Nhãn

31 tháng 7, 2012

436. Tin Khó Tin - Ai là người Hà Nội đầu tiên?


Gần đây, một cuộc khẩu chiến mang tên Hà Nội tràn ngập trên báo chí. Nhiều người tự xưng là người Hà Nội đổ tại người ngoại tỉnh làm nhiễu văn hóa thủ đô. Từ bên kia chiến tuyến, nhiều người ngoại tỉnh tại Hà Nội cho rằng người Hà Nội quá thực dụng, khiến nếp sống thành phố bị nhiễu sóng. Trong khi đó, nhiều người dân các tỉnh khác kẻ cả lên tiếng cùng báo Tàu Nhanh Việt Nam “Hà Nội không bằng quê tôi”.

Trước tình hình đó, Tin Khó Tin đã tiến hành điều tra xem ai là người Hà Nội đầu tiên, và thu được những kết quả đáng kinh ngạc.
Một ứng cử viên sáng giá cho danh hiệu “Người Hà Nội gốc” là ông An Dương Vương, tên thật là Thục Phán. Tuy nhiên nhiều nguồn tin cho rằng ông họ Thục, có nguồn gốc từ Trung Quốc, con gái ông cũng chê trai Việt mà lấy chồng người Trung Quốc, nên mặc dù ông đã có công xây thành Cổ Loa, khó có thể coi ông là người Hà Nội gốc.

Theo nhiều nguồn tin khác, Hai Bà Trưng đóng đô ở Mê Linh, một huyện ở phía Bắc Hà Nội, có thể coi là những người Hà Nội đầu tiên. Nhưng lịch sử cho thấy đến năm 1978 Mê Linh mới được sát nhập vào Hà Nội, chứng tỏ Hai Bà Trưng cũng chỉ là người Hà Nội 2 mà thôi.


Lý Nam Đế là một trong những người Hà Nội 2 nổi tiếng

Một số những vị vua, quan, tướng khác như Lý Nam Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, v.v... mặc dù có công chống Trung Quốc nhưng đều là người quê ở Sơn Tây, mà ai cũng biết là Sơn Tây vốn thuộc Hà Tây, gần đây mới sát nhập vào Hà Nội. Nên tóm lại tất cả những danh nhân kể trên đều là người Hà Nội 2 tất, chưa được gọi là người Hà Nội gốc.

Ông Lý Công Uẩn, người quyết định dời đô từ Hoa Lư Ninh Bình về Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay, có thể coi là một người tiên phong trong phong trào kiến tạo lịch sử văn hóa Hà Nội từ hàng nghìn năm qua. Tuy nhiên ông lại là người gốc Bắc Ninh. Do đó, ông Lý Công Uẩn không phải là “Người Hà Nội gốc”, mà có thể bị coi là người châm ngòi cho phong trào “Tiến về Hà Nội” của người dân các tỉnh thành khác.


Ông Lý Công Uẩn, người Bắc Ninh, nêu gương cho nhiều người ngoại tỉnh khác di cư về Hà Nội, bị dựng tượng làm gương đặt ngay bên cạnh Bờ Hồ

Tin Khó Tin lại càng không khỏi ngạc nhiên khi nhiều nhạc sĩ, họa sĩ, vv dẫn đầu chủ nghĩa “Hà Nội Đẹp như Nhạc, Thơ, Tranh” đều không phải là người Hà Nội. Cụ thể là:

- Nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, người sáng tác bài hát “Người Hà Nội” lại sinh ra ở Luông Pra Băng, ở Lào.

- Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tác giả “Nhớ Mùa Thu Hà Nội” sinh ra ở Đắk Lắk và lớn lên ở Huế.

- Họa sĩ Bùi Xuân Phái nổi tiếng với những bức tranh “phố Phái” nói lên thần thái phố cổ Hà Nội là người Hoài Đức, Hà Tây.

- Nhà thơ Bùi Thanh Tuấn với tác phẩm được phổ nhạc thành bài hát “Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa” là người Lâm Đồng.

- Tác giả bài hát “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” ông Trần Quang Lộc là người Quảng Trị. Việc ông không phân biệt được đâu là mùa thu Hà Nội do đó cũng là điều dễ hiểu.

- Vũ Bằng, tác giả của “Miếng Ngon Hà Nội” tuy sinh ra ở Hà Nội nhưng gia đình ông lại gốc Hải Dương.

- Tô Hoài, nổi tiếng với những tác phẩm về Hà Nội những năm đầu thế kỉ 20 như “Chuyện Cũ Hà Nội” sinh ra ở Thanh Oai và lớn lên ở Hoài Đức, Hà Tây.

- v.v và v.v...


Vũ Bằng, quê ở Hải Dương, không viết về bánh gai, bánh đậu xanh mà lại chuyên ca ngợi đặc sản Hà Nội

Do Tin Khó Tin đã thất bại trong việc tìm ra ai là người Hà Nội gốc, chúng tôi kêu gọi độc giả tham gia giúp đỡ. Đề nghị độc giả nào có thể chứng tỏ rằng tổ tiên từ trước thời Lý Công Uẩn là người Hà Nội liên lạc với chúng tôi để nhận danh hiệu người Hà Nội gốc.

26 tháng 7, 2012

435. Android A to Z: What is a kernel? (Anh – Việt)


By Jerry Hildenbrand  | Jan 23 2012 | 1:58 pm  |


What is a kernel?  If you spend any time reading Android forums, blogs, how-to posts or online discussion you'll soon hear people talking about the kernel. A kernel isn't something unique to Android -- iOS and MacOS have one, Windows has one, BlackBerry's QNX has one, in fact all high level operating systems have one. The one we're interested in is Linux, as it's the one Android uses. Let's try to break down what it is and what it does.

Thế nào là 1 kernel? Nếu bạn từng bỏ thời gian đọc các diễn đàn, các blog, các bài hướng dẫn trên mạng hoặc thảo luận online về Android thì bạn sẽ nghe thấy ngay mọi người nói chuyện về kernel. Một kernel không phải là cái gì đó dành riêng cho Android - mà [các hệ điều hành] iOS và MacOSWindowsQNX của BlackBerry đều có 1 cái, trong thực tế tất cả các hệ điều hành cao cấp đều có. Cái mà được chúng ta quan tâm là trong [hệ điều hành] Linux, vì nó là cái Android sử dụng [kernel]. Nào, giờ cố vỡ ra nó là cái gì và nó làm gì.

Android devices use the Linux kernel, but it's not the exact same kernel other Linux-based operating systems use. There's a lot of Android specific code built in, and Google's Android kernel maintainers have their work cut out for them. OEMs have to contribute as well, because they need to develop hardware drivers for the parts they're using for the kernel version they're using. This is why it takes a while for independent Android developers and hackers to port new versions to older devices and get everything working. Drivers written to work with the Gingerbread kernel on a phone won't necessarily work with the Ice Cream Sandwich kernel.

Các thiết bị Android sử dụng kernel Linux, nhưng nó không giống hoàn toàn kernel mà các hệ điều hành Linux khác sử dụng. Có rất nhiều mã đặc thù Android được xây dựng trong đó, và công việc của những người phát triển kernel Android từ Google là tỉa tót chúng. Các OEM (Original Equipment Manufacturer - Nhà sản xuất thiết bị gốc) phải góp phần vào - tất nhiên, bởi vì họ cần để phát triển các driver (trình điều khiển) phần cứng cho các bộ phận mà họ đang sử dụng và cho phiên bản kernel mà họ đang dùng. Điều này giải thích vì sao phải mất thời gian cho các Android developer độc lập (chuyên viên phát triển Android) và các hacker post (chuyển qua mạng) các phiên bản mới [kernel] đến các thiết bị cũ hơn và làm mọi thứ làm việc. Các driver được viết để làm việc với kernel cho [phiên bản Android] Gingerbread trên 1 phone thì không nhất thiết làm việc với kernel cho [phiên bản Android] Ice Cream Sandwich.

And that's important, because one of the kernel's main functions is to control the hardware. It's a whole lot of source code, with more options while building it than you can imagine, but in the end it's just the intermediary between the hardware and the software.

Và quan trọng là, vì 1 trong số các chức năng chính của kernel là điều khiển phần cứng. Nên nó là 1 tập hợp rất nhiều mã nguồn, với nhiều hơn các tùy chọn khi xây dựng nó so với [cái] bạn có thể hình dung, nhưng cuối cùng nó chỉ là trung gian giữa phần cứng và phần mềm.

When software needs the hardware to do anything, it sends a request to the kernel. And when we say anything, we mean anything. From the brightness of the screen, to the volume level, to initiating a call through the radio, even what's drawn on the display is ultimately controlled by the kernel. For example -- when you tap the search button on your phone, you tell the software to open the search application. What happens is that you touched a certain point on the digitizer, which tells the software that you've touched the screen at those coordinates. The software knows that when that particular spot is touched, the search dialog is supposed to open. The kernel is what tells the digitizer to look (or listen, events are "listened" for) for touches, helps figure out where you touched, and tells the system you touched it. In turn, when the system receives a touch event at a specific point from the kernel (through the driver) it knows what to draw on your screen.

Khi phần mềm cần phần cứng làm bất kỳ cái gì, nó gửi 1 yêu cầu đến kernel. Chúng tôi nói ‘bất kỳ cái gì’ nghĩa là bất kỳ cái gì. Từ brightness (độ chói) của màn hình, đến mức độ âm thanh, đến bắt đầu 1 cuộc gọi qua [sóng] radio, thậm chí cho đến cái được lôi ra trên màn hình hiển thị rút cục cũng đều được điều khiển bằng kernel. Thí dụ -- khi bạn gõ nhẹ nút search (tìm kiếm) trên phone của bạn, là bạn lệnh cho phần mềm mở ứng dụng search. Điều gì xảy ra khi bạn đã chạm vào 1 điểm nào đó trên màn hình số hóa, cái nói cho phần mềm rằng bạn đã chạm vào màn hình tại cụm tọa độ ấy. Phần mềm hiểu là khi 1 vết xác định được chạm, thì hộp thoại search được đòi hỏi mở ra. Kernel sẽ nói gì đó với màn hình số hóa để tìm kiếm (hay chú ý nghe ngóng, thậm chí là “đã nghe”) các va chạm, giúp phân tích nơi bạn đã chạm vào, và nói với hệ thống là bạn đã chạm vào đó. Đến lượt, khi hệ thống nhận được 1 sự kiện cảm ứng tại 1 điểm nhất định từ kernel (thông qua driver) thì nó sẽ hiểu phải vẽ cái gì trên màn hình của bạn.

Both the hardware and the software communicate both ways with the kernel, and that's how your phone knows when to do something. Input from one side is sent as output to the other, whether it's you playing Angry Birds, or connecting to your car's Bluetooth.

Cả phần cứng và phần mềm đều liên lạc bằng cả 2 đường với kernel, và đó là cách phone của bạn biết khi làm gì đó. Đầu vào từ 1 phía được gửi đi thành đầu ra phía kia, hoặc bạn chơi Angry Birds, hoặc kết nối với Bluetooth trong xe hơi của bạn.

It sounds complicated, and it is. But it's also pretty standard computer logic -- there's an action of some sort generated for every event. Without the kernel to accept and send information, developers would have to write code for every single event for every single piece of hardware in your device. With the kernel, all they have to do is communicate with it through the Android system API's, and hardware developers only have to make the device hardware communicate with the kernel. The good thing is that you don't need to know exactly how or why the kernel does what it does, just understanding that it's the go-between from software to hardware gives you a pretty good grasp of what's happening under the glass. Sort of gives a whole new outlook towards those fellows who stay up all night to work on kernels for your phone, doesn't it?
Nghe có vẻ phức tạp, và nó là thế. Nhưng nó cũng tương đối logic máy tính tiêu chuẩn – có một hành động trong 1 số lựa chọn phát sinh cho mỗi sự kiện. Không có kernel để chấp nhận và gửi thông tin, các developer sẽ phải viết mã cho mọi sự kiện đơn lẻ cho mỗi bộ phận đơn lẻ của phần cứng trong thiết bị của bạn. Với kernel, tất cả họ phải làm là liên lạc với nó thông qua các API (Application Programming Interface – giao diện lập trình ứng dụng) của hệ thống Android, và các developer phần cứng chỉ phải làm cho phần cứng của thiết bị giao tiếp với kernel. Điều tốt là bạn không cần hiểu thật rõ làm cách nào hay tại sao kernel làm cái gì, chỉ cần hiểu là nó chạy từ phần mềm đến phần cứng trao cho bạn 1 nắm bắt khá tốt về những gì đang xảy ra dưới lớp kính. Phần nào đưa ra 1 cách nhìn hoàn toàn mới về các thành viên nghiên cứu, những người dành cả đêm để làm việc trên các kernel cho phone của bạn, không phải thế sao?

434. Lê Huy Mậu: LẬP QUÊ CHOA


Sau hội nghị viết văn trẻ toàn quốc lần thứ ba (12/1985) Hội nhà văn Việt nam có bố trí cho các nhà văn trẻ phía Nam một chuyến đi tham quan thực tế tại công trình thủy điện sông Đà. Trên chuyến xe đi sông Đà hôm ấy, Nguyễn Đức Thọ và Nguyễn Quang Lập là xôm trò nhất. Nguyễn Đức Thọ thì phổ chèo một đoạn nghị quyết. Nguyễn Quang Lập kể một câu chuyện tiếu lâm. Chuyện tiếu lâm thường là chuyện dân gian, không rõ tác giả. Người kể chuyện thường thêm thắt mắm muối vào, thổi vào câu chuyện cái hồn chuyện, nó mang tinh thần của người kể nhiều hơn là người sáng tác ban đầu của nó. Chuyện rằng, có mấy o xã viên ở Quảng Bình đi cấy lúa cạnh một đơn vị tên lửa phòng không. Khi có báo động máy bay địch, mấy o chạy lên bờ tìm chỗ ẩn nấp, các o chưa kịp nằm xuống thì bộ đội đã phóng tên lửa, làm mấy o ướt hết cả quần áo. Do mấy o khi thuật lại câu chuyện vừa thật thà, vừa hớ hênh nên người nghe kể mới liên tưởng ra chuyện khác, và cười. Cười không ở cốt chuyện, mà cười ở cách kể chuyện. Lập nhại giọng mấy o xã viên khéo đến nỗi, Trần Thùy Mai nghe xong cười chảy cả nước mắt!

Hồi ấy Lập chưa tới  ba mươi, nhưng đã có “số má” trên văn đàn rồi. Hôm uống rượu cần tại một bản dân tộc Mường, Lập có đọc bài thơ. Và mình cũng chỉ biết Nguyễn Quang Lập không nhiều hơn thế cho tới khi gặp lại và quen nhau!

Mình thích truyện ngắn Nguyễn Quang Lập viết về ký ức chiến tranh, về vùng đất Quảng Bình quê Lập. Đọc truyện ngắn Nguyễn Quang Lập thấy nó phảng phất chuyện núi đồi và thảo nguyên của Aimatop. Nó lung linh, huyền ảo, ly kỳ và hấp dẫn từ đầu chí cuối.

Thú thật, có nhiều nhà văn tên tuổi, nhưng nếu hỏi mình nhớ tác phẩm nào của họ là mình tịt luôn. Thậm chí, khi cầm tờ Văn nghệ, tên tuổi họ sờ sờ ra đấy mà mình cũng không đọc. Trái lại, có những tác giả tuy ít tên tuổi hoặc mới viết, nhiều khi mình bập vào tờ báo, có họ là đọc ngay. Sau Nguyễn Huy Thiệp, mình nghiện văn Nguyễn Quang Lập. Hắn viết ra cái gì mình cũng đọc ngấu nghiến. Mình ở gần Trần Đức Tiến, phục Trần Đức Tiến ở tư cách cầm bút của hắn. Chưa bao giờ hắn cẩu thả trong viết lách. Kể cả khi hắn viết công văn hay viết báo cáo. Văn hắn sạch và đẹp. Hắn tỷ mỷ đến từng dấu phẩy. Nhưng đọc truyện Trần Đức Tiến thấy con người trong đó nó cứ bần tiện, bẩn tưởi sao đó. Trần Đức Tiến, ở trong nhiều truyện ngắn thường khai thác phần “ngợm” trong người. Không có nhân vật tích cực hay tiêu cực riêng rẽ, mà chỉ có cái bần tiện, cái thấp hèn thường trực trong mỗi con người. Thông điệp mà truyện ngắn Trần Đức Tiến muốn nhắn gửi là khá rõ nhưng thường thì tác giả làm nhòe mờ đi bằng thủ pháp hiện thực huyền ảo. Truyện ngắn Nguyễn Quang Lập thì trái lại. Nguyễn Quang Lập hiện thực đến trần trụi. Đọc truyện Nguyễn Quang Lập chẳng thấy bóng dáng tác giả viết văn đâu cả, chỉ thấy câu chuyện đời nó oái oăm, nó ly kỳ dâu bể thế, chẳng nói thêm nói bớt gì cả. Lập có tài kể chuyện. Những chuyện dân dã thường ngày, chuyện tục, chuyện thanh gì Lập kể cũng hay, cũng hấp dẫn cả. Bây giờ thì Lập quá nổi tiếng, Lập thành quái kiệt trên văn đàn rồi, nhưng nếu chỉ kể riêng truyện ngắn thôi, không nói hay hay dở, mình bị ám ảnh văn chương bởi Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Quang Lập. Nguyễn Huy Thiệp sắc sảo, bạo liệt. Còn Nguyễn Quang Lập thì chân thành, trong trẻo đến tận đáy tâm hồn.

Có nhiều nhà văn tài năng và chính tâm. Phùng Quán là một nhà văn tài năng và chính tâm. Nhà văn chính tâm thường có cái bộc trực, yêu ghét rất rõ ràng. Cả trong văn cũng như trong đời. Lập viết về các nhà văn bè bạn, về toàn những những người gần gũi thân thiết, lại viết thật, viết bạo thế, không có cái chính tâm không viết được. Mình cứ thắc mắc mãi, hình như cả Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Quang Lập chưa ai được cái giải văn học nào. Lạ thế, không giải gì nhưng hỏi có nhà văn nào, cả già lẫn trẻ, cả các nhà văn cây đa, cây đề trong làng văn Việt, ai không từng đọc, từng mê đắm, từng nể phục Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Quang Lập. Mình hình dung cuộc sống nó như mặt hồ phẳng lặng, người vỗ được nên sóng cuộc đời thì dù có thời sự cách mấy cũng là ghê gớm lắm. Không dám nói như Nguyễn Duy là họ đã chạm được tới kinh mạch của thời đại, nhưng chí ít họ cũng đã làm rung động được cả đám đông. Cái giải thưởng lớn nhất của văn chương lẽ nào lại không phải là tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng trong công chúng?
Là buồn thôi, chứ ai chẳng hiểu, giải còn phải thỏa mãn bao nhiêu tiêu chí khác nữa, chứ đâu chỉ là sự yêu thích của người đọc.

25 tháng 7, 2012

433. Bắt Phạm Chí Dũng là đòn trả thù của Nguyễn Tấn Dũng


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Đất nước Việt Nam lúc nào cũng có những con người là vốn quý. Trong trường hợp của Phạm Chí Dũng, vốn quý của dân tộc nằm ngay trong guồng máy của chế độ với bộ đồng phục bên ngoài là An ninh nội chính, nhưng với trái tim rất Việt Nam, đầy lòng yêu nước ở bên trong.

“Ngày 17-7-2012, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP. HCM đã bắt, khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc đối với Phạm Chí Dũng, cán bộ một cơ quan nhà nước tại TP. HCM, về hành vi câu kết với một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ, biên soạn nhiều tài liệu có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại nội bộ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hiện Cơ quan an ninh điều tra Công an TP. HCM đang tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý.” (1)

Phạm Chí Dũng là ai? và những tài liệu ấy có nội dung như thế nào? lật đổ chính quyền hay vạch trần sai trái của những ai?

Về Phạm Chí Dũng

Ông Phạm Chí Dũng đảm nhận nhiều vị trí công tác cả công khai lẫn bí mật. Về mặt công khai, trước đây Phạm Chí Dũng thuộc Ban Dân vận nhưng vai trò kín là cán bộ Ban An ninh nội chính thành ủy Tp. Hồ Chí Minh. Trong vai trò an ninh nội chính này Phạm Chí Dũng thường gặp gỡ báo cáo và tháp tùng với ông Trương Tấn Sang lúc ấy là Bí thư Thành phố HCM, nhưng Phạm Chí Dũng không phải là trợ lý của ông Sang.

Sau khi ông Trương Tấn Sang ra trung ương thì Phạm Chí Dũng qua công tác bên Ban Tôn giáo một thời gian. Vợ của Phạm Chí Dũng tên là Khanh hiện công tác ở Ban Tôn giáo. Phạm Chí Dũng làm việc ở Ban Tôn giáo một thời gian và sau đó trở lại vị trí An ninh nội chính cho đến ngày bị bắt. Theo BBC trích từ một "nguồn tin khác" thì Phạm Chí Dũng là con trai ông Phạm Văn Hùng, cựu Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP HCM (2).

24 tháng 7, 2012

432. Phạm Thị Hoài: báo quan


Ngay trước Ngày Báo chí Cách mạng, khi làng báo Việt Nam còn bận rộn lườm nguýt nhau “anh lá cải, tôi lá cải, chúng ta không lá cải”, một thành viên mới bất ngờ xuất hiện: blog Quan Làm báo. Như một vế đối phụ họa hơn là chọi lại Dân Làm báo, một diễn đàn đối lập với truyền thông nhà nước, theo phương châm “Mỗi người chúng ta là một chiến sĩ thông tin”, Quan Làm báo chưa treo biển “Mỗi đày tớ của nhân dân là một sĩ quan thông tin”, song nó đang gây chú ý tột độ. Kể từ ngày 29.5.2012, chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng hiện diện, nó đã đứng ở vị trí 569 trong bảng xếp hạng truy cập tại Việt Nam [1] và nhiều ngày đã lọt vào top 50.000 trên toàn thế giới, một kỉ lục hiếm thấy trong khu vực mạng tiếng Việt.

Điều gì đang diễn ra ở đây?

431. Nhã Nam: Phạm Chí Dũng - người Cộng sản bí ẩn


Ngày 20/7/2012, trang 2 báo Tuổi Trẻ có tin vắn “Bắt một cán bộ làm lộ bí mật” nội dung: "Ngày 17-7, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM đã thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc của ông Phạm Chí Dũng - cán bộ một cơ quan nhà nước ở TP.HCM - để điều tra về hành vi móc nối, cung cấp tài liệu cho tổ chức phản động tại nước ngoài. Theo nguồn tin, sau khi các đối tượng Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung bị bắt và truy tố về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, các tổ chức phản động tại nước ngoài vẫn tiếp tục các hoạt động chống phá chính quyền Việt Nam.

Sau một thời gian điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ, cơ quan an ninh điều tra xác định ông Dũng là người cung cấp các tài liệu bí mật ra nước ngoài và nhận hàng ngàn USD" (hết trích).

Sau đó vài giờ, báo Tuổi Trẻ đã rút bản tin đó trên trang Tuổi Trẻ Online. Đây thực sự là một tin gây chấn động vì nhiều lẽ.

430. Lý Toét: Nợ xấu đe dọa ai

Nợ xấu đang được báo chí nâng tầm quan trọng lên như một cao trào. Số liệu về nợ xấu ngày hôm nay khác với số liệu ngày hôm qua và cũng số liệu đó sẽ trở nên lạc hậu vào ngày mai.

Theo báo cáo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng nợ xấu là một con số đẹp, bình quân 8.6% mỗi tháng và nợ xấu hiện nay chiếm 8.6% tổng dư nợ.

Nợ xấu là cái gì mà đem lại mối bận tâm cho toàn bộ hệ thống chính trị?

21 tháng 7, 2012

429. Thót tim vì... tiếng vỗ tay


THU HÀ - Khán phòng Nhà hát lớn Hà Nội thật sự được hâm nóng trong suốt ba buổi diễn của dàn nhạc giao hưởng tầm cỡ thế giới Berliner Symphoniker: đêm 14, chiều và tối 15-7.


Dàn nhạc giao hưởng Berliner Symphoniker biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội - Ảnh: VOV

Những ai sở hữu một tấm vé vào cửa Nhà hát lớn ở một trong ba buổi diễn đều có thể mỉm cười với may mắn nho nhỏ của mình vì chương trình không có vé để bán, chỉ dành cho các khách hàng VIP của một hãng viễn thông lớn.

Nửa đầu của buổi hòa nhạc trôi qua êm ả, với những bản concerto của Chopin và Rachmaninov.

Nhưng đến phần thứ hai của chương trình buổi tối: bản giao hưởng Từ thế giới mới của nhạc sĩ vĩ đại người CH Czech Antonín Dvorák, người yêu nhạc giao hưởng được một phen thót tim cùng các nghệ sĩ bởi... những tiếng vỗ tay của các vị khách mời. Nhạc trưởng người Israel Lior Shambadal của Dàn nhạc giao hưởng Berlin đã giơ tay lên đầy ngạc nhiên khi những tiếng vỗ tay hào hứng vang lên ngay sau khi ông và 66 nhạc công vừa dứt chương đầu tiên của bản giao hưởng, ông xua khẽ hai tay về phía khán giả rồi quay lại dàn nhạc vẻ hơi bối rối.

Nhưng kết thúc chương thứ hai, khi tiếng violin réo rắt vừa mảnh đi như một nốt cứa, như nỗi lòng nhớ quê da diết của một người tha hương, thì tiếng vỗ tay lại vang lên dồn dập, phấn khích. Dàn nhạc lẫn ông nhạc trưởng lừng danh đều khó xử, rất nhiều sinh viên, giáo viên nhạc viện ngồi trên những hàng ghế tận tầng 3 cũng “suỵt” rất khẽ, cùng với những cái lắc đầu.

Kết thúc chương ba, khi những tiếng flute và tiếng kèn tuba chỉ còn ngân rất khẽ, nhiều người đã bắt đầu đặt tay lên ngực, lại thót tim chờ đợi... tiếng vỗ tay.
Quả nhiên, tiếng vỗ tay tiếp tục dậy lên như sấm, kèm theo cả tiếng huýt sáo đầy hàm ý khen ngợi (!?). Nhìn nhạc trưởng và dàn nhạc khổ sở vì thứ âm thanh ồn ào phá vỡ khoảng lặng cần thiết của một đêm nhạc giao hưởng, Quyên - một giảng viên trẻ của ĐH Văn hóa nghệ thuật Hà Nội - và người bạn đi cùng thì thầm với nhau: “Ôi, có cần nhiệt tình đến thế này không”.

Chương trình chính kết thúc, trong tiếng vỗ tay cuồng nhiệt, nhạc trưởng ra hiệu cho dàn nhạc tặng khán giả thêm một overture (khúc nhạc mở đầu) quen thuộc, và các khách VIP bắt đầu... vỗ tay theo nhạc, như trong một buổi sinh hoạt văn nghệ tập thể hay một chương trình nhạc trẻ. Nhạc trưởng Shambadal tuyệt vọng đề nghị khán giả ngừng vỗ tay bằng cách điều khiển dàn nhạc chơi chậm và nhỏ lại, tiếng vỗ tay ngừng. Nhưng khi dàn nhạc quay về chơi rộn rã tưng bừng như một overture cần phải thế, tiếng vỗ tay lại rầm rập.

Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc - giảng viên Nhạc viện Hà Nội, người từng làm nhạc cho những bộ phim được giải quốc tế như Mùa ổi và Thời xa vắng - phát biểu khi được hỏi về những tiếng vỗ tay... lạc nhịp giữa các chương trình giao hưởng: “Nghệ thuật nào cũng cần công chúng, nghệ thuật biểu diễn càng cần công chúng và cần tiếng vỗ tay. Nhạc giao hưởng từ gần 20 năm nay không còn là món ăn quá xa xỉ trên bàn tiệc tinh thần của một bộ phận công chúng VN, nhưng đúng là để có được những công chúng nghe nhạc giao hưởng thật sự, vẫn còn cần rất nhiều thời gian và công sức đào tạo”.

Nhưng ông nói thêm: “Dù sao những đêm diễn như thế này cũng là vô cùng quan trọng, đi nghe lần thứ nhất rồi sẽ có lần thứ hai, và rồi cũng đến lúc họ hiểu ra là khi nào cần vỗ tay. Đến lúc đó, đi nghe nhạc sẽ không bị... thót tim nữa”.

18 tháng 7, 2012

428. ALAN PHAN: “Cấm đái bậy”


Cái hành động nhỏ nhặt nhanh chóng tạo nên một tư duy mới và nhiều kế hoạch bổ sung khác tiếp tục nối đuôi. Càng “làm” nhiều, càng khiến chúng trở thành thói quen hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

Con rắn không thay được da phải chết. Những đầu óc không chịu cởi mở thay đổi sẽ ngừng hoạt động. – Friedrich Nietzsche.

Cách đây vài tháng, một chuyện cười được phổ biến quanh vòng các nhà ngoại giao sống ở Hà Nội và tôi được nghe lại từ một quan chức cao cấp Việt. Một du khách Anh hỏi một hướng dẫn viên du lịch,” Chúng tôi đã đi thăm Vịnh Hạ Long (Ha Long Bay), Vịnh Cam Ranh (Cam Ranh Bay)… Một vịnh khác tôi thấy quảng cáo khắp xứ này, chắc phải hấp dẫn lắm, chúng tôi muốn tới Cam Dai Bay”.

Chúng tôi cười một chút, nhưng tôi không biết nghe xong, ông có thấy chút hổ thẹn. Một dấu ấn có thể nhiều hơn các biểu ngữ vinh danh tổ quốc, anh hùng, thành tích… lại là ba chữ đơn giản, “cấm đái bậy”.


Tại New York vào thập niên 1970′s, lối quản trị hành chính của các thị trưởng phe khuynh tả đảng Dân Chủ như Lindsay, Koch… khiến tỷ lệ tội ác công cộng như trộm cướp, giết người, mại dâm… tăng mạnh. Khu Times Square (Công Trường Thời Đại) nổi danh không còn bóng du khách vì đây là trung tâm ổ chứa các tệ nạn về đêm. Kinh tế khủng hoảng, ngân sách lãng phí với các chương trình mị dân. Các ông thị trưởng “siêu tiến bộ” này, cho rằng phần lớn tội phạm là những dân da đen nghèo khó, phải cứu giúp và giáo dục thay vì trừng phạt. Người giàu chạy trốn khỏi thành phố, vì thuế lợi tức và kinh doanh lên rất cao và tội ác càng ngày càng gia tăng, khiến cho ngân sách càng thêm hao hụt.

Kết quả là New York gần tuyên bố phá sản vào năm 1975, phải nộp đơn xin chính phủ liên bang cứu viện và Tổng Thống Ford trả lới với câu nói bất hủ, “Drop Dead” (Chết cho rồi).

Cử tri quay bầu cho đảng Cộng Hòa và thị trưởng Rudy Giuliani hứa sẽ quét sạch mọi rác rưởi cho xã hội. Chương trình của ông bắt đầu bằng một bước rất nhỏ: dẹp sạch bọn lau cửa kính xe hơi.

Khoảng 10 năm trước đó, các trẻ em nghèo New York nghĩ ra một cách kiếm tiền lẻ khá công hiệu. Tại vài ngã tư nơi hay xẩy ra nạn kẹt xe, các em xin tài xế cho lau chùi kính xe để đổi lấy một hai đô la tiền “tip”. Phần lớn không ai từ chối lời mời dễ thương này từ các khuôn mặt ngây thơ và cũng vì số tiền quá bé.

Thấy các em làm ăn được, bọn tội phạm nhẩy vào kinh doanh theo bình diện lớn. Các tay đầu gấu được trải khắp thành phố tại mọi ngã tư và gần như đòi tiền mãi lộ mọi tài xế. Trước khi tài xế có dịp phản ứng, chúng xịt loại thuốc chùi nhiều bọt xà phòng xóa hẳn tầm nhìn. Bạn nào không trả 5 đô la (hay hơn nữa cho các siêu xe) phải tự leo xuống lau chùi cửa kính, gây nạn kẹt xe khủng khiếp. Bạn nào phàn nàn có thể bị ăn đòn tại chỗ hay xe bị cào xấy trướt. Chính quyền không can thiệp vì đây là nhóm cử tri “nghèo” cần được xã hội giúp đỡ.

Guiliano diệt trừ bọn “lau kính xe” không nhân nhượng. Chỉ trong 3 ngày khi ông nhậm chức, New York không còn bóng dáng một tên lau kính xe nào, kể cả trẻ em. Đây là một thông điệp ngắn gọn và hữu hiệu “Chúng tôi không chấp nhận một tệ nạn xã hội nào, dù nhỏ nhoi”. Một thông điệp không hề loan truyền qua các mạng truyền thông hay biểu ngữ, mà bằng “hành động” thực tế, dứt khoát và nhanh chóng. Khỏi cần phải nói thêm là sau đó, New York trở lại với vị trí “Ông Hoàng của các thành phố Mỹ”. Kinh doanh bộc phát tạo thanh khoản cho ngân sách, tội phạm đi xuống vì pháp luật nghiêm khắc, người giàu và du khách nườm nượt quay lại… tất cả vì New York lại trở nên một vùng đất lành, nơi đáng sống.

Cách đây 20 năm, sức khỏe của tôi cũng suy sụp tệ hại. Như nhiều đứa trẻ khác ở Việt Nam, thói quen đánh răng của tôi từ giáo dục gia đình và xã hội là một lần vào buổi sáng khi thức dậy. Khi gặp người đẹp hay dự các buổi họp quan trọng, tôi nhai thêm miếng “gum” bạc hà cho thơm miệng. Cho đến một ngày khi tôi đọc một bài viết là vi khuẩn trong răng thực sự là nguồn gốc của mọi loại bệnh tật, kể cả bệnh tim mạch. Sống hơn 40 năm, chẳng bác sĩ nào nói với tôi điều này.

Từ hôm đó, tôi luôn luôn đánh răng sau mỗi lần ăn, dù ăn nhiều hay ít. Thói quen nhỏ nhặt này cải thiện sức khỏe tôi thấy rõ. Từ bước đầu đơn giản đó, tôi bắt đầu chú ý đến các kiến thức về sức khỏe nhiều hơn, từ cách ăn uống rau củ, tập thể dục đến cách tập thở và ngồi thiền. Tôi hãnh diện mà nói, 20 năm nay, tôi ít bệnh hoạn hơn 40 năm trước đó.

Cái hành động nhỏ nhặt nhanh chóng tạo nên một tư duy mới và nhiều kế hoạch bổ sung khác tiếp tục nối đuôi. Càng “làm” nhiều, càng khiến chúng trở thành thói quen hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

Môi trường vệ sinh ở Singapore có thể coi là sạch nhất thế giới. Tất cả bắt đầu bằng một lệnh cấm khạc nhổ, vất rác bừa bãi… nơi công cộng của chính quyền Lý Quang Diệu vào năm 1968. Người dân Singapore đã tập thói quen này khi biết rằng cảnh sát Singapore rất quyết liệt trong việc thực thi luật này (phạt đến 100 đô la Sing khi vất tàn thuốc bậy). Cũng gốc người Tàu, nhưng dân Singapore hành xử khác hẳn người Tàu Trung Quốc, dù nơi công cộng hay chốn riêng tư.

Nguồn gốc của văn minh và văn hóa của một cá nhân hay một dân tộc bắt đầu từ những quyết định nhỏ nhặt và đơn giản. Nhiều bạn hỏi nếu tôi “được” tư vấn các nhà lãnh đạo thì tôi sẽ khuyên họ làm gì? (thực tình, ngày mà tôi được mời tư vấn thì ngày đó chắc là ngày sau cùng của trận Thế Chiến Thứ Ba). Tuy nhiên, nếu chuyện khó tin này hiện thực, tôi sẽ nói là các bác hãy ra một lệnh trong ngày đầu tiên nhậm chức là “tên nào đái bậy hay xả rác bậy sẽ bị nhốt 3 ngày tù”. Và nghiêm chỉnh thực thi luật pháp không nhân nhượng, dù người vi phạm là vợ chồng hay con cháu yêu quý của các bác.

Khi bỏ tù những tên đái bậy trên đất đai đường phố, người dân sẽ hiểu là các bác cũng sẵn sàng bỏ tù những tên đái bậy trên nền kinh tế và tài chính xứ này.

T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chính của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

17 tháng 7, 2012

427. Cười chứ bik sao



Cười lên đi em ơi
Dù nước mắt rớt trên vành môi
Hãy ngước mặt nhìn đời
Nhìn tha nhân ta buông tiếng cười
Ta không cần cuộc đời
Toàn những chê bai và ganh ghét
Ta không cần cuộc đời
Toàn những khoe khoang và thấp hèn

Cười lên đi em ơi
Cười để giấu những dòng lệ rơi
Hãy ngước mặt nhìn đời
Nhìn đổi thay ta vang tiếng cười
Ta không thèm làm người
Thà làm chim trên rừng hoang vắng
Ta không thèm làm người
Thà làm mây bay khắp phương trời

ĐK:
Yêu thương gì loài người
Ngoài những câu trau chuốt với đời
Ngoài những toan tính trong tiếng cười
Và những âm mưu dọn thành lời
Ta chỉ cần một người
Cùng với ta đợi chết mỗi ngày
Rồi hóa thân trong loài hoa dại
Để muôn đời không biết đớn đau

Cười lên đi em ơi
Cười để giấu những dòng lệ rơi
Hãy ngước mặt nhìn đời
Chờ ngày xuôi tay xong kiếp người
Yêu thương gì cuộc đời
Toàn những chê bai và ganh ghét
Yêu thương gì cuộc đời
Toàn những phô trương và thấp hèn

13 tháng 7, 2012

426. Geoffrey Cain: Sự kỳ diệu của Việt Nam chấm dứt


Người dịch: Đan Thanh (11-7-2012)

Thành phố Hồ Chí Minh – Tại cái nơi đã từng là một trong những thị trường đang nổi lên sôi động nhất châu Á, Nguyen Van Nguyen chỉ nhìn thấy phía trước là bầu trời ảm đạm. Kể từ năm 2008, công ty của ông ở thủ phủ kinh tế miền nam Việt Nam đã trải qua hai lần lạm phát rất đột ngột, đạt đỉnh vào tháng 8-2011 ở mức 23% – là mức lạm phát cao nhất châu Á vào thời điểm đó. Giờ đây, đề tự bảo hiểm trước rủi ro giá cả, ông chỉ nhận những đơn đặt hàng nhỏ từ nước ngoài cho nhà máy của mình – Bình Minh – nhà máy sản xuất mành trúc ở TP.HCM, từng một thời thịnh vượng. Ông bảo rằng khách hàng ở Australia, châu Âu, và Mỹ đều đã giảm bớt số đơn đặt hàng, sau khi nhu cầu toàn cầu suy thoái. Chi phí sản xuất trong ngành đã tăng xấp xỉ 30%, trong khi khách hàng chỉ còn sẵn sàng trả thêm chừng 10% nữa – theo ông Dang Quoc Hung, phó chủ tịch Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ và Đồ Gỗ ở TP.HCM. Ông Nguyen cũng thuê ít công nhân hơn cho mùa cao điểm là những tháng hè, và giảm lương của họ từ 200USD xuống còn khoảng 120USD/tháng. “Chúng tôi chỉ có thể làm chầm chậm thôi, mọi việc bây giờ khó khăn lắm” – ông than vãn như vậy hồi cuối tháng 6.
Đảng Cộng sản Việt Nam muốn các nhà đầu tư nhìn nhận những trường hợp như của ông Nguyên chỉ đơn giản là tác động tức thời ở địa phương của suy thoái kinh tế toàn cầu, chứ không phải là một sự suy yếu đi của cả hệ thống. Trong hai thập niên kể từ khi Đảng thiết lập cải cách kinh tế vào năm 1986, tăng trưởng GDP hàng năm đạt mức trung bình ấn tượng 7,1%. Quả thật, bốn năm về trước, Việt Nam có vẻ như là câu chuyện thành công tiếp theo ở châu Á. Trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, các nhà lãnh đạo của đất nước này cam kết sẽ còn làm tốt hơn, đẩy nhanh tốc độ một tiến trình khổng lồ – tái cơ cấu và tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước làm ăn tốn kém của họ – tiến trình này được gọi tránh đi là “cổ phần hóa”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế hồi năm 2007 dự đoán rằng, một trong các kết quả của việc gia nhập WTO là nhập khẩu rẻ hơn, có thể kìm giữ lạm phát, và cải cách cơ cấu có thể san bằng sân chơi giữa các đối thủ cạnh tranh nước ngoài và sở tại. Nhưng tại chuyến thăm của bà Hillary Clinton tới Hà Nội vào đầu tuần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị buộc phải rơi vào thế phòng vệ, phải hứa hẹn các điều kiện ưu đãi cho giới đầu tư nước ngoài, khi ông cố gắng duy trì “phép màu Việt Nam”.

11 tháng 7, 2012

425. Hiệu Minh: Cú bắt tay ở Hà Nội (Hilary – Phạm Bình Minh)



Cú bắt tay này có thay đổi khu vực?

Tại Hội nghị Genèva năm 1954 về Đông Dương, Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đã không bắt tay Chu Ân Lai. Trong ngoại giao, đó là sự khinh thường, không thể chấp nhận được.

Sự băng giá trong quan hệ Mỹ Trung kéo dài tới 25 năm. Henry Kissinger, thế hệ đàn em của Dulles, đã tìm mọi cách liên lạc với Bắc Kinh, nhằm khai thông bế tắc.

Người ta còn nhớ, đối đầu Xô-Trung bắt đầu là phong trào Quốc tế Cộng sản mất đoàn kết. Sự rạn nứt bắt đầu từ ý thức hệ, về cách tiến hành cuộc cách mạng vô sản toàn thế giới, về bạo lực cách mạng. Liên Xô muốn là anh cả, nhưng Trung Quốc cũng muốn là anh hai.

Có lần “hai ông anh” sang tận Romania chửi nhau. Tháng 6 năm 1960, Đại hội Đảng Cộng sản Romania được tổ chức long trọng thì Khrushchev và Bành Chân công khai lên án nhau trên diễn đàn.
Khrushchev gọi Mao “một người theo chủ nghĩa quốc gia, một kẻ cơ hội, và kẻ xa rời đảng”. Bành Chân gọi Khrushchev một người theo chủ nghĩa xét lại, “gia trưởng, độc đoán và chuyên chế”.

Đỉnh điểm xung đột trực tiếp giữa hai nước là cuộc chiến tranh biên giới Xô-Trung năm 1969, chút xíu nữa thôi, Liên Xô đã tấn công Trung Quốc bằng bom nguyên tử.

Trong lúc ấy, Liên Xô và khối Đông Âu như một cái gai trong mắt Mỹ và cần phải nhổ. Hoa Kỳ lại sa lầy vào cuộc chiến Việt Nam và đang tìm cách rút ra.

Để giải quyết bài toán chiến tranh Việt Nam và phân chia lại thế giới, Trung Quốc là lựa chọn tốt nhất của Hoa Kỳ.

Phần còn lại là ngoại giao bóng bàn, là chuyến đi bí mật của anh chàng Do Thái, Henry Kissinger, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, tới Bắc Kinh.

Ước muốn của Nixon thăm Trung Quốc cháy bỏng đến nỗi ngày 5-10-1970, ông tuyên bố trên báo Times “Nếu có điều gì đó tôi muốn làm trước khi chết, đó là đi Trung Quốc. Nếu tôi không đi được tôi muốn các con tôi đi”.

Năm 1972, tại Bắc Kinh, Nixon chủ động bắt tay thân mật với Chu Ân Lai, ý muốn xin lỗi chuyện Dulles đã coi thường tiên sinh họ Chu. Ông này thừa nhận “Bàn tay của ngài (Hoa Kỳ) đã vượt qua đại dương lớn nhất thế giới: 25 năm vắng bóng đối thoại”.

Không những thế, khi Nixon gặp Mao Trạch Đông, cả hai bắt tay, rung rung, đưa lên đưa xuống đúng 32 lần. Một sự thân mật hiếm có, đánh dấu sự thay đổi cục diện thế kỷ 20.

Cái giá của cú bắt tay không nhỏ. Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh là Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), thừa nhận chỉ có một nước CHND Trung Hoa và tặng luôn cái ghế tại Liên Hiệp Quốc.

Sau đó là đồng minh ấy cũng tháo chạy ở Sài Gòn, chính quyền do Mỹ chống lưng sụp đổ. Đúng lúc tranh tối, tranh sáng, Trung Quốc tấn công chiếm Hoàng Sa. Hạm đội Mỹ ngay gần đó nhưng không cứu đồng minh vì ván bài phân chia thế giới quan trọng hơn.

Chiến tranh Việt Nam kết thúc nhưng lại không đúng với kịch bản của Trung Quốc thỏa thuận với Mỹ. Ngày Tổng Bí thư Lê Duẩn tuyên bố chiến thắng 1975 “không kẻ thù nào dòm ngó đất nước ta”, Campuchia bất ngờ tấn công đảo Thổ Chu.

Sau chuyến thăm Mỹ, tới Texas cưỡi ngựa, đội mũ cao bồi với diễn viên phim Reagan, Đặng Tiểu Bình trở về và quyết dạy cho đàn em Việt Nam một bài học. Môi đã bị răng cắn, hết tình hữu nghị.


Cú bắt tay thay đổi thế giới

Hệ lụy của cú bắt tay năm 1972 khó mà nói hết. Liên Xô bị cô lập, chạy đua vũ trang tới đỉnh điểm, kinh tế kiệt quệ và cuối cùng toàn bộ phe XHCN sụp đổ. Quốc gia lớn nhất thế giới, hùng mạnh một thời, bỗng biến mất trong một đêm.

Thế giới thành đơn cực do Mỹ lãnh đạo.

Đúng lúc ấy, Trung Quốc lặng lẽ trỗi dậy một cách không ngờ. Từ năm 1978, với chính sách mở cửa và đổi mới, Trung Quốc đã liên tục tăng trưởng trong 3 thập kỷ, GDP hàng năm tăng trung bình tới 9-10%.

Hiện họ là siêu cường kinh tế thứ hai trên thế giới, sau mỗi Hoa Kỳ. Người ta dự đoán, vài năm nữa, quốc gia 1.3 tỷ dân này sẽ vượt Mỹ.

Hoa Kỳ bỗng nhận ra, cú bắt tay năm 1972 đang làm lung lay vai trò lãnh đạo thế giới của chính mình. Sự nổi lên của Trung Quốc không đúng kịch bản của Mỹ, nước này không sụp đổ như Liên Xô.

Châu Á, Thái Bình Dương có nguy cơ rơi vào tay kẻ khác.

Bây giờ đến lượt Hillary tìm cách sửa lỗi lầm của người tiền nhiệm để lại. Bà tìm một cú bắt tay khác nhằm thay đổi cục diện ở Châu Á.

Nếu Kissinger coi Trung Quốc là lá bài chống Liên Xô và Đông Âu, thì trong thời điểm hiện nay, Hillary coi Việt Nam là lá bài ở biển Đông để đấu với Trung Quốc.

Biển Đông giầu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt và nguồn hải sản vô tận. Quan trọng hơn cả nó là yết hầu đi lên phương Bắc. Ai nắm được vị trí chiến lược này sẽ nắm được châu Á. Các nước lớn đều hiểu, các nước nhỏ cũng biết.

Việt Nam vừa có đất liền dính với Trung Quốc cả ngàn km biên giới. Có biển Đông, cửa ngõ của người Trung Quốc.

Ngày xưa, Việt Nam là tiền đồn của phe XHVN, hứng tất cả tư tưởng, từ Lê Nin, Marx, Stalin, Mao Trạch Đông, rồi Domino và… bom đạn. Ngày nay, đất nước này là tiền đồn chống bành chướng… Thái Bình Dương.

Việt Nam đang kẹt giữa nhiều làn đạn. Một bên là hệ tư tưởng Cộng sản, một bên là biển Đông đang dậy sóng, mặt khác muốn hội nhập để quốc gia mạnh lên nhờ kinh tế thị trường có định hướng XHCN.

Xem chừng chưa có lối thoát nào.

Tam giác Nga-Mỹ-Trung luôn là mối quan tâm của cả thế giới. Ba anh này vui cười với nhau trên sân khấu chính trị, “đồng sàng dị mộng” như đôi vợ chồng, dù nằm chung giường hàng đêm, nhưng lại nghĩ đến tình nhân riêng của mình.

Tại Á Châu, có một người tình rất đẹp để ba anh kia ve vãn. Nhưng chân dài lại đỏng đảnh, lúc nghiêng anh Trung, lúc hẹn chàng Mỹ ra chỗ vắng, ngày khác lại nhắn tin cho lão Nga già lụ khụ tới quán café mờ.

Nhưng ai cũng biết, vẻ đẹp khó mà tồn tại với thời gian. Một hôm nào đó, đứng trước gương, nàng chợt nhận ra những vết nhăn trên trán xuất hiện. Gửi email không ai trả lời, nhắn tin vào hư không, điện thoại không ai nhấc máy. Thảm họa cuộc đời bắt đầu.

Vì thế, người đẹp nên chọn bạn tình khi còn đang trẻ đep, đang có giá. Để làm được việc đó, cần có cái đầu lạnh.

Ngày xưa các nước lớn từng mua bán sau lưng các nước nhỏ, bây giờ đến lượt người bị bán rẻ năm nào lên tiếng.

Nếu dàn xếp được một cuộc bắt tay của Obama tại Hà Nội trong tương lai, như đã từng xảy ra ở Điếu Ngư Đài năm 1972, thì đó là cơ hội vàng cho Việt Nam góp phần thay đổi thế giới trong thế kỷ 21.

Nếu không ai giơ tay ra thì có thể cần thêm 25 năm nữa, bằng khoảng thời gian mà nước Mỹ đã mất để sửa lỗi ngoại giao, do John Dulles không bắt tay Chu Ân Lai tại Genèva năm 1954.

HM. 9-07-2012

8 tháng 7, 2012

424. TS Alan Phan - NHỮNG HỎA MÙ TRONG CANH BẠC (kinh tế VN)


Gần đây tôi từ chối không nhận làm diễn giả cho nhiều hội thảo về tài chánh hay kinh tế vì tôi nghĩ rằng các thân hữu trong đám khán thính giả có lẽ biết nhiều hơn tôi về thực trạng hàng ngày của nền kinh tế xứ này. Họ phải đối diện với sự thật và phải tìm giải pháp cụ thể cho cá nhân, nhân viên và khách hàng; vài lý thuyết hay vài câu khích lệ không giúp họ được gì. Trong khi đó, đám chuyên gia trên tháp ngà như tôi thì lại tùy thuộc vào những số liệu vô cùng mâu thuẫn của nhiều cơ quan công và tư để phân tích và tìm kết luận. Rác đầu vào, rác đầu ra. Dị ứng với rác, tôi nghĩ im lặng là thái độ hợp thời.

Lấy những thảo luận về tái cấu trúc ngân hàng làm thí dụ. Tôi tin rằng ngay cả Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) cũng không nắm rõ con số nợ xấu thực sự của các ngân hàng thương mại. Ông Thống Đốc vừa tuyên bố là khoảng 10% dư nợ thì vài ngày sau đó, con số thống kê của NHNN là 4.6%. Trong khi đó, Fitch Rating đưa ra con số 13% chưa tính nợ xấu từ các doanh nghiệp nhà nước (chỉ Vinashin và Vinalines đã tổng cộng đến 6 tỷ USD). Một tư liệu của một ngân hàng tư nhân cho một ước tính không kiểm chứng được là 27%.

Lập một công ty mua bán nợ xấu mà không biết số nợ là bao nhiêu; rồi chưa chắc là bán cho ai với giá như thế nào, thì chỉ có các đầu óc siêu việt mới dám kinh doanh kiểu này.

Một yếu tố khác không ai rõ là tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại. Có nhiều xếp hạng 1, 2, 3, 4 gì đó, nhưng NHNN chi viện thường trực nên thứ hạng có thể thay đổi theo ngày theo giờ. Chánh sách khoanh giãn nợ vừa ban hành làm bức tranh mờ tối thêm. Rồi lượng tiền 300 ngàn tỷ NHNN vừa bơm ra đã chạy về đâu? Nếu dùng để mua nợ xấu thì lập thêm một công ty mua bán nợ xấu phải chăng là để hợp thức hóa số tiền đã sử dụng hay là một thủ thuật khác cho dòng tiền chạy quanh và biến mất?

Một câu hỏi khác là NHNN có biện pháp và khả năng điều tra những sở hữu chéo của các cổ đông lớn kiểm soát ngân hàng và các công ty con của họ? Những tin đồn trên mạng Internet nêu đích danh những chủ ngân hàng rút ruột ngân hàng của mình (thực sự là OPM của khách hàng) và của nhà nước bằng những giao dịch “ảo” (tôi cho anh vay, anh cho thằng B vay, thằng B cho thằng C vay, rồi C quay lại cho tôi vay). Cứ mỗi lần tiền đổi tay, chúng ta lại thu thêm một số tiền phí và hoa hồng. Sau một hồi, khi tiền hết thì ngân hàng mất thanh khoản; nhưng may thay, đã có NHNN nhẩy vào mua các nợ xấu. Một công ty công cộng nhỏ ở Mỹ (các blue chips thì chắc chắn không dám) mà xoay tiền lối này qua các giao dịch chéo giữa những đối tác sẽ bị huýt còi và điều tra ngay.

Khi Cơ Quan Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Federal Reserve) in tiền để cứu viện qua các gói QE 1, QE 2 hay Twist, họ phải được sự chấp thuận của Quốc hội qua những cuộc điều trần trực tiếp chiếu trên các mạng truyền thông đại chúng. Ngược lại, tôi có cảm giác là các quan chức và chuyên gia VN cố tình đưa ra những con số rất đối nghịch với mục đích làm rối mù thực tại, khiến không ai có thể rút ra một kết luận chính xác hay hợp lý. Càng nhiều phân tích bình luận, càng dễ làm người quan tâm lạc lối và cuối cùng quay qua đọc các bài hay các hình ảnh về siêu sao hay đại gia, dễ hiểu hơn.

Một cách giữ niềm tin khác cho khách hàng (người dân, nhà đầu tư nội ngoại, cơ quan thẩm định, các mạng truyền thông…) là sự thẳng thắn trả lời những tin đồn và đưa ra bằng chứng về sự sai lầm của những tin đồn này. Nếu tin đồn đúng thì phải công nhận và đưa ra các giải pháp cụ thể cho công chúng tường tận. Giấu diếm che đậy chỉ làm tin đồn lạm phát và tiếng nói chánh thức của nhà nước bị nghi ngờ và chế diễu.

Hiện nay, tin đồn lớn nhất trong giới tài chánh là dư nợ nhiều ngân hàng phần lớn là cho các công ty con của các cổ đông lớn vay. Số nợ của một vài cá nhân còn cao hơn dư nợ của nhiều ngân hàng nhỏ và khi NHNN chi viện, tiêu chí nào đã được dùng để bơm tiền?

Bất cứ ai truy tìm trên Net cũng đều biết về các tin đồn này. Một cuộc họp báo về các tin đồn sẽ gây dựng niềm tin nơi công chúng nhiều hơn là các cuộc điều trần tại quốc hội.

Do đó, khi các bạn BCA hỏi tôi về tình hình hiện tại hay dự đoán tương lai về nền kinh tế này, hay về các tin đồn trên mạng, tôi im lặng vì thực sự tôi không “biết” hay “đoán” được gì. Nếu đây là ý định của những vị lãnh đạo và nhóm lợi ích, thì các hỏa mù họ tung ra đã thành công. Kế hoạch nhiễu thông tin này tạo nên một “bất ổn” (uncertainty) khiến các thành phần kinh tế “bất động” và những người trong cuộc (insiders) có thể lợi dụng tình thế để thâu tóm, khởi động hay đầu cơ rất hiệu quả.

Cái giá phải trả là sự khốn đốn của mọi người ngoài cuộc.
A. P.
Nguồn: gocnhinalan.com