Nhãn

31 tháng 5, 2013

786. Bất công quá nông dân sẽ tức nước vỡ bờ

Hoàng Kim (Đồng Tháp)

Lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam thu nhập một tháng 79.749.000 đồng, hộ nông dân 4 người có 3,3 ha thu nhập mỗi người chỉ có 550.000 đồng một tháng. Tức là lãnh đạo Tổng công ty lương thực miền Nam thu nhập gấp 145 lần một nông dân.

Với thu nhập 550.000 đồng/tháng, nông dân làm không đủ ăn, nên dù có cố gắng nhịn ăn nhịn mặc cả đời cũng không thể để dành được số tiền bằng lương một tháng của lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam.

Đây không phải là nghịch lý, đây là cả một sự khốn nạn!

Nếu sự bất công khốn nạn này không thay đổi, sẽ có ngày nông dân buộc phải tức nước vỡ bờ để đòi lại quyền lợi cho mình.

Thu nhập của lãnh đạo Tổng công ty Lương thực Miền Nam gần 1 tỷ đồng một năm

Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước gởi đến Quốc hội cho biết vào năm 2011:

“Tại Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1), thu nhập bình quân của lãnh đạo năm 2011 là 56,5 triệu đồng/người/tháng…
“Khủng” hơn là thu nhập bình quân của lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) với 79,749 triệu đồng/người/tháng. Khối văn phòng Tổng công ty là 32,9 triệu đồng/người tháng”[1].

Thu nhập bình quân của lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam 79.749.000 đồng/tháng, vậy một năm mỗi lãnh đạo thu nhập 956.988.000 đồng.

Tiền lương gần 1 tỷ một năm đã biến lãnh đạo của Tổng công ty Lương thực miền Nam thành bọn tư bản hút máu của nông dân.

Một hộ nông dân 4 người có 3,3 ha chỉ thu nhập 6.750.000 đồng một năm.

Tổ chức Oxfam tại Việt Nam phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard) điều tra, nghiên cứu đưa ra số liệu:

“Kết quả điều tra tại thời điểm năm 2011 cho thấy, với diện tích bình quân 3,3ha/hộ, thu nhập hàng năm của người trồng lúa chỉ đạt 27 triệu đồng, tương đương với 550.000 đồng/người/tháng, thấp hơn thu nhập từ làm các cây trồng khác”[2].

Với thu nhập không đủ sống này nông dân đang bị bần cùng hóa phải bán dần đất để ăn.

Bán gạo xuất khẩu giá thấp nhất thế giới, nhưng lương lại cao ngút trời

Chúng ta hãy xem tài năng bán gạo xuất khẩu của lãnh đạo VFA và lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam liệu có xứng đáng nhận mức lương khủng hay không.

– Hiệp hội lương thực Việt Nam luôn bán gạo với giá rẻ nhất thế giới:

Đây là giá gạo thế giới ngày 22/5/2013 do Gafin.vn cung cấp, trong đó Việt Nam luôn bán gạo với giá thấp nhất so với Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan [3].


– Còn những năm trước VFA bán gạo thế nào?

Báo Tuổi Trẻ Online cho biết: “Trong vòng 5 năm 2001-2005 “giá của chúng ta chỉ bằng gần 80% giá bình quân thế giới (220USD/tấn). Đó là giá bán “bèo” nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới (xét theo khối lượng) theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan”.

Năm 2006, trong một bài trả lời phỏng vấn trên báo VnExpress, ông Trương Thanh Phong, Tổng giám đốc công ty Lương thực miền Nam, kiêm Chủ tịch VFA, cho biết: “Chỉ trong một thời gian ngắn từ mức giá hơn 260 USD/tấn, loại gạo 5% tấm liên tục rớt giá và hiện được doanh nghiệp ký bán với giá chỉ 242 – 245 USD/tấn. Trong khi giá thành loại gạo này lên đến 248 USD/tấn”.

Năm 2008, ngừng xuất khẩu gạo vì lý do an ninh lương thực, giá gạo xuất khẩu giảm, theo các chuyên gia nông dân thiệt khoảng nửa tỷ đô la Mỹ.

Năm 2009, báo Lao Động Online cho biết: “Nghịch lý ở chỗ "làm chủ" thị trường gạo, nhưng hiện giá gạo của ta vẫn thấp nhất thế giới...”.

Từ năm 2010 đến nay Việt nam vẫn giữ vững thành tích bán gạo rẻ nhất thế giới so với 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, đặc biệt trong năm 2013 này, gạo Việt Nam bán rẻ hơn gạo của Ấn độ cùng loại từ 70-80 đô la Mỹ/ tấn trong khi gạo Việt Nam có chất lượng cao hơn gạo Ấn Độ.

“Nay, gió đã đổi chiều, khi mà từ đầu năm tới nay, có lúc giá gạo bình quân của Việt Nam rẻ hơn gạo Ấn (ở đây chỉ nói tới gạo trắng như Việt Nam, vốn chiếm chủ lực trong xuất khẩu của Ấn chứ không phải gạo Basmati) 50 đô la, thậm chí rẻ hơn tới 75 - 80 đô la/tấn”.

Hồi đầu tháng 5, trong một cuộc họp của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), những con số mà tổ chức này đưa ra khiến những người gắn bó với cây lúa, hạt gạo nản lòng. Từ cuối tháng 3 đến nay, giá chào gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam cũng rất ít lần vượt quá 390 đô la Mỹ/tấn. Giá chào gạo 5% tấm của Viêt Nam ngày 7-5 từ 375 đến 385 đô la Mỹ/tấn, thấp hơn gạo 5% tấm của Ấn Độ 75 đô la Mỹ” (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn [3]).

Bán gạo xuất khẩu với giá thấp nhất thế giới, bán kiểu ngu đần này thì ai bán mà không được, không bắt tội gây hại cho quyền lợi của nông dân là may rồi, tài năng gì mà nhận lương cao chót vót?

Ép giá lúa của nông dân tận đáy nên VFA và Tổng công ty Lương thực miền Nam lời khủng

Năm nào cũng bán gạo xuất khẩu với giá thấp nhất thế giới, nhưng do được Chính phủ cho phép độc quyền mua lúa của nông dân, nên VFA và Tổng Công ty Lương thực miền Nam luôn dùng mọi thủ đoạn để hạ giá lúa của nông dân đến đáy mới mua.

Năm 2008 Hiệp hội Lương thực Việt Nam bán gạo xuất khẩu giá quy ra giá lúa 6.432 đồng/kg, mua lúa nông dân với giá 4.000 đồng/kg. Hiệp hội lời 2.432 đồng/kg, nông dân bán lúa hòa vốn.

Năm 2009, bán gạo xuất khẩu quy lúa giá 6.362 đồng/kg, mua lúa của nông dân với giá 4.000 đồng/kg. Hiệp hội lời 2.362 đồng/kg, nông dân hòa vốn.

Năm 2010, Hiệp hội Lương thực Việt Nam mua lúa tạm trữ cả hai vụ đông xuân và hè thu với giá vẫn 4.000 đồng/kg, nhưng bán gạo với giá qui lúa 5.365 đồng/kg, cả năm này, nông dân lời không đủ sống.

Năm 2011 và 2012 vẫn áp dụng thủ đoạn hạ giá lúa đến đáy để mua tạm trữ nên lợi nhuận của doanh nghiệp trong VFA rất cao.

Năm 2013 này Tổng công ty Lương thực miền Nam và VFA ép giá lúa của nông dân từ 5.400 đồng/kg khi bắt đầu thu hoạch xuống còn có 4.500 đồng/kg để bắt đầu mua tạm trữ.

Với thủ đoạn ép giá lúa nông dân đến tận đáy, VFA và Tổng công ty lương thực Miền Nam chính là bọn cường hào mới đang bóc lột nông dân đến tận xương tủy.

Nông dân đang bị bần cùng vì lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam và VFA đem gạo của nông dân bán như bèo ra thị trường thế giới, thế mà lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam lại có mức lương cao gấp 145 lần nông dân.

Coi chừng! Bất công quá nông dân sẽ tức nước vỡ bờ đấy.

