèo, sống dựa chủ yếu vào trợ cấp của ngân sách Trung ương!
Đảng Cộng sản đề cao dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhưng để thực thi dân chủ, thì tổ chức bộ máy lại không đáp ứng được. Làm sao để chống sự lạm quyền, tham nhũng, cấu kết “liên danh”, “lợi ích nhóm” để rút ruột nhà nước? Chống việc “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong hệ thống? Hiện nay ở nước ta cán bộ chính quyền như Thủ tướng, phó thủ tướng, chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh, bộ trưởng, lãnh đạo các cơ quan tư pháp đều là đại biểu Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh, tham gia trực tiếp biểu quyết các điều luật mà mình sẽ thực thi sau này… Đó là phi luật pháp. Nhất định các đại biểu đó sẽ đấu tranh bảo vệ những điều luật có lợi cho công việc của ngành mình, tỉnh mình nhất. Như thế không khách quan và rất nguy hại. Rồi các Bộ, ngành lại đứng ra soạn thảo và trình Quốc hội các bộ luật về ngành mình như điện, xây dựng, giao thông vận tải, thuế.v.v.. trong đó có nhiều điều luật có lợi cho ngành mình, thế là họ cầm đăng chuôi, dân cầm lưỡi dao. Như thế có nên không? Đó là những việc chưa ổn của hệ thống tổ chức cán bộ của Nhà nước của ta hiện nay.
3. Tại nhiều kỳ họp Quốc hội, nhiều đại biểu đã thẳng thắn nêu lên việc “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy chỗ”, “chạy tội”... Đây là vấn đề có thực, rất nhức nhối. Có vị bí thư tỉnh ủy chuyên đi săn thú rừng hoang dã, bắn cả vào trâu của dân bản, rồi tham nhũng bị các lão thành cách mạng viết hàng ký đơn tố cáo gửi lên Trung ương, báo chí phản ánh rầm rầm, thế mà đại hội Đảng bộ tỉnh vừa qua, ông bí thư trúng cử BCH với số phiếu thấp nhất, nhưng không hiểu sao lại được Trung ương “cơ cấu” làm lại bí thư tỉnh ủy. Ví dụ có thời ông Tiến Dũng đã trúng thường vụ Ban cán sự Đảng Bộ GTVT, mặc dù trong thời gian đó anh ta vẫn liên tục tham gia cá độ bóng đá hàng triệu USD, nếu không bị phát hiện, Tiến Dũng sẽ trở thành thứ trưởng Bộ GTVT “hét ra lửa, ra tiền” và còn “tiến xa” hơn nữa”? Báo chí cho hay Nguyễn Việt Tiến, thứ trưởng bộ GTVT đã “chạy” để có tên trong danh sách dự kiến vào BCH Trung ương Đảng khóa 9, may mà phát hiện gạt ra, nếu không tình hình sẽ ra sao? Có hàng chục ví dụ về việc “chạy” như thế. Bộ máy tổ chức cán bộ khắp các ngành đang đua nhau ăn tiền hối hộ để TUYỂN NGƯỜI VÀO BIÊN CHẾ NHÀ NƯỚC. Có 300 triệu sẽ vào ngân hàng, có 200 triệu vào được ngành y, có 150 triệu sẽ vào được ngành giáo dục.v.v.. Tất cả những “luật rừng” đó nhân dân ai cũng biết để chạy cho con em mình, còn ngành cán bộ thì luôn luôn nói: “Không có chứng cớ làm sao mà kỷ luật được”. Thậm chí vào trường mầm non cũng phải mất 20 triệu. Người viết bài này có đứa cháu gái, tốt nghiệp Đaị học nông lâm, chạy vào làm công chức của Sở tài nguyên môi trường một tỉnh cách đây 4 năm, họ đòi 120 triệu. Bố cháu phải chạy đủ 120 triệu, đưa thành hai đợt. Họ nhận tiền ngay trước mặt tôi.
1. Hệ thống tổ chức của ta vẫn nặng về tập trung quan liêu bao cấp, thiếu cơ chế để chọn được người hiền tài. Đáng lẽ chúng ta phải tổ chức bầu cử dân chủ trong Đảng hay trong Quốc hội, một chức danh đề cử 3, 4 người, như thế các đại biểu mới chọn được người tài hơn. Đáng tiếc là chúng ta vẫn đang áp dụng chế độ cơ cấu cán bộ theo cám tính và cảm tình riêng, nên không chọn được người tài. Bầu cử chỉ là hình thức, để “hợp lý hóa”. Còn toàn bộ bộ máy đều do ông Trưởng ban tổ chức Trung ương hay Bộ nội vụ chấm từng người và thủ trưởng “duyệt”. Thậm chí có Đảng bộ, có Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện còn cơ cấu đến từng tên người. Bầu cử như thế tạo điều kiện cho bọn bè phái, “lợi ích nhóm”, bọn tham nhũng lợi dụng để đưa người thân, đệ tử của mình vào chiếm lĩnh các vị trí chủ chốt, để dễ bề thao túng bộ máy, đục khóet của công. Tôi biết ở một tỉnh, tất cả vị trí giám đốc các sở, ban, ngành đều là đồng hương, người thân, thậm chí bồ bịch của ông đứng đầu tỉnh. Ở một tỉnh khác, BCH tỉnh Đảng bộ có 49 người thì có đến gần chục người bà con cùng họ với ông bí thư. Làm sao để có một phương thức bầu cử khoa học và văn minh, chọn được người tài, chống được nạn bè phái, cục bộ? Cơ chế nào để Thủ tướng Chính phủ cách chức tỉnh trưởng, tỉnh trưởng cách chức chủ tịch huyện nếu không làm tốt công việc? Cơ chế bộ máy nước ta hiện nay Thủ tướng không cách chức được tỉnh trưởng vì vướng bên Đảng.
2. Bộ máy từ trung ương đến địa phương của ta hiện nay quá cồng kềnh, trùng lặp, gây lãng phí rất lớn tiền của, làm phát sinh tệ quan liêu, cửa quyền. Chính quyền có cơ quan gì thì Đảng cũng có cơ quan ấy như Ban kinh tế, Ban tổ chức, Ban dân tộc, Ban dân vận.v.v.. Tại sao ta không thành lập một ban chung, vừa tiết kiệm vừa tăng hiệu quả? Rồi Bộ nào cũng có Viện nghiên cứu khoa học, có bộ tới ba bốn viện, tỉnh nào cũng có Ban kinh tế tỉnh ủy. Các viện, ban này không có kết quả nghiên cứu cụ thể nào, chỉ “ăn theo nói leo” theo ý lãnh đạo. Các viện đó rất nhiều giáo sư, tiến sĩ mà không có công trình nào. Đó là điều đau xót cho đất nước. Làm sao biến những “viện”, những “ban” này thành những đơn vị sống bằng chính kết quả nghiên cứu khoa học của mình? Hãy đưa họ về với thực tiễn cuộc sống, rồi do các địa phương, doanh nghiệp đặt hàng cho họ nghiên cứu, chứ không sống kiểu tầm gửi, “tầm chương trích cú” như hiện nay. Làm được như vậy, ngân sách nhà nước đỡ ra mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng. Rất nhiều Ban kinh tế tỉnh ủy các tỉnh tồn tại hàng mấy chục năm trời nay, mà chẳng đề xuất được ý tưởng hay phương án gì để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương cả, nên địa phương vẫn nghèo, sống dựa chủ yếu vào trợ cấp của ngân sách Trung ương!
Đảng Cộng sản đề cao dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhưng để thực thi dân chủ, thì tổ chức bộ máy lại không đáp ứng được. Làm sao để chống sự lạm quyền, tham nhũng, cấu kết “liên danh”, “lợi ích nhóm” để rút ruột nhà nước? Chống việc “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong hệ thống? Hiện nay ở nước ta cán bộ chính quyền như Thủ tướng, phó thủ tướng, chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh, bộ trưởng, lãnh đạo các cơ quan tư pháp đều là đại biểu Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh, tham gia trực tiếp biểu quyết các điều luật mà mình sẽ thực thi sau này… Đó là phi luật pháp. Nhất định các đại biểu đó sẽ đấu tranh bảo vệ những điều luật có lợi cho công việc của ngành mình, tỉnh mình nhất. Như thế không khách quan và rất nguy hại. Rồi các Bộ, ngành lại đứng ra soạn thảo và trình Quốc hội các bộ luật về ngành mình như điện, xây dựng, giao thông vận tải, thuế.v.v.. trong đó có nhiều điều luật có lợi cho ngành mình, thế là họ cầm đăng chuôi, dân cầm lưỡi dao. Như thế có nên không? Đó là những việc chưa ổn của hệ thống tổ chức cán bộ của Nhà nước của ta hiện nay.
3. Tại nhiều kỳ họp Quốc hội, nhiều đại biểu đã thẳng thắn nêu lên việc “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy chỗ”, “chạy tội”... Đây là vấn đề có thực, rất nhức nhối. Có vị bí thư tỉnh ủy chuyên đi săn thú rừng hoang dã, bắn cả vào trâu của dân bản, rồi tham nhũng bị các lão thành cách mạng viết hàng ký đơn tố cáo gửi lên Trung ương, báo chí phản ánh rầm rầm, thế mà đại hội Đảng bộ tỉnh vừa qua, ông bí thư trúng cử BCH với số phiếu thấp nhất, nhưng không hiểu sao lại được Trung ương “cơ cấu” làm lại bí thư tỉnh ủy. Ví dụ có thời ông Tiến Dũng đã trúng thường vụ Ban cán sự Đảng Bộ GTVT, mặc dù trong thời gian đó anh ta vẫn liên tục tham gia cá độ bóng đá hàng triệu USD, nếu không bị phát hiện, Tiến Dũng sẽ trở thành thứ trưởng Bộ GTVT “hét ra lửa, ra tiền” và còn “tiến xa” hơn nữa”? Báo chí cho hay Nguyễn Việt Tiến, thứ trưởng bộ GTVT đã “chạy” để có tên trong danh sách dự kiến vào BCH Trung ương Đảng khóa 9, may mà phát hiện gạt ra, nếu không tình hình sẽ ra sao? Có hàng chục ví dụ về việc “chạy” như thế. Bộ máy tổ chức cán bộ khắp các ngành đang đua nhau ăn tiền hối hộ để TUYỂN NGƯỜI VÀO BIÊN CHẾ NHÀ NƯỚC. Có 300 triệu sẽ vào ngân hàng, có 200 triệu vào được ngành y, có 150 triệu sẽ vào được ngành giáo dục.v.v.. Tất cả những “luật rừng” đó nhân dân ai cũng biết để chạy cho con em mình, còn ngành cán bộ thì luôn luôn nói: “Không có chứng cớ làm sao mà kỷ luật được”. Thậm chí vào trường mầm non cũng phải mất 20 triệu. Người viết bài này có đứa cháu gái, tốt nghiệp Đaị học nông lâm, chạy vào làm công chức của Sở tài nguyên môi trường một tỉnh cách đây 4 năm, họ đòi 120 triệu. Bố cháu phải chạy đủ 120 triệu, đưa thành hai đợt. Họ nhận tiền ngay trước mặt tôi.
Một vấn đề bức xúc trong dư luận các
địa phương lâu nay là rất nhiều cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh (bí thư, chủ tịch)
tiêu cực, yếu kém, bị nhân dân phản đối, đơn thư tố cáo gửi khắp nơi, lại “chạy”
được ra các bộ, ngành Trung ương. Xin kể vài ví dụ: Một vị bí thư tỉnh ủy một tỉnh,
yêu đương lăng nhăng, nổi tiếng cục bộ, thời kỳ làm bí thư tỉnh ủy, ông đã đưa
cô bồ xinh đẹp, múp máp của ông từ một giáo viên cấp 3 trường huyện thành giám
đốc Sở GDĐT tỉnh. Cán bộ nhân dân phản đối, làm tờ rơi tố cáo đích danh trải đầy
đường. Thế mà không hiểu tại sao ông lại được Tổ chức TW điều ra Hà Nội bổ nhiệm
chức vụ quan trọng hơn. Lại có ông bí thư tỉnh khác, khi đang làm chủ tịch tỉnh,
biết mình được Trung ương cơ cấu làm bí thư tỉnh ủy, thế là bao nhiêu dự án xây
dựng được ghi trong kế hoạch 5 năm tới, ông đều tổ chức ký hết để lấy “% lại quả”.
Ông bị cán bộ đảng viên phản đối, đến nỗi được cơ cấu làm chủ tịch HĐND trong
nhiệm kỳ mới, nhưng bầu cử lại không trúng đại biểu HĐND. Thế mà ông lại được
Trung ương điều đi làm “Đặc phái viên của Trung ương Đảng” tại một khu vực. Gần
đây ông bí thư tỉnh ủy Phú Yên bị kỷ luật, nhưng lại được Trung ương điều lên
làm đại diện Trung ương Đảng tại Tây Nguyên. Mất uy tín như thế làm sao nói dân
nghe? Mất uy tín như thế sao Đảng lại trọng dụng đến vậy? Hay là do ông Giám đốc
Tổ chức cán bộ “cơ cấu”? Vừa qua có chuyện ông Hồ Xuân
Mãn, nguyên Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế bị cán bộ và hưu trí ở chính quê của
ông tố cáo ông khai man thành tích kháng chiến để nhận danh hiệu Anh hùng lực
lương vũ trang. Sự việc đã rõ như ban ngày, ban kiểm tra Trung ương Đảng cũng
đã về nhiều lần để “kiểm tra, kết luận”, nhưng vẫn không công bố kết luận nào,
làm cho nhân dân bức xúc, không hiểu Đảng sẽ làm gì với vụ ông Mãn?
Theo chúng tôi, uy tín của Đảng thể hiện ở chỗ kiên quyết với tiêu cực, kiên quyết với những cán bộ phẩm chất kém, mất uy tín, chứ không phải hễ cán bộ “có vấn đề ở tỉnh” thì điều lên trên. Như thế “trung ương sẽ trở thành cái túi đựng cán bộ yếu kém hay sao”?! Không ai hiểu “quan” bằng dân. Muốn kiểm tra tư cách của “quan” phải hỏi dân, chứ không thể chỉ về hỏi “quan” địa phương được. Tại sao ta lại không nghe dân? Quan điểm làm tổ chức như vậy là bảo vệ cán bộ xấu, cán bộ kém. Chỉ có bọn xấu, bọn kém mới bảo vệ nhau như thế. Theo chúng tôi, những cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh tiêu cực, yếu kém hoặc bị kỷ luật, nếu gần tuổi hưu thì cho về hưu, nếu chưa đến tuổi hưu thì để họ làm những việc tại địa phương đúng với khả năng và đạo đức phẩm chất của họ, không thể điều về Trung ương làm lãnh đạo ban ngành cấp bộ để lại về địa phương “chỉ đạo” được!
Theo chúng tôi, uy tín của Đảng thể hiện ở chỗ kiên quyết với tiêu cực, kiên quyết với những cán bộ phẩm chất kém, mất uy tín, chứ không phải hễ cán bộ “có vấn đề ở tỉnh” thì điều lên trên. Như thế “trung ương sẽ trở thành cái túi đựng cán bộ yếu kém hay sao”?! Không ai hiểu “quan” bằng dân. Muốn kiểm tra tư cách của “quan” phải hỏi dân, chứ không thể chỉ về hỏi “quan” địa phương được. Tại sao ta lại không nghe dân? Quan điểm làm tổ chức như vậy là bảo vệ cán bộ xấu, cán bộ kém. Chỉ có bọn xấu, bọn kém mới bảo vệ nhau như thế. Theo chúng tôi, những cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh tiêu cực, yếu kém hoặc bị kỷ luật, nếu gần tuổi hưu thì cho về hưu, nếu chưa đến tuổi hưu thì để họ làm những việc tại địa phương đúng với khả năng và đạo đức phẩm chất của họ, không thể điều về Trung ương làm lãnh đạo ban ngành cấp bộ để lại về địa phương “chỉ đạo” được!
Những chuyện như vậy để thành chuyện đàm tiếu trong nhân dân, rất có hại cho uy tín, làm giảm lòng tin của dân đối với Đảng cầm quyền.
4. Thường thường, khi bổ nhiệm một Bộ trưởng, thứ trưởng, chủ tịch huyện, giám đốc sở, giám đốc một doanh nghiệp nhà nước, cơ quan tổ chức của đảng đều đặt ra 2 chỉ tiêu tiên quyết: (1) Phải là Đảng viên cộng sản; (2) Phải học trường chính trị trung cao cấp ra. Chứ chưa đặt nặng tri thức văn hóa, trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ, kinh tế chuyên môn lên hàng đầu. Người ngoài đảng dù tài giỏi đến mấy cũng không thể phát huy tài năng vì không được bổ nhiệm. Học trường Đảng ra có thể làm việc gì cũng được (?!), từ làm bí thư, chủ tịch, giám đốc công ty điện tử, công ty du lịch, công nghệ thông tin .v.v.. Những cán bộ này vì không có chuyên môn, nên khi làm lãnh đạo phải kết bè, kết cánh với những cán bộ “đất trống đồi trọc” như mình làm đệ tử, thế là bao nhiêu người chuyên môn giỏi bị hạ bệ ra rìa, tạo điều kiện cho bọn cơ hội “leo cao, chui sâu” để kiếm chác, đục khoét! Cách bổ nhiệm cán bộ như thế đang cản trở rất lớn sự đổi mới, tăng trưởng của đất nước .
Trở lên là một số ý kiến tâm huyết chúng tôi muốn thẳng thắn bày tỏ với những người có trách nhiệm trong bộ máy tổ chức cán bộ của Đảng, vì vận mệnh và tương lai dân tộc. Mong mỏi hệ thống tổ chức cân bộ của ta đổi mới toàn diện, mạnh mẽ, cùng toàn dân ngăn chặn tệ nạn tiêu cực tham nhũng đang trở thành quốc nạn, đang đưa đất nước đến bên bờ vực của sự đổ vỡ.
NHÀ THƠ NGÔ MINH
Nhà thơ Ngô Minh tên
thật Ngô Minh Khôi, sinh 10.9.1949 - Kỷ Sửu, quê quán ở làng Thượng Luật, xã
Ngư Thủy Trung, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Ông tốt nghiệp Đại
học Thương nghiệp Hà Nội tháng 9.1972. Đi bộ đội ngày 25.9.1972, vào miền Đông
Nam Bộ 4.1973, Ban Chính trị Trung đoàn 141, Sư đoàn 7; làm bản tin Ba
Vì của trung đoàn, quân hàm trung sĩ. Tháng 6.1976, ra quân, về Huế;
làm Trưởng đại diện báo Thương Mại tại miền Trung.
Hiện nghỉ hưu ở tại
11/73 Phan Bội Châu, Huế.
Hội viên: Hội Văn
nghệ Bình Trị Thiên năm 1978, Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987, Hội Nhà báo Việt
Nam năm 1979.
Uỷ viên BCH Hội
Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế các khoá 9 (2000-2005), 10
(2005-2010).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét