Nhãn

19 tháng 4, 2012

372. Nguyễn Minh Tuấn - Vì sao cơ chế bảo hiến thành công ở Đức?



Việc kiến thiết một Tòa án hiến pháp liên bang độc lập, bắt nguồn từ nguyên lý xây dựng nhà nước pháp quyền (Rechtsstaat) ở Đức. Các nhà lập hiến Đức cho rằng không thể có nhà nước pháp quyền thực sự nếu như quyền lực nhà nước không bị hạn chế và không tồn tại một cơ chế phân quyền, kiểm soát, cân bằng giữa các nhánh quyền lực nhà nước. Làm thế nào để xác định được rằng một hành vi cụ thể có vi hiến hay không, nếu như Hiến pháp chỉ toàn những qui định chung, mơ hồ, không có giải thích cụ thể hay đảm bảo ràng buộc gì cả? Khi xây dựng cơ chế bảo hiến, các nhà lập hiến Đức đã ý thức rất rõ vấn đề khó khăn này và rất khéo léo trong việc xác định chủ thể bảo vệ, mục tiêu bảo vệ, phạm vi, cách thức bảo vệ và đặt nó trong một chỉnh thể của Luật cơ bản thống nhất.

Trong bài viết "Thêm một lời bàn về thể chế bảo hiến" đăng trên Tạp chí Tia sáng ngày 29/3/2012, PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa đã chỉ ra rằng chúng ta có thể dễ dàng vay mượn một mô hình nào đó giống như một chiếc vương miện vào xứ mình, nhưng vấn đề đặt ra là liệu vương miện ấy có tỏa sáng quyền uy, có bảo vệ được dân quyền thực sự được hay không mới là điều thực sự cần bàn. Tôi hoàn toàn đồng tình và chia sẻ với những trăn trở này. Cơ chế bảo hiến thực tế chỉ có thể ra đời và phát huy tác dụng tích cực khi nó được đặt trong những điều kiện của một bản Hiến pháp thực sự dân chủ, cùng với những đảm bảo cụ thể về điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội.

Nhiều học giả hiện nay đánh giá cao cơ chế bảo hiến ở Đức, coi đây là một trong những mô hình thành công trên thế giới và rất đáng tham khảo đối với Việt Nam. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là vì sao cơ chế bảo hiến lại có thể thành công ở Đức, ẩn sau thành công ấy là những điều kiện, tiền đề nào? Bài viết dưới đây tôi xin chia sẻ quan điểm cá nhân cùng góp bàn, lý giải về vấn đề này.

Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tôi cho rằng sở dĩ cơ chế bảo hiến ở Đức có thể thành công là do cơ chế này đã hội tụ được đầy đủ cả ba điều kiện cơ bản sau đây:

371. Song Chi - NGƯỜI NAUY GIẢN DỊ


Sống ở Na Uy một thời gian, tôi nhận thấy người dân Na Uy nhìn chung có tính cách giản dị.

Giản dị từ cách ăn mặc, dù giàu dù nghèo, dù đi làm hàng ngày hay trong những bữa tiệc tùng. Dường như chỉ trừ ngày Quốc Khánh 17.5 hàng năm là dịp người Na Uy ăn mặc cầu kỳ nhất, với những bộ trang phục truyền thống có màu sắc nổi bật, có những hoạ tiết rực rỡ được thêu bằng tay, và những món đi kèm như giày, mũ, tất, thắt lưng, ví, đồ trang sức… Còn ngày thường, nếu bảo người Na Uy ăn mặc không theo thời trang lắm có lẽ cũng đúng, khi so sánh với người dân ở những vương quốc thời trang như Pháp, Ý, Anh, Mỹ… Vì sự thật là ngành thời trang của Na Uy không nổi tiếng trên thế giới như những quốc gia này.

Giản dị từ tác phong, cách ứng xử trong mọi mối quan hệ. Ngay cả vua chúa hoàng tử của họ cũng giản dị, bình dân, so với các nhân vật trong hoàng gia Anh chẳng hạn. Con gái tôi kể, có lần vị thái tử của Na Uy, ngài Haakon Magnus, con trai của Đức Vua đang trị vì Harald V đến ngôi trường nơi con tôi đang học, Kristiansand katedralskole Gimle. Cũng là ngôi trường mà trước kia vợ ngài, công nương Mette-Marit, vốn sinh trưởng tại thành phố Kristiansand, đã theo học. Thái Tử đến nói chuyện với học sinh của trường. Ông xuất hiện với nụ cười cởi mở, tay vẫy vẫy chào “Hei hei” và suốt cả buổi, là một tác phong rất gần gũi, bình dân.

Học sinh Na Uy thì không có vẻ gì ngạc nhiên nhưng những học sinh đến từ những quốc gia khác, như một cô gái người Philippines trong lớp con gái tôi cứ suýt soa mãi về sự giản dị không có khoảng cách này giữa vị vua tương lai của Na Uy với các học sinh. Hay khi thỉnh thoảng mở TV có những chương trình hoạt động, phỏng vấn các nhân vật trong hoàng gia Na Uy, thấy họ rất bình thường, không có vẻ gì là vua chúa cả.

Giản dị cả trong cách sống, trong quan điểm về cuộc sống. Tôi không biết người thật giàu thuộc loại đại gia, tỷ phú ở Na Uy thì họ sống thế nào, nhà cửa trang hoàng ra sao, vì những người tôi gặp chỉ thuộc tầng lớp trung lưu hoặc trên trung lưu một chút. Nhưng trong số những người tôi đã biết, hoặc theo quan sát trên đường phố, người Na Uy có vẻ không thuộc loại tiêu xài phung phí cho hình thức bên ngoài, từ nhà cửa, xe cộ, ăn mặc…
Về mặt này thì chắc người Na Uy thua xa một bộ phận người giàu ở VN trong khi đất nước họ được xếp vàọ một trong những quốc gia thịnh vượng nhất, với khối lượng dự trữ vốn trên đầu người cao nhất thế giới.

Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund), GDP trên đầu người của Na Uy là 96,591USD/năm 2011, xếp thứ 3 trên thế giới trong lúc VN là 1,362USD xếp hạng thứ 140. Còn GDP trung bình mỗi đầu người tính theo sức mua tương đương (GDP (PPP) per capita) là 53,738.052/năm 2011, 55,398.065USD/năm 2012 - cũng theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, trong lúc VN là 3,326.314USD/năm 2011 và 3,557.114/năm 2012. (Theo Wikipedia)

Sở dĩ người Na Uy có phong cách sống và những quan niệm giản dị về hạnh phúc, có lẽ vì so với nhiều dân tộc khác, cuộc sống của người dân Na Uy không phải bon chen, căng thẳng, lo lắng nhiều. Học sinh đi học với một tâm trạng nhẹ nhàng, chả phải chịu sức ép gì từ gia đình, nhà trường, điểm số hay thành tích. Nếu học tiếp lên đại học cử nhân, thạc sĩ cũng tốt, mà nếu học trường nghề ra đi làm thì đồng lương cũng cao. Mức chênh lệch giàu nghèo trong xã hội không lớn,
cũng chả có ai phân biệt nghề này sang nghề kia hèn, ai làm việc nấy, người phục vụ bàn trong nhà hàng, công nhân hay bác sĩ kỹ sư đều vui vẻ như nhau. Vì các quốc gia Bắc Âu vốn đặt nặng giá trị của sự công bằng xã hội hơn là đề cao tính cá nhân.

Như nhiều nước châu Âu, Canada hay Úc…, ở Na Uy, học sinh đi học trung học thì miễn phí, còn lên đại học mới phải đóng một số tiền cũng rất tượng trưng. Nếu gia đình không có đủ tiền nuôi con trong những năm theo học đại học thì mượn nợ của nhà nước, sau ra đi làm trả dần. Khi đã có việc làm thì mua nhà, lập gia đình, mua xe gì cũng có thể mượn nợ của nhà nước. Lúc thất nghiệp, đau yếu, khi tuổi già có nhà nước lo. Mà nếu lỡ sinh ra đã là người tàn tật thì nhà nước nuôi cả đời.
Ở đây cái câu “mọi chuyện đã có nhà nước lo” mới thật là đúng.

Học hành không phải chịu sức ép, không cần chạy bằng mua bằng, đi làm cũng chẳng phải lo chạy chỗ hay nịnh bợ xếp. Làm bất cứ việc gì, đi đến bất cứ cơ quan nhà nước nào hay gặp cảnh sát, cũng không phải băn khoăn bận tâm nghĩ đến chuyện phải hối lộ, đút lót mới xong việc. Cũng chả việc gì phải sợ cảnh sát, chính quyền nếu không làm gì phạm pháp. Một đời người ít những nỗi lo sợ vô lý, càng không có những nỗi sợ kiểu như phải có bằng cấp cao, ở nhà lầu, đi xe đẹp, hay tiền nhiều thì mới được thiên hạ coi trọng. Có lẽ vì vậy mà người Na Uy sống nhẹ nhõm.

So với nhiều quốc gia khác, Na Uy là một nước nhỏ về nhiều mặt. Na Uy không phải là một cường quốc trong nhiều lĩnh vực như Hoa Kỳ hay Nhật, không rộng lớn, đông dân và lắm tiền như Trung Quốc, Na Uy không có bề dày văn hóa và đời sống tinh thần phong phú, thú vị như Anh, Pháp, Đức, Ý…hay Ấn Độ. Nhưng nếu xếp hạng quốc gia hạnh phúc, Na Uy hẳn sẽ được xếp rất cao.

Thứ nhất vì cuộc sống ở Na Uy không căng thẳng, khác với ở Mỹ vợ chồng có khi cả ngày cả tuần không có thì giờ dành cho nhau, hoặc ở Nhật, rất nhiều người thường xuyên phải ngủ trên tàu điện, ngủ ở mọi nơi có thể. Thứ hai, người Na Uy tính tình đơn giản, nên hạnh phúc đối với họ nói chung cũng đơn giản. Hạnh phúc đôi khi là một ngày hè được ngồi sưởi nắng sau một mùa đông dài rét mướt, là một buổi đi chơi hòa mình giữa thiên nhiên, là một ngày cùng nghỉ ngơi dành thời gian cho gia đình, không cần gì phải cầu kỳ tốn kém… Hầu hết những người Na Uy mà tôi quen biết hay gặp gỡ tiếp xức đều tỏ ra hài lòng với đất nước, chính phủ và cuộc sống của họ.
Hơn nữa, nếu hạnh phúc là biết đủ, không đòi hỏi sân si nhiều, không phức tạp hóa cuộc sống, không bon chen, không chạy theo đồng tiền hay những giá trị phù phiếm cũng không mất thì giở bận tâm soi mói cạnh tranh với người khác, thì điều đó lại càng đúng với người Na Uy.

370. Đình đốn và nguy cơ thiểu phát?


(VEF.VN) – Với thực trạng ngày càng trở nên khó khăn đối với khối sản xuất, những dấu hiệu của đình đốn đã xuất hiện và có nguy cơ dẫn đến thiểu phát kinh tế.

Hai đầu cán cân

Vào thời điểm tháng 11/2011, khi lần đầu tiên người đứng đầu ngành ngân hàng tuyên bố trước Quốc hội là sẽ không một ngân hàng nào phải phá sản, con số doanh nghiệp phải giải thể hoặc lâm vào tình cảnh tương tự qua một số thống kế đã lên đến gần 50.000.

Có một sự liên hệ giữa hai nhóm này khi một bên được cam kết hỗ trợ và để không đổ vỡ; còn một bên thì hàng chục ngàn DN khó khăn với nguyên nhân lớn từ lãi suất quá cao. Dường như một một đầu cán cân kinh tế đang bị đè nén bởi những vấn đề của nhóm “đặc thù” – ngân hàng?

Và trong khi lo chấn chỉnh những ngân hàng yếu kém ở một đầu cân, ở đầu cân bên kia con số về tỷ lệ phá sản cho phép của doanh nghiệp gần như không được đề cập. Khác hẳn với mức lợi nhuận vài ba ngàn tỷ đồng hàng năm của mỗi ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất chỉ còn duy nhất triết lý tự thân: To be or not to be.

369. Lê Diễn Đức - Chuyện hài ông bố trả nợ cho thằng con cà chớn Vinashin


Chuyện thế này. Ở một xứ nhiệt đới xinh đẹp, giