Nguồn: http://www.vietfin.net/tinh-hinh-so-huu-cheo-tai-cac-tctd/
30-3-2014 (VF) – Vấn đề sở hữu chéo
trong hệ thống ngân hàng đang được nhìn nhận là vấn đề lớn nhất của hệ thống
tín dụng Việt Nam bởi diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây cản trở nhất
định đến quá trình cơ cấu lại hệ thống.
Theo cách phân nhóm của Ủy ban Kinh tế
của Quốc hội, hiện có 6 nhóm sở hữu chéo khác nhau, gồm:[1]
Sở hữu của các ngân
hàng trong nước và nước ngoài tại các ngân hàng liên doanh;
Cổ đông chiến lược nước
ngoài sở hữu tại các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước;
Cổ đông tại các ngân
hàng là các công ty quản lý quỹ;
Sở hữu của các NHTM nhà
nước tại các NHTM cổ phần;
Sở hữu lẫn nhau giữa
các NHTM cổ phần;
Sở hữu ngân hàng cổ phần
bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân.
Thống đốc NHNN – Nguyễn Văn Bình –
cho biết, thực tế hiện nay đang tồn tại 6 cặp ngân hàng sở hữu chéo trực tiếp lẫn
nhau; 34 TCTD có cổ đông một chiều là TCTD khác, trong đó một số ngân hàng TMCP
có một số cổ đông là TCTD khác. Tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng, mặc
dù mới chỉ ở qui mô nhỏ, song đã có những tác động tiêu cực đến tình hình hoạt
động của các tổ chức tín dụng này và toàn hệ thống ngân hàng.[2]
Trong ba năm qua, hàng
loạt NHCP đã nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, nhưng thực tế, gần như không
có đồng vốn mới được bổ sung vào hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, do vốn điều lệ
tăng, các ngân hàng được phép huy động tiền gửi lớn hơn và hàng nghìn tỷ đồng vốn
từ ngân hàng lại được giải ngân cho những dự án “sân sau” của chính các ông chủ
ngân hàng. Vụ Bầu Kiên tại Ngân hàng ACB là một ví dụ điển hình.
Những dự án “sân sau” này hoạt động
không hiệu quả gây nên một lượng nợ xấu nhất định ở các ngân hàng. Tính đến cuối
năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng là 3,79%.[3] Tỷ lệ nợ xấu thực
tế có thể còn cao hơn nhiều. Nợ xấu ở các ngân hàng đang là một phần nguyên
nhân khiến cho tín dụng khó tăng trưởng bởi các ngân hàng vẫn huy động tiền
nhưng không thể cấp vốn cho sản xuất mà phải để một phần lớn nuôi nợ xấu.
Theo thống kê của ngành ngân hàng, hiện
tỷ lệ sở hữu chéo tại các ngân hàng hiện nay là khoảng 6%.[4] Mục tiêu của NHNN
là hạn chế và chấm dứt tình trạng sở hữu chéo này để đảm bảo cho hoạt động của
các TCTD an toàn, lành mạnh và minh bạch, góp phần thực hiện thành công Đề án
Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015.
Để thực hiện mục tiêu này, từ năm
2013, NHNN đã triển khai một số bước:
Tăng cường công tác thanh tra, giám
sát, rà soát, chấn chỉnh các trường hợp vi phạm các quy định của Luật các TCTD
năm 2010 và các quy định có liên quan đến vấn đề sở hữu chéo của các TCTD.
Xác định nguồn lực tài chính của các
cổ đông của TCTD khi tham gia góp vốn, mua cổ phần tại TCTD.
Giám sát chặt chẽ quan hệ tín dụng của
các đối tượng có sở hữu chéo.
Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước theo dõi, giám sát việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần trên thị
trường chứng khoán.
Trong các phương án tái cơ cấu của
các TCTD, NHNN yêu cầu TCTD vi phạm các quy định về sở hữu chéo, đầu tư, giới hạn
sở hữu vốn và cấp tín dụng cũng như các quy định an toàn khác phải có biện pháp
xử lý.
Yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước, tổng
công ty nhà nước xây dựng lộ trình thoái vốn đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng.
Xây dựng các quy trình nhằm xử lý,
ngăn chặn, phòng ngừa việc sở hữu chéo, đầu tư chéo.
_____
DHVP Research (2014). “Sở hữu chéo tại các tổ chức tín dụng
Việt Nam,” DHVP Ecopolitik, Vol.4, No. 2, tr. 26-27, 22-3.
____
[1]: Đầu tư chứng khoán, Nhận diện 6 nhóm sở hữu chéo
trong ngân hàng, 22-1-2014.
[2]: Dân trí, Đang tồn tại 6 cặp ngân hàng sở hữu chéo, 13-11-2013.
[3]: Trí thức trẻ, Cuối năm 2013 tỷ lệ nợ xấu còn 3,79%, 21-1-2014.
[4]: Trí thức trẻ, Tỷ lệ sở hữu chéo tại các ngân hàng hiện nay khoảng 6%, 19-3-2014.
[2]: Dân trí, Đang tồn tại 6 cặp ngân hàng sở hữu chéo, 13-11-2013.
[3]: Trí thức trẻ, Cuối năm 2013 tỷ lệ nợ xấu còn 3,79%, 21-1-2014.
[4]: Trí thức trẻ, Tỷ lệ sở hữu chéo tại các ngân hàng hiện nay khoảng 6%, 19-3-2014.