Chi Giao (theo Kitco)
Để hạn chế việc Trung Quốc “làm giá” do nước này chiếm hơn 90% lượng cung nguồn đất hiếm, nhiều công ty trên thế giới đang tăng cường chạy đua sản xuất đất hiếm.
17 nguyên tố trong đất hiếm và ứng dụng:
Scandium: Hợp kim nhôm dùng trong ngành hàng không vũ trụ
Yttrium: Phốt pho, gốm, laze
Lanthanum: Pin sạc
Cerium: Pin, chất xúc tác, làm bóng kính
Praseodymium: Nam châm, thuốc nhuộm kính
Neodymium: Nam châm, laze, kính
Promethium: Pin hạt nhân
Samarium: Nam châm, laze, đèn
Europium: TV màu, phốt pho đỏ
Gadolinium: Chất siêu dẫn, nam châm
Terbium: phốt pho xanh, đèn huỳnh quang
Dysprosium: Nam châm, laze
Holmium: Laze
Erbium: Laze, Thép Vanadi
Thulium: Nguồn x-ray, gốm
Yterrbium: Laze hồng ngoại, kính phản chiếu cao
Lutetium: Chất xúc tác, máy chụp cắt lớp PET | |
Dự báo, năm 2014 – 2015, sản lượng đất hiếm sẽ dồi dào hơn, giá cả ổn định hơn.
Trung Quốc vẫn chi phối
Theo AP, sự thống trị của Trung Quốc đối với thị trường đất hiếm vẫn sẽ tiếp diễn trong năm 2011. Tuy nhiên, trong những năm tới, các quốc gia khác cũng sẽ bắt đầu khai thác nguồn tài nguyên đất hiếm của họ nhằm hạn chế sự chi phối của Trung Quốc đối với thị trường này.
Ông Charle Malan, nhà phân tích khai thác mỏ và kim loại cao cấp thuộc công ty đầu tư Mỹ Van Eck Global cho rằng Trung Quốc có khả năng điều khiển thị trường nếu họ muốn và trong 5 năm tới, sản lượng đất hiếm sẽ tăng trưởng mỗi năm khoảng 9% tương đương 225.000 tấn. Hiện tại, đất hiếm được cung cấp với sản lượng khoảng 125.000 tấn , trong đó Trung Quốc đã chiếm tới 120.000 tấn.