H.K.
Tài liệu tham khảo:
(1) doanhnhansaigon.vn. Bài “ Lương lãnh đạo cao, hiệu quả kinh doanh thấp”http://www.doanhnhansaigon.vn/online/tin-tuc/chinh-tri-xa-hoi/2013/05/1073862/chuyen-thu-nhap-cua-sep-doanh-nghiep-nha-nuoc/
(2) Dân Việt Online. Bài “ Oxfam: Trồng lúa ngày càng lãi ít”http://danviet.vn/132442p1c25/oxfam-trong-lua-ngay-cang-it-lai.htm
(3) Bài “Tổng hợp tin thị trường gạo thế giới ngày 22/5”http://gafin.vn/20130522090121291p39c48/tong-hop-tin-thi-truong-gao-the-gioi-ngay-22-5.htm
(4) Bài “Bán gạo giá rẻ, tại người hay tại ta?”http://www.thesaigontimes.vn/home/diendan/goctoasoan/96201/

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

30 tháng 5, 2013

785. “Mày giả vờ làm việc, tao giả vờ trả lương!”

Tony Judt

Phan Trinh dịch

Giới thiệu của người dịch: Đây là đoạn cuối Chương 18 cuốn Post War của Tony Judt. Sau khi bàn về trí thức Tây Âu và Đông Âu, tác giả nói về nền kinh tế bế tắc và vờ vịt tại Đông Âu, bối cảnh của những biến động chính trị và xã hội dẫn đến cách mạng 1989.

Nếu nghịch lý là gốc của cái hài thì nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có thể được xem như một vở kịch khôi hài đen, dù đỏ ngầu. Trong những vở đỏ đen nhiều tập kia, Tony Judt nhắc đến hai quái tật chết người của chế độ, ở Đông Âu trước đây, và cũng không khó thấy ở cả Việt Nam lâu nay, có thể tóm tắt nôm na như sau:

1. Lỗ vẫn làm: Thay vì kinh tế định đoạt chính trị như người cộng sản vẫn nói, ở đây chính trị* lại xúi bậy kinh tế. Kinh tế không xuất phát từ nhu cầu người tiêu dùng mà từ ý chí chủ quan của bề trên. Trên bảo sao dưới nghe vậy, làm khác là mất việc, phản biện thì phớt lờ, phản đối thì bỏ tù. Hậu quả là lỗ vẫn làm. Ở Việt Nam, những vụ như Boxit, Vinashin, rừng phòng hộ, điện hạt nhân, đường sắt cao tốc, 16 chữ… là những ví dụ của lỗ vẫn làm, càng làm càng lỗ, hoặc thấy lỗ mà/là cứ đâm đầu vào. Không chỉ lỗ tiền, còn lỗ cả mạng người, môi trường, lãnh thổ, cả sinh mạng Đảng.

2. Sai không sửa: Tất cả những thất bại, vờ vịt của nền kinh tế kia lãnh đạo biết cả nhưng vẫn im lặng, như một nấm mồ. Họ không dám phẫu thuật, chỉ dám dùng thuốc giảm đau tại chỗ. Thực ra, khi kinh tế đã đan xen vào chính trị thành một “khối thống nhất” thì đứt dây động rừng, sửa sẽ sụp. Học thuật thì nói như Tony Judt: Giữa hai cái xấu, Đảng chọn cái xấu ít hơn. Huỵch toẹt thì cũng có thể nói rằng: cấp trên rất hiểu cố đấm ăn xôi là xấu, nhưng vẫn đỡ xấu hơn, đỡ đau hơn và khó chết hơn là thực tâm thay đổi. (Chẳng lạ, bao nhiêu kiến nghị, phản biện, góp ý của trí thức trên cứ giả vờ như không có. Hóa ra, những kiến nghị kia không đánh thức được lãnh đạo mà đánh thức xã hội dân sự). Nhưng, cũng như ung thư không chữa, đang sống ở giai đoạn cuối, Judt gọi là mượn thời gian để sống, được ngày nào hay ngày ấy, dân gian gọi là chờ chết.

28 tháng 5, 2013

784. Nghề hốt cứt

1 chấm phá về thiên đường XHCN !!! :-(

LÀNG CỔ NHUẾ
Tác giả: Phan Thế Việt

Lúc tôi còn nhỏ mẹ tôi thường đe tôi:

“Nếu không học hành tử tế thì sau này chỉ có đi hót cứt thôi con ạ”

Hình ảnh người gánh phân suốt ngày lang thang trong cái thị trấn nghèo quê tôi làm tôi rùng mình. Cái tương lai có mùi khó ngửi này chẳng quyến rũ được ai. Nhưng
mẹ tôi lầm. Thời tôi lớn đây là cái nghề hái ra tiền. Ít nhất cũng hơn hẳn cái sự kiếm ăn với cái bằng tiến sĩ của tôi. Anh biết đấy, viện Khoa Học của tôi nằm cạnh làng Cổ Nhuế, tôi có đủ sở cú để khẳng định với anh điều đó. Làng này sống bằng nghề hót cứt, có đền thờ Thành Hoàng hẳn hòi. Thành Hoàng làng Cổ Nhuế là một vị hót cứt chính hiệu. Trong đền người ta thờ đôi quang và chiếc đòn gánh cùng hai mảnh xương trâu cầm tay... Người làng Cổ Nhuế đã đời này qua đời khác, ngày lại ngày, làm sạch cho thủ đô Hà Nội.


Vua Lê Thánh Tông từng ban cho làng này câu đối:

Khoác tấm áo bào giang tay gánh vác Thiên hạ
Vung hai thước kiếm, tận thu lòng dạ Thế gian

Anh đừng so sánh làng Cổ Nhuế với làng Phương Lưu; cạnh trường đại học Hàng Hải của anh ở Hải Phòng. So sánh như thế là hạ nhục làng Cổ Nhuế của tôi đấy. Ngoài cái vinh quang của nghề hốt cứt (lao động là vinh quang), làng Cổ Nhuế còn là quê hương của một đại tướng: Ðại tướng Văn Tiến Dũng, cùng một tổ tiên vinh quang như các vị đồng hương gồng gánh của ông. Hơn nữa làng Phương Lưu của anh tuy hốt cứt nhưng chủ yếu sống bằng nghề đạo chích, chứ đâu có được ‘’tôn chỉ mục đích’’ như dân Cổ Nhuế.



Thanh niên Cổ Nhuế ta thề
Chưa đầy hai sọt chưa về quê hương

Nhưng không phải dân làng Cổ Nhuế lúc nào cũng được hưởng cái vinh quang của lao động đâu anh ạ. Kể từ những năm hợp tác hóa ồ ạt vào cuối thập niên 50, nghề hót cứt đã phải chịu nhiều cay đắng. Người ta ngăn cấm những người nông dân đi hót cứt, coi như họ là những người trốn lao động, bỏ việc đồng áng để đi ‘’buôn’’ cứt. Người làng Cổ Nhuế phải tôn trọng pháp luật của đảng đành ngồi nhà mà tiếc rẻ những bãi...... đơn côi không người chăm sóc.


Chỉ mãi tới cuối năm 1986, sau đại hội đổi mới của đảng, đất đai được chia ra để cho các gia đình nông dân tự canh tác. Nghề trồng rau ở ngoại thành Hà Nội sống lại, người Cổ Nhuế mới lại được phép đi.... hót cứt và buôn... cứt.

Rau cỏ của xứ ta thơm ngon là nhờ phân Bắc. Các cụ lão nông chi điên dạy thế! Phân hóa học cho dù là sản phẩm của trí tuệ văn minh, chỉ cho những thứ rau xanh tươi nhưng nhạt thếch.

Ðổi mới và cởi trói do mẫu công khai (Glasnost) có cái mặt trái của nó. Trước đây ai muốn đi hót cứt thì hót. Nhưng từ ngày người người đi hót, nhà nhà đi hót thì theo qui luật “Người khôn, của hiếm’’, dân Cổ Nhuế đã chiến đấu ngoan cường để dành lấy địa vị đầu ngành.... cứt Việt Nam.

Không biết đại tướng đồng hương, ngày ấy có can thiệp vào chuyện này hay không, nhưng theo qui định của UBND thành phố Hà Nội dân ngoại thành không được phép tự do đi hót cứt và lấy cứt nữa. Trước đây ngoài những bãi cứt vô tổ chức, vô kỷ luật mà bất cứ ai cũng có thể hót. Người đi lấy cứt có thể đến làm vệ sinh cho các nhà xí hai ngăn ở các thành phố để để thu về cho mình một số cứt kiếm được.
Bây giờ người nông dân ngoại thành bị bắt buộc phải mua phân tại chợ Cổ Nhuế, một chợ tự cổ chí kim, từ Ðông sang Tây đều không có, được thành lập năm 1989. Giá cả tùy thuộc chất lượng (nói sau).

Dân ngoại thành bây giờ trở thành người đi lấy phân thuê cho Cổ Nhuế. Họ được phân chia địa bàn hoạt động, theo lịch sắp xếp mang sản phẩm đến chợ nhưng không phải để họ tự bán. Họ chỉ được nhận phần trăm tiền bán mà giá do ban quản lý chợ Cổ Nhuế quyết định. Chống lại ư?? Mất việc ngay.

Ðội hậu bị, hàng ngàn người xung phong thay chân kiếm cứt (xã hội hiện tại cứt hơi ít lắm, nay phải kiếm, tức là phải đi làm vệ sinh để lấy cứt ở các hố xí, như đã nói trên).
Ði kiếm cứt hơn hẳn làm thương nghiệp, đừng nói gì đến nông nghiệp. Mỗi lần tôi hỏi một anh Cổ Nhuế:

- Giá cả như thế chắc các anh chóng giàu lắm.

Anh đáp:

- Anh Giai ơi, trông thế thôi, chứ kiếm được hai sọt thì cũng ăn mẹ nó hết một sọt rồi còn gi!?!

Trong chợ phân, xuất hiện phân giả. Người ta dùng đất xét thuồn qua ống nứa, giã nhỏ thân chối trộn lẫn với nghệ bôi bên ngoài và cho tất cả lẫn vào phân thật. Ðó là bí quyết. Phân giả gây náo loạn cho chợ phân khiên thanh niên Cổ Nhuế phải cử ra một bộ phận “kiểm tra chất lượng’’ trước khi giao hàng. Anh còn nhớ dốc Bưởi chạy về viện Khoa Học không? Trạm kiểm tra được lập ra tại đó, hoạt động từ mờ sáng đến trưa. Mùi uế khí từ tay các kiểm tra viên thọc thẳng vào sọt phân tìm của giả. Nhờ lành nghề và cương quyết, sau đó vài tuần, những đứa làm phân giả bị cắt giấy phép.

Tại chợ cứt được chia làm bốn loại:

- Hạng nhất (first class) là phân lấy từ khu Ba Ðình... nơi có nhiều gia đình quan chức nên cứt được coi là “nạc’’ (tiếng nhà nghề chỉ cục phân rắn chất lượng cao) (!).

- Hạng 2, Từ khu Hoàn Kiếm, nơi có nhiều dân buôn bán, nhiều nhà hàng khách sạn.

- Hạng 3. Từ khu Hai Bà Trưng và Ðống Ða, nơi đa số dân cư là người lao động, xài nhiều rau nên “mờ’’ (nhiều nước lỏng bõng).

- Hạng 4. Từ ngoại thành, loại này xanh lẹt vì “nguồn nguyên liệu” thuần túy là rau muống. Bà con nông dân làm gì có thịt mà ăn.

Có lần tại chợ xuất hiện một sọt phân đề chữ: “Phân ngoại 100 phần trăm’’. Dân chúng không hiểu tại sao có bọn dám qua mặt Hải quan, dám nhập cảng “phân ngoại’’ về xài.

Về sau chủ nhân sọt phân giải thích: Phân lấy từ bể “phốt’’ (fosse septique) của các sứ quán nước ngoài thì không phải là phân ngoại còn là gì?

Ðây là những điều tai nghe mắt thấy, tôi ghi lại gửi anh để có dịp kể lại cho bà con xa nước nghe chơi... Cho biết quê hương ta có những thứ.... mà người ta hoàn toàn không có. Tôi bảo đảm đây là sự thật “chăm phần chăm’’./.



26 tháng 5, 2013

783. Nghịch lý ở Việt Nam: Một quốc gia nhỏ chỉ ăn rồi chơi

Xahoi - Có lẽ không quốc gia nào mà cuộc sống của giới công chức chứa nhiều điều nghịch lý như ở Việt Nam.

Lương không đủ sống nhưng lại thuộc thành phần khá giả của xã hội; đã vào biên chế là có thể nằm lỳ cho đến hết đời, ngang nhiên đòi hỏi mọi chế độ phúc lợi, ngay cả khi chẳng làm gì; là người làm thuê cho dân nhưng lại hành xử như ông chủ có quyền ban ơn; năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm trước công việc phần lớn ở mức trung bình và thấp, nhưng cực kỳ có khả năng trong việc kinh doanh “quyền lực Nhà nước” để tư lợi … Nhưng điều nghịch lý nhất là một nền hành chính cồng kềnh, ì ạch, dôi dư cả triệu người như vậy lại vẫn cứ ngày một phình to?

Trong một hội nghị có đưa tin trên truyền hình và sau đó hầu như các báo đều đưa lại, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói thẳng ra rằng: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”. Nói cách khác, cái số 30% công chức đó hoàn toàn không cần thiết, y như cái bướu trên cổ. Với 2,8 triệu công chức, chỉ cần làm phép tình nhẩm cũng ra ngay con số thuộc diện có cũng như không kia khoảng 800.000. Nghĩa là mỗi 100 người dân Việt Nam, phải nuôi không một ông (bà) vô công rồi nghề mang danh công chức! Vậy tại sao một nền dịch vụ công chỉ cần 2 triệu người, mà phải trả lương cho tận những gần ba triệu? Ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này? Trong khi chưa thể tìm ra câu trả lời, chúng tôi chỉ xin làm thứ công việc đơn giản hơn là giúp mọi người hình dung một phần cái gánh nặng vật chất và tinh thần mà cả xã hội đang phải è lưng chịu đựng để “cõng” gần một triệu công chức dư thừa đó.

Trước hết, 800 ngàn người lớn đến mức nào? Đó là số dân (hơn kém chút ít) của Cyprus, Bahrain, Bhutan, Qatar, Đông Timor…Hay nó có quy mô gấp đôi dân số Luxemburg, Brunei, Malta, Iceland…

Thứ hai, và đây là vấn đề chính, cần bao nhiêu tiền để nuôi cái đám công chức thừa thãi ấy? Chắc chắn là không ai có thể tính chính xác, vì có những công chức thuộc loại dư thừa, nhưng lại hưởng mức thu nhập nhiều người mơ ước. Hẵng chỉ tính đơn giản thế này: Mỗi người trong số đó, vì họ là công chức, nên thuộc diện thu nhập trung bình khá (so với mức 1000 USD trung bình) sẽ nhận của Nhà nước khoảng 60 triệu đồng (3000 USD) một năm. Nghĩa là cần số tiền lên tới 50.000 tỷ đồng ( 2,5 tỉ USD) cho việc chi lương để ngày ngày 800.000 người ăn mặc sang trọng chỉ để “sáng vác ô đến cơ quan, tối vác ô về nhà” mà không làm bất cứ việc gì. Tuy nhiên, số tiền phải bỏ ra phục vụ việc ngồi chơi xơi nước của “một quốc gia nhỏ” ấy trên thực tế còn lớn hơn nhiều.

Theo thông lệ thì số tiền lương cho công chức chỉ bằng hai phần ba số tiền phải chi ra để họ có thể làm việc, được tính vào khoản duy trì họat động của cơ quan Nhà nước. Đó là tiền thuê nhà, tiền điện, tiền điện thoại, tiền khấu hao tài sản, tiền phúc lợi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chi phí đi lại và cơ man nào những thứ tiền khác được gọi bằng cái tên chung là văn phòng phí. Khiêm tốn tính gộp thì con số 50.000 tỉ đó phải cộng thêm khoảng 20.000 tỉ đồng. Giờ ta thử xem 70.000 tỷ đồng nhiều đến mức nào? Nó nhiều hơn toàn bộ số tiền thu được từ xuất khẩu gạo năm 2012; nó bằng khoảng 5 lần số tiền phí bảo trì đường bộ mà Bộ GTVT dự kiến thu được hằng năm từ ô tô, xe máy với giả phải trả là hứng chịu biết bao lời chì chiết của dư luận; nó bằng già nửa số tiền 120.000 tỉ đồng cần để nâng cấp quốc lộ 1A lên thành đường bốn làn xe ô tô; nó giúp cho khoảng 7 triệu dân miền núi đủ gạo ăn trong một năm để không phá rừng. Nếu có ngần ấy số tiền, toàn bộ các xã nghèo miền núi có trường học, có chợ, có đường trải bê tông. Nó có thể mua được số bò giúp cho Chương trình Lục lạc vàng duy trì liên tục 1500 buổi, với khoảng 9000 gia đình nông dân thuộc dạng nghèo nhất nước có cơ hội đủ cơm ăn. Nó là con số dài tới mức mà không một nông dân bình thường nào đọc chính xác được.

Nhưng đấy mới chỉ tính về khoản vật chất, cho dù không hề nhỏ nhưng chưa chắc đã là lớn nhất. Tai họa của nạn biên chế tràn lan là nó khiến cho bộ máy hành chính công của chúng ta thuộc loại công kềnh, kém hiệu quả và lạc hậu vào loại nhất khu vực. Nhàn cư vi bất thiện. Vì không làm gì nên những ông, bà công chức thừa thãi trên trở thành những “con bệnh” của xã hội. Ta hãy xem họ làm gì mỗi ngày để tiêu hết 8 giờ vàng ngọc? Nếu là đàn ông thì phần lớn lướt web, chơi game oline, xem phim sex, tìm cách vào nhà nghỉ với chính đồng nghiệp của mình. Thời gian còn lại ngồi nghĩ mưu kế tư lợi hoặc hại người khác. Còn với thành phần nữ giới thì shoping tối ngày, ăn uống, khoe của tối ngày, buôn dưa lê tối ngày...

Nhiều người coi trụ sở cơ quan chẳng hơn gì cái bếp nhà mình, tranh thủ tận dụng điện nước miễn phí để nấu nướng. Số còn lại, nếu không làm những việc như trên, thì làm chim bói cá, cứ thấy ở đâu có mầu mỡ là đến. Cũng vì thừa dẫn đến lười, ích kỷ, đấu đá chèn ép nhau thay vì thực thi công vụ. Có rất nhiều người cả một đời công chức chỉ chuyên kiện cáo, lao vào đấu đá vì những lợi ích cá nhân. Nhưng lương của họ thì vẫn cứ đến hẹn lại lên. Chức của họ thì cứ đến tuổi là đến. Kèm với lương với chức là đủ thứ tiêu chuẩn ưu đãi khác. Những công bộc này, về nguyên tắc là những người giúp việc cho “ông chủ” Nhân dân, nhưng trên thực tế cũng là những người quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, tham lam, làm khổ “ông chủ” vào loại nhất thế giới. Làm bất cứ việc gì thuộc phạm vi chức phận cũng đòi lót tay. Trong bất cứ nhiệm vụ nào cũng lồng lợi ích của mình vào. Từ lái xe, nhân viên đóng dấu, nhân viên gác cổng… đến những người có tí chức, tí quyền đều là những kẻ chỉ thạo ăn tiền, vòi vĩnh, hạch sách… biến cửa Công đường thành nơi nhếch nhác, bất tín, đáng sợ hơn cả hang hùm. Nền đạo đức xã hội xuống cấp, có phần đóng góp không nhỏ của những thành phần được gọi là công chức ấy.

Nhưng thiệt hại vẫn chưa dừng lại ở đó. Nạn chạy chức chạy quyền thì ai cũng biết. Nhưng nạn chạy chọt để được thành công chức Nhà nước còn khốc liệt hơn và cũng bi hài hơn rất nhiều. Vì số người tham gia luôn rất đông, diễn ra trên một diện rộng, với sự tham gia của mọi thành phần. Nó làm hư hỏng cả người có quyền nhận và người được nhận. Người có quyền nhận thì một khi đã lấy tiền, đã nhúng chàm, làm sao còn dám yêu cầu cấp dưới phải nêu cao đạo đức, kỷ cương, nhân cách-ngoại trừ đó là một truyện hài! Người được nhận vào làm công chức thì cậy tiền nên không cần học, không cần trau dồi chuyên môn, coi thường kỉ cương, phép tắc. Đó là chưa kể họ phải tìm cách ăn chặn, ăn bẩn, vơ vét bằng mọi cách để bù lại số vốn đã bỏ ra.

Nhưng những bệnh tật trên, dù rất trầm trọng, nếu quyết tâm ngăn ngừa, vẫn còn nhiều hy vọng chữa chạy, dù rất tốn kém. Song có một thứ bệnh do nạn chạy công chức gây ra rất khó chữa, thuộc loại nan y, là bệnh ỷ lại, lười biếng và mất khả năng tự trọng. Căn bệnh thuộc loại lây nhiễm này có thể hủy hoại nhân cách cả một thế hệ, góp phần làm nghèo đất nước. Người ta cần một cái bằng đại học với bất cứ giá nào đôi khi không phải để sau đó làm việc, cống hiến, mà để có cơ hội gia nhập cái đội quân công chức vốn là thừa thãi kia. Với những người này, cái điều đáng lẽ thành nỗi xấu hổ khi chả làm gì ngoài việc “sáng vác ô đi, tối vác ô về”, thì lại là mục tiêu phấn đấu, là sự nghiệp của đời họ. Liệu có khác gì một thứ quốc nạn?


Theo: Theo Tạ Duy Anh (Công lý và xã hội)

782. Tổng bí thư Trọng và cuộc Thập tự chinh vô vọng



Vài năm trở lại đây, tình hình tham nhũng, chạy chức, chạy quyền ở Việt Nam ngày càng tăng, cộng với kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, thất nghiệp lan rộng đã đe dọa nghiêm trọng tới niềm tin của người dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. Tình thế đó đã buộc ban lãnh đạo Đảng phải tìm ra những giải pháp mới nhằm lấy lại niềm tin của nhân dân. Từ khi lên nắm quyền sau Đại hội Đảng lần thứ 11, TBT Trọng và Ban chấp hành TW Đảng đã tiến hành một số biện pháp như:

- Ra Nghị quyết Trung ương 4 về “Những vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay” và tổ chức rộng khắp phong trào phê và tự phê theo tinh thần nghị quyết này;

- Tái lập Ban Nội chính TW và Ban Kinh tế TW.

Bài viết dưới đây sẽ phân tích ý nghĩa của việc tái lập 2 ban này trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.

1. Về Ban nội chính và cuộc chiến chống tham nhũng

Vào năm 2007, Ban Nội chính TW lúc đó đã được sáp nhập vào Văn phòng TW Đảng. Sau khi được tái lập vào cuối năm 2012, chức năng, nhiệm vụ của Ban Nội chính TW hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với trước đó. Nếu như trước đây, nhiệm vụ của Ban rất rộng, chẳng hạn:

22 tháng 5, 2013

781. Lời cuối cho Bauxite Tây Nguyên


         

TS. Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam

Tôi tự nhủ trong suốt thời gian qua, mình đã viết hơn chục bài về dự án bauxite Tây Nguyên là quá đủ rồi nhưng nay được nghe ông Trần Xuân Hòa Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện dự án nhà máy Alumin Nhân Cơ và chỉ trong vòng 2 tháng nữa sẽ thấy tương lai của bauxite, đành phải gác tất cả công việc lại để viết bài “Lời cuối cho bauxite Tây Nguyên”!

780. NHNN lấy đâu ra tiền cho vay mua nhà và mua nợ xấu?

Nguyễn Vạn Phú

Đối với người không chuyên như chúng ta, có lẽ cũng không cần hiểu “tài khóa” và “tiền tệ” là gì, khác nhau như thế nào. Khổ nỗi, chúng là những khái niệm cơ bản để hiểu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy đâu ra tiền để rót vào bất động sản cũng như lấy đâu ra tiền để giải quyết đống nợ xấu mà không sử dụng đến ngân sách.

Tài khóa khác tiền tệ

Nói một cách đơn giản hóa, Bộ Tài chính lo các “chính sách tài khóa”; Ngân hàng Nhà nước lo các “chính sách tiền tệ”.

“Chính sách tài khóa” thì liên quan đến việc tăng (giảm) thuế, tăng (giảm) mức chi tiêu của chính phủ. Chính phủ thu thuế và các nguồn khác vào ngân sách để có tiền mà chi tiêu. Chi nhiều hơn thu sẽ dẫn tới bội chi, lúc đó phải vay tiền về mà tiêu. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ có thể giảm thuế cho doanh nghiệp và người dân hoặc tăng đầu tư từ ngân sách nhưng chính sách tài khóa như thế có giới hạn nhất định vì giảm thuế mãi lấy tiền đâu để ngân sách đầu tư ra xã hội. Chi tiêu như thế phải được Quốc hội phê duyệt hàng năm.

“Chính sách tiền tệ” thì liên quan đến lãi suất và nguồn cung tiền. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, NHNN có thể tăng nguồn cung tiền và nhờ đó giảm lãi suất. Lãi suất giảm thì kích thích doanh nghiệp đầu tư. Nhưng tiền bơm ra đến một mức nào đó sẽ gây ra lạm phát. Hay nói cách khác khi lạm phát cao thì NHNN phải tăng lãi suất, giảm cung tiền.

Nay 30.000 tỷ đồng bơm ra thị trường cho người dân vay để mua nhà và doanh nghiệp vay để xây nhà xã hội là từ bên nào? Không phải từ bên tài khóa (Bộ Tài chính) vì ngân sách đang thâm hụt, lấy đâu ra tiền mà bơm cho bất động sản. Mà lấy từ ngân sách thì phải báo cáo xin phép Quốc hội phiền phức lắm.

30.000 tỷ đồng này lấy từ NHNN. Vậy câu hỏi là NHNN lấy đâu ra tiền để làm chuyện này? Câu trả lời rất đơn giản: NHNN in tiền.

In tiền như thế nào?

Ở đây lại cần phải nói cho rõ: Hàng năm NHNN phải in một lượng tiền giấy nhất định (in tiền theo nghĩa đen) để thay thế tiền cũ, rách nát và bổ sung vào lượng tiền mặt đang lưu hành trên thị trường theo kế hoạch đã định trước. Còn nói NHNN “in tiền” đối với khoản 30.000 tỷ đồng nói trên là nói theo nghĩa bóng. Không có chuyện máy in chạy rầm rập in ra chừng ấy tiền mà đơn giản là NHNN ghi có một khoản tiền như thế cho các ngân hàng tham gia chương trình. Các ngân hàng lúc này lấy tiền ra để cho vay. Khỏe re!

Nếu mọi việc êm xuôi, 10 năm sau khách hàng trả nợ, ngân hàng thương mại trả lại cho NHNN, tức xóa đi cái khoản ghi nợ ngày xưa. Ai nấy đều vui vẻ.

Nhưng sự đời thường không êm xuôi.

Đầu tiên, hành động của NHNN đó gọi chính thức là “tái cấp vốn”, nghe rất mơ hồ, khó hiểu. Thực chất, đây là cách NHNN cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho ngân hàng, đặc biệt khi ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản. Chú ý đến từ “ngắn hạn” – tức dưới một năm. Nay NHNN lách chuyện “ngắn hạn” bằng cách quy định: “Thời hạn tái cấp vốn cho vay hỗ trợ nhà ở từng lần là 364 ngày và tự động được gia hạn đối với dư nợ tái cấp vốn còn lại tại thời điểm đến hạn thêm 01 (một) thời gian bằng thời hạn tái cấp vốn lần đầu. Việc tự động gia hạn được thực hiện tối đa kéo dài đến ngày 01/6/2023”. Cũng thật là khỏe re một kỹ thuật lách luật!

Thứ hai, luật cũng có nói, để được tái cấp vốn, ngân hàng phải đem một cái gì đó lên thế chấp với NHNN (như cầm cố trái phiếu), ở đây không thấy nói yêu cầu gì từ phía ngân hàng tham gia.

Như đã nói ở trên, tiền bơm vào nền kinh tế như thế sẽ gây áp lực lên lạm phát và nhiều hệ lụy khác. Còn nhớ các lần “bù lãi suất 4%” vào năm 2009 đã vừa gây ra lạm phát, vừa dẫn đến những khoản nợ xấu khổng lồ hiện nay. Giả thử một tỷ lệ nhất định người vay mua nhà không trả được nợ, NHNN sẽ gánh khoản lỗ này.

Quan trọng hơn, cái hình thức “tái cấp vốn” dễ dàng như thế đang được NHNN lạm dụng trong nhiều trường hợp khác như hứa hẹn cấp 10.000 tỷ đồng tái canh cây cà phê ở Tây Nguyên. Rồi sắp tới, giải quyết nợ xấu, NHNN cũng sẽ dùng “chiêu” tái cấp vốn để hóa giải nợ xấu cho các ngân hàng với khoản tiền dự kiến không còn vài chục ngàn mà có thể lên cả trăm ngàn tỷ đồng. Biết bao nhiêu tiền sẽ được “in” ra, biết bao nhiêu rủi ro đang chực chờ phía trước.

Mua bán nợ xấu

Giả thử bạn cho người hàng xóm vay 100 triệu đồng, đến hạn rồi quá hạn một năm người này vẫn không trả được nợ, nợ biến thành nợ xấu. Đòi không được, bạn tính đến chuyện nhờ một công ty dịch vụ chuyên đi đòi nợ thuê đòi nợ, bên này đòi chi phí đến 50 triệu đồng. Nói cách khác bạn sẽ “bán” khoản nợ 100 triệu đồng cho công ty này với giá 50 triệu, vậy còn hơn không đòi được đồng nào.

Như vậy bán một khoản nợ xấu được bao nhiêu là tùy thương lượng giữa bạn và công ty đòi nợ, khả năng đòi khó thì giá còn giảm nữa.

Hôm qua Chính phủ vừa ra nghị định thành lập công ty mua bán nợ kiểu như thế nhưng có những đặc điểm rất lạ. Theo dự thảo trước đó, công ty này mua nợ của các ngân hàng bằng mệnh giá (tức ở đây mua đúng 100 triệu luôn), nhưng không trả bằng tiền mặt mà trả bằng tờ giấy nhận nợ (trái phiếu). Xong rồi ngân hàng đem tờ trái phiếu này lên NHNN, đưa cho NHNN như một dạng cầm cố, NHNN mới đưa cho ngân hàng một cục tiền ghi trong sổ sách (gọi là tái cấp vốn như nói ở trên) nhưng cục tiền này không bằng mệnh giá trái phiếu mà nhỏ hơn (kiểu như 100 triệu nợ, giờ chỉ còn 30 triệu, chẳng hạn).

- Lẽ ra công ty mua bán nợ là nơi định giá khoản nợ chứ không phải NHNN.

- Công ty mua bán nợ không bỏ tiền ra nên thực tế là ngân hàng chủ nợ bán nợ cho NHNN, cái công ty mua bán nợ chỉ là một dạng trung gian.

- NHNN dùng “chiêu thức” tái cấp vốn nên đúng là không sử dụng ngân sách nhà nước nhưng sẽ phải đảm nhiệm một mớ tài sản xấu, lại phải tung ra thị trường một lượng tiền lớn, gây áp lực lên lạm phát.

Lạ nhất là phát biểu của đại diện NHNN: “Các doanh nghiệp có nợ xấu bán cho VAMC sẽ được tiếp tục vay vốn của TCTD theo quy định hiện hành”. Nhớ lại ông hàng xóm trên, lẽ ra phải liệt ông vào dạng khó chơi, bắt ổng chịu một phần trách nhiệm nay lại cho ông vay tiếp, lại đẻ ra nợ xấu tiếp.

- Ở trên bạn bán nợ cho công ty dịch vụ, nơi này sẽ tích cực đi đòi nợ, thu tiền về. Đằng này cái công ty mua bán nợ sắp được thành lập làm sao có đủ người, đủ kinh nghiệm và đủ nguồn lực khác để đi đòi nợ. NHNN thì không thể trực tiếp đi đòi nợ rồi.

- Thực chất đây chỉ là cách tạm thời chuyển nợ xấu từ ngân hàng qua cái công ty trung gian kia, sổ sách ngân hàng đẹp lên, hy vọng họ sẽ sẵn lòng cho vay tiếp. Còn cái cục nợ kia, hy vọng từ từ doanh nghiệp làm ăn khá trở lại sẽ trả được nợ.

Các tổ chức như IMF từng cảnh báo các ngân hàng trung ương không nên đảm nhiệm những công việc lẽ ra thuộc bên “tài khóa” vì làm thế sẽ gây áp lực lên lạm phát, đi ngược lại vai trò chủ yếu của một ngân hàng trung ương. Thôi đành quan sát chờ xem NHNN sẽ xoay xở thế nào với lạm phát – gói bù lãi suất 4% ngày xưa nay trở thành nợ xấu – nợ xấu được giải quyết bằng tái cấp vốn – để xem nó lại biến thành cái gì nữa đây.

20 tháng 5, 2013

779. Nguyễn Vạn Phú - Phép thử bauxite

Theo blog Nguyễn Vạn Phú

Trong chương trình nghị sự của kỳ họp Quốc hội lần này thấy có bàn đến hai dự án khai thác bauxite. Tuy nhiên nếu các đại biểu cứ tranh luận dựa trên các lập luận cũ, đã đăng tải trên báo chí, kể cả dùng các số liệu chính thức từ TKV cũng không ăn thua. Bởi chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố: “Phải chờ hiệu quả thí điểm làm xong đến đâu đã. Bây giờ đang tính toán trên sổ sách và dự báo, nên nói ngay là lỗ bao nhiêu, hay có lỗ hay không là chưa đủ cơ sở”(Nói như thế có nghĩa những tính toán dự án có lãi, có hiệu quả kinh tế của TKV cũng không có cơ sở!).

Các đại biểu muốn biết các dự án bauxite có thật sự hiệu quả hay không thì phải dùng biện pháp chất vấn để tìm cho bằng được câu trả lời thỏa đáng.

1. Vay vốn ở đâu mà rẻ thế?

Với dự án Lâm Đồng, TKV sẽ vay ngoại tệ 7.400 tỷ đồng (chiếm hơn một nửa tổng vốn đầu tư) với lãi suất chỉ có 4,75%.

Với dự án Nhân Cơ, TKV sẽ vay ngoại tệ 9.000 tỷ đồng (chiếm gần 65% tổng vốn đầu tư) với lãi suất chỉ có 5,45%.

Câu hỏi các đại biểu phải đặt ra cho TKV và cho Bộ Công Thương là nguồn vay ở đâu mà rẻ thế trong khi ngay bây giờ muốn phát hành trái phiếu quốc tế thì lãi suất phải trên 8%. Vay một lượng ngoại tệ lớn như vậy có phải thông qua Quốc hội hay không? Ai đứng ra bảo lãnh?

Điều đáng ngạc nhiên là trong phương án cũ năm 2009, vốn vay nước ngoài của hai dự án này thấp hơn và lãi suất cao hơn nhiều (Lâm Đồng vay 4.300 tỷ đồng, lãi suất 7,75%; Nhân Cơ vay 5.300 tỷ đồng, lãi suất 8%). Vì sao sau bốn năm phải cần vay nước ngoài tăng thêm nhiều trong khi lãi suất lại giảm ngon lành đến thế?

2. Thuế sao tính lạ vậy?

Có hai loại thuế chính cho dự án bauxite là thuế tài nguyên và thuế xuất khẩu.

Trong kế hoạch cũ năm 2009, thuế tài nguyên được tính là 7% X giá thành khai thác quặng nguyên khai; kế hoạch mới năm 2013, thuế suất thuế tài nguyên được nâng lên 12%. Ai cũng nghĩ giờ các dự án này nộp thuế tài nguyên cao hơn. Không phải. Giá thành bình quân mỗi tấn được tính là 6,5 triệu đồng nhưng kế hoạch mới cho phép tính thuế suất 12% nhân cho 140.000 đồng/tấn quặng nguyên khai (một con số cố định, không hiểu dựa trên cơ sở nào cho một dự án kéo dài 30 năm). Không biết chênh lệch giữa quặng nguyên khai với quặng thành phẩm là bao nhiêu nhưng tính thuế kiểu đó thì khôn quá.

Thuế xuất khẩu theo kế hoạch cũ là 5% nay thuế xuất khẩu còn 0%.

Câu hỏi đặt ra là Luật Thuế xuất khẩu do Quốc hội thông qua; vậy thay đổi thuế suất như vậy Quốc hội đã biết chưa và đã có sự đồng ý chưa?

Chỉ cần TKV hay Bộ Công Thương nói về nguồn vốn ngoại tệ vay được với giá rẻ như thế cũng đủ rõ vấn đề để Quốc hội quyết định làm hay ngưng dự án bauxite.

14 tháng 5, 2013

778. CÔNG TY QUẢN LÝ, XỬ LÝ NỢ XẤU: NGUỒN VỐN? SỬ DỤNG VỐN?

Độc giả ccorrectorr/Nice Cowboy phản hồi ngày 13/5/2013:

Hôm nay đọc được bản tin anh 3S điểm mà giật cả mình: Thủ tướng sẽ ký ngay Nghị định thành lập VAMC.

Để giải quyết khối nợ xấu của các Ngân Hàng, Chính phủ có kế hoạch thực hiện nhiều biện pháp mà trong đó quan trọng nhất là thành lập một công ty quản lý, xử lý nợ xấu (VAMC: Vietnam Asset Management Company). VAMC sẽ có nhiệm vụ là mua lại các khoản nợ xấu mà Ngân hàng đã cho vay trước đây nhưng nay không thu hồi lại được, sau đó VAMC quản lý và khai thác khối tài sản đã mua lại để bù đắp phần tiền đã bỏ ra để mua nợ). Thực chất, nhiệm vụ chính của VAMC là mua lại nợ xấu, như vậy là vừa làm sạch sẽ bán báo cáo tài chính của ngân hàng, vừa giúp ngân hàng thu hồi lại một phần của nợ xấu. Nhưng trước khi thành lập VAMC, những vấn đề chính sau đây phải được làm rõ:

1. Nguồn vốn hoạt động? hay nói cụ thể là lấy tiền ở đâu ra để mua lại các nợ xấu của ngân hàng? điều này lâu nay đã được các chuyên gia thảo luận với nhiều ý kiến trái ngược.

2. Chắc chắn là VAMC sẽ không đủ vốn để mua lại tất cả nợ xấu? vậy thì sẽ mua lại nợ xấu của ngân hàng nào? nợ xấu đó là của khách hàng vay nào? và mua lại theo giá cả thế nào?

Lâu nay, tôi chỉ thấy các chuyên gia và dư luận hầu như chú ý đến vấn đề nguồn vốn của VAMC (điểm 1), nhưng không thấy nêu lên vấn đề như điểm 2. Nếu không làm rõ, đây chính là kẽ hở của chính sách để các Ngân hàng quen biết, các doanh nghiệp sân nhà.. tìm cách quan hệ “trên mức tình cảm” với VAMV để hưởng lợi thế hơn các ngân hàng, doanh nghiệp khác.

1. Về vấn đề nguồn vốn: Nay thì dường như đã có câu trả lời từ chính phủ. Sau khi dư luận phản đối mạnh mẽ khả năng dùng vốn ngân sách để cấp cho VAMC mua lại các nợ xấu (vì như thế là lấy tiền của dân để bù đắp cho việc kinh doanh lỗ của Ngân hàng do cho vay sai lầm), thì Nhà nước chủ trương để VAMC dùng trái phiếu trả cho các ngân hàng khi mua lại các nợ xấu (thay vì trả bằng tiền mặt).

- Trái phiếu này có phải là trái phiếu chính phủ, hoặc trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh của chính phủ (được phân loại vào nợ công)? Nếu đúng là như vậy, thì việc này cũng không khác gì lấy tiền từ ngân sách nhà nước để mua lại các nợ xấu ngân hàng, chỉ khác đi là thay vì trả ngay cho ngân hàng bằng tiền mặt, thì sẽ trả dần dần sau nhiều năm. Rốt cục, đó cũng là tiền của người dân mà ra.

- Còn nếu đây là trái phiếu thông thường do VAMC phát hành (không bảo lãnh của chính phủ) thì việc các ngân hàng bán nợ xấu doanh nghiệp để đổi lấy các trái phiếu của VAMC cũng không khác gì một hình thức đảo nợ: chuyển đổi từ nợ xấu của một doanh nghiệp A thành nợ mới của VAMC. Việc này có thể làm sạch, làm đẹp báo cáo tài chính của ngân hàng, nợ xấu nhóm 3,4,5 sẽ trở thành nợ nhóm 1. Tuy nhiên về thực chất thì có gì tốt hơn, ngân hàng thực tế có thu được nợ xấu không? doanh nghiệp mắc nợ xấu có cải thiện được tình hình tài chính, thanh khoản và trả nợ được không…?

Theo tôi, việc đảo nợ về mặt hình thức như trên còn tệ hơn là cách cơ cấu lại nợ xấu cho doanh nghiệp (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ). Nếu được cơ cấu lại như trên, thì khả năng doanh nghiệp tự hồi phục sản xuất kinh doanh dù sao cũng lớn hơn nhiều so với khi khoản nợ xấu trên được ngân hàng bán lại cho VAMC, và rồi VAMC quản lý toàn bộ tài sản thế chấp, tai sản còn lại của doanh nghiệp. VAMC làm sao có đủ nhân lực và chuyên môn sâu để có thể quản lý và hồi phục sản xuất của một doanh nghiệp bằng chính bản thân doanh nghiệp đó? Hơn nữa, VAMC sẽ phải quản lý hàng nghìn, hàng chục nghìn doanh nghiệp như thế khi mua lại nợ xấu. Sao không để cho chính doanh nghiệp đang mắc nợ cố làm việc này dưới sự quản lý của ngân hàng cho vay, vì sự nghiệp của doanh nghiệp nên họ sẽ làm hết sức có thể, và ngân hàng cũng thế. Còn hơn là thông qua VAMC, nhiều tầng nấc trung gian, lại không có trách nhiệm không quan tâm vì đó đâu phải là tài sản của họ, và lúc này doanh nghiệp cũng không cần tha thiết quan tâm đến việc hồi phục nữa, tài sản của họ đâu còn gì mà đã thuộc về VAMC rồi…

Vậy thì sau một thời gian VAMC mua lại nợ, nếu các doanh nghiệp mắc nợ xấu không hồi phục được và VAMC không có khả năng khai thác được tài sản của doanh nghiệp đó, thì VAMC lấy tiền đâu ra để trả cho các trái phiếu Ngân hàng nắm giữ? Thế là các trái phiếu đó cũng sẽ biến thành nợ xấu…

Rốt cục, vấn đề nguồn để giải quyết nợ xấu vẫn chưa thể giải quyết được. Một số người còn đề cập đến việc vay quốc tế để giải quyết nợ xấu. Nhưng vấn đề là ai vay, ai chịu trách nhiệm trả các khoản vay quốc tế đó? Nếu là nhà nước trả thì… cũng như phát hành trái phiếu chính phủ mà thôi, cuối cùng là vào đầu cổ người dân.

2. Trên là quan tâm của người dân khi lo ngại chính mình phải è cổ gánh vai cho các khoản làm ăn bê bối dẫn đến thất thoát, thua lỗ của ngân hàng. Về phía các ngân hàng thì họ lại rất quan tâm, rất muốn tìm cách làm sao để bán được nợ xấu của mình cho VAMC sớm nhất, được giá nhất, và nhiều nhất.

Điều này cũng dễ hiểu, khi số vốn VAMC được cấp hay số trái phiếu để mua lại nợ xấu không thể đủ để mua tất cả. Vậy thì sẽ có sự cạnh tranh, giành giật của các ngân hàng để tranh phần này cho mình. Sẽ chia chác như thế nào? Điều này chưa hề được nêu rõ và minh bạch trong qui chế của các công ty mua bán nợ trước đây của Bộ tài chính. Ai cũng biết, phải có quen thân, có thế lực, hoặc tiền hoa hồng cao… thì các khoản nợ xấu của ngân hàng mới được công ty mua bán nợ của nhà nước mua giùm.

Ví dụ khoản nợ xấu 100 tỉ, khả năng thu hồi từ tài sản thế chấp chỉ 10 tỉ. Nhưng nếu quen biết, có thế lực, hoặc chi lại quả cho đẹp… thì công ty mua bán nợ dám mua lại giá 20 tỉ! Thiệt thòi thì đã có ngân sách nhà nước chịu, lợi thì ngân hàng và công ty mua bán chia nhau!

Vậy thì khi VAMC ra đời (trước đây cũng có, nhưng qui mô nhỏ và thuộc bộ tài chính) thì ngân hàng nào sẽ hưởng lợi? sẽ được VAMC chiếu cố mua lại nhiều khoản nợ xấu nhất, với giá cao nhất…

Hihi, tất nhiên đó “không” phải là ngân hàng Bản Việt của con gái ngài đương kim Thủ tướng rồi! cũng không phải nhóm ngân hàng lâu nay thao túng thị trường mà dư luận hay nhắc đến (đây chỉ là mong ước của tớ thôi nhé!).

Còn nếu tớ làm Thống đốc Ngân hàng, thì cứ để cho các ngân hàng có nợ xấu tự giải quyết, làm gì phải cứu, phải mua lại nợ xấu của chúng! Cứ trừ vào lãi kinh doanh khủng các năm trước, thậm chí trừ luôn vào vốn (cũng chả đến nổi âm vốn điều lệ đâu, tớ biết).

Nhưng có người cho rằng làm thế thì chết doanh nghiệp đang có nợ xấu. Thế thì việc VAMC mua lại nợ xấu là chỉ giúp ngân hàng chứ có cứu gì doanh nghiệp đâu? Thà cứ để vậy, mà có thể ngân hàng phải tìm cách cơ cấu lại nợ để giúp doanh nghiệp và tự cứu mình.

Nếu ai đó (chỉ có thể là mấy ông chủ ngân hàng thôi!) nói rằng nếu Nhà nước không giải quyết nợ xấu thì Ngân hàng sập tiệm, ảnh hưởng đến tiền gửi người dân, thì cũng không chính xác. Tớ đã nói trên, số tiền lỗ do nợ xấu chưa bằng lãi tích lũy hàng chục năm qua của các ngân hàng, chưa thể âm vào vốn của họ đâu. Và nếu trong tình huống xấu nhất, theo luật ngân hàng và luật phá sản thì tiền gửi của dân phải được ưu tiên thanh toán hết, thanh toán trước; sau đó nếu còn thừa thì sau cùng mới đến các cổ đông, các ông chủ ngân hàng.

Từ trước đến nay, trong cho vay luôn luôn xảy ra nợ xấu. Vì thế đã có các qui định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu. Cứ như thế mà làm thôi. Sao bây giờ cứ nhất định phải thành lập VAMC để giải cứu nợ xấu ???? Ăn nhiều rồi bây giờ không chịu nhả ra phải không?

13 tháng 5, 2013

777. Hoàng Kim: Lúa gạo Việt Nam - Cần những nhà lý luận trung thực

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đang độc quyền mua bán lúa gạo của nông dân, đây là một thực trạng hết sức khốn nạn gây khổ cho nông dân, nếu có lương tâm thì những nhà lãnh đạo lúa gạo và những nhà trí thức trong nông nghiệp phải công nhận thực trạng này để chấm dứt nó, còn làm như không biết sự độc quyền này, thì mọi lý luận đều là thùng rỗng kêu to.
Ngoài Giáo sư Võ Tòng Xuân, tôi chưa thấy bất cứ một ai lên án sự độc quyền mua bán lúa gạo của VFA.
Hoàng Kim


Độc quyền chứ chẳng có kinh tế thị trường

Lúa gạo của nông dân hiện nay chịu sự độc quyền mua bán của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chứ chẳng phải mua bán theo kinh tế thị trường.

Vấn đề độc quyền này tôi đã chứng minh trong bài viết: “Độc quyền lúa gạo: cái ách đang quàng lên cổ nông dân” đăng trên Bauxite Việt Nam.

Có một điều tôi không thể nào hiểu nổi đó là: Trong kinh tế thị trường của bọn Tư bản giãy chết, độc quyền bị luật pháp ngăn cấm triệt để. Vậy, tại sao, trong kinh tế thị trường có định hướng của Chủ nghĩa xã hội muôn lần tươi đẹp, Chính phủ lại để cho VFA là các doanh nghiệp của Chính phủ độc quyền lúa gạo của nông dân?

Sự độc quyền khiến VFA kinh doanh ăn chênh lệch đầu tấn, cho nên VFA chẳng thèm quan tâm gì đến giá gạo xuất khẩu, vì thế, VFA đem lúa gạo của nông dân Việt Nam bán rẻ như bèo trên thị trường thế giới.

Sự độc quyền khiến cho VFA biến thành bọn cường hào mới, dùng mọi thủ đoạn để hạ giá lúa của nông dân, để ăn cướp hết lợi nhuận của nông dân.

Có một điều tôi không thể nào hiểu nổi đó là: Trong kinh tế thị trường của bọn Tư bản giãy chết, độc quyền bị luật pháp ngăn cấm triệt để. Vậy, tại sao, trong kinh tế thị trường có định hướng của Chủ nghĩa xã hội muôn lần tươi đẹp, Chính phủ lại để cho VFA là các doanh nghiệp của Chính phủ độc quyền lúa gạo của nông dân?

Việt Nam có Luật Cạnh tranh, tại sao Chính phủ lại vi phạm pháp luật do chính mình đề ra?

Độc quyền lúa gạo đã khiến VFA từ trước đến nay thu lợi từ lúa gạo nhưng chẳng thèm đầu tư một chút gì cho lúa gạo, xuất khẩu theo kiểu sang tay không thèm đầu tư kho bãi, không thèm đầu tư để nâng cao giá trị gạo xuất khẩu.

Vậy mà, ngộ thay, Chính phủ và các nhà lý luận trong nông nghiệp làm như không biết sự độc quyền này.

Độc quyền thì nâng cao giá trị hạt gạo để làm gì?

Khi VFA đem gạo của nông dân bán rẻ ra nước ngoài, thay vì tìm nguyên nhân đích thực từ sự độc quyền, người ta lại nói rằng gạo Việt Nam rẻ là do không có thương hiệu, và lý luận tràng giang đại hải về việc tạo thương hiệu cho gạo Việt Nam, rồi huyên thuyên về việc nâng cao giá trị hạt gạo… Toàn là những lý luận vô bổ, nghe qua có vẻ hợp lý, nhưng chẳng có một chút giá trị.

Không thấy được sự độc quyền của VFA trong việc mua bán lúa gạo của nông dân, thì mọi lý luận về nâng cao giá trị hạt gạo điều chẳng có một chút giá trị nào cả.

Nâng cao giá trị hạt gạo thì nông dân được lợi nhưng VFA không có lợi mà có hại vì phải đầu tư công sức và tiền của, vậy VFA nâng cao giá trị hạt gạo để làm gì? Động lực nào để VFA nâng cao giá trị hạt gạo?

Thử hỏi, VFA độc quyền mua bán lúa gạo của nông dân, muốn bán gạo của nông dân giá bao nhiêu thì bán, muốn mua lúa của nông dân bao nhiều thì mua, tức là VFA muốn lấy lợi nhuận đầu tấn bao nhiêu thì lấy, vậy VFA tạo thương hiệu cho hạt gạo để làm gì? VFA nâng cao giá trị hạt gạo để làm gì?

Trong bài: Giá lúa giảm, nông dân nghèo, vì đâu? đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn tôi đã phân tích:

“Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong VFA = giá bán gạo xuất khẩu – (giá thu mua gạo trong nước + phí xuất khẩu). Lợi nhuận này không phụ thuộc vào giá gạo xuất khẩu mà chỉ phụ thuộc vào sự chênh lệch giá. Do đó, nếu ký bán gạo xuất khẩu giá thấp thì các doanh nghiệp sẽ ép giá mua lúa của nông dân và họ vẫn có lời.

Vì lợi nhuận do chênh lệch nên các doanh nghiệp trong VFA không thiết tha đến việc tạo thương hiệu cho công ty mình và thương hiệu cho gạo: “Gạo xuất khẩu không có tên, chỉ gọi chung là “gạo trắng hạt dài”, và phân biệt bởi phần trăm tấm: 5%, 10%, 25%”.

Trong bài: “Độc quyền lúa gạo cái ách đang quàng lên cổ nông dân” tôi nói rõ hơn:

“Do độc quyền mua bán lúa gạo, Tổng công ty Lương thực miền Nam và VFA chọn vị trí cuối cùng ở khâu phân phối để ăn chênh lệch giá tính trên đầu tấn.

Mua lúa từ nông dân rồi chở về nhà máy xay, xay bóc vỏ thành gạo thô, có thương lái lúa. Chà bóng gạo thô thành gạo xuất khẩu rồi đóng bao, có thương lái gạo. Tổng công ty Lương thực miền Nam và VFA đảm nhận công đoạn cuối cùng là chở gạo ra cảng và xuất đi rồi lấy lời từ chênh lệch đầu tấn!

Vì được độc quyền và ăn chênh lệch đầu tấn nên Tổng công ty Lương thực miền Nam và VFA không hề đầu tư nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu:

– Không đầu tư kho chứa lúa, không đầu tư nhà máy xay lúa, không tạo thương hiệu cho hạt gạo VN, và tệ nhất là không biết chính mình xuất khẩu gạo loại gì, do trộn lẫn các loại gạo với nhau.

– Không có đủ kho nên không điều tiết được quá trình xuất khẩu gạo, phải xuất khẩu theo kiểu sang tay nên dễ bị khách hàng ép giá.

– Không có nhà máy xay lúa hiện đại nên chất lượng gạo xuất khẩu thấp.

– Không có thương hiệu nên bán gạo cùng loại rẻ hơn nước khác.

– Không biết chính mình xuất khẩu gạo loại gì nên hiện nay nông dân chọn giống theo kiểu hên xui, may nhờ rủi chịu”.

Bằng chứng hùng hồn nhất cho việc VFA không thèm quan tâm đến việc nâng cao giá trị hạt gạo là: Không những không đầu tư kho bãi để điều tiết giá bán gạo xuất khẩu mà kho hiện đại đã có cũng không sử dụng, xì-lô hiện đại ở xã Phong Mỹ huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp không sử dụng nhiều năm, sau đó bán cho Xí nghiệp thủy sản Sông Tiền.

Độc quyền thì tham gia cánh đồng mẫu lớn để làm gì?

Hiện nay, một số nhà thông thái đang kêu gọi doanh nghiệp liên kết với nông dân, tung hô cái gọi là cánh đồng mẫu lớn, cho rằng đây là mô hình tốt nhất cho quyền lợi của nông dân.

Thế nhưng các nhà thông thái này quên một thực tế là: Nông dân trồng nhiều loại lúa, đến mùa dâng lên cho VFA, VFA ngồi trên cao lựa từng loại lúa, loại nào bán chạy thì mua, loại nào bán không chạy thì đổ thừa nông dân không nghe khuyến cáo nên không mua, lỗ lả nông dân ráng chịu. Vậy mắc mớ gì mà VFA tham gia cánh đồng mẫu lớn?

Kêu gọi VFA tham gia cánh đồng mẫu lớn khác nào kêu gọi VFA tự hạn chế sự độc quyền mua bán lúa gạo, khác nào kêu VFA lấy dây tự buộc mình.

Đang độc quyền ăn đầu tấn sướng thấy ghê, rủi ro nông dân chịu hết, nay, kêu gọi VFA vào cánh đồng mẫu lớn để chia sẽ rủi ro với nông dân, thì kêu đến rã họng VFA cũng chẳng thèm nghe.

Hỡi những nhà lãnh đạo trong Chính phủ, nếu quí vị có lương tâm thì hãy trả lời câu hỏi: VFA có độc quyền lúa gạo của nông dân hay không? Và sự độc quyền này phải chăng đang làm bần cùng hóa nông dân? Chứ đừng như cái thùng rỗng kêu rè rè ở những vấn đề vô bổ!

H.K.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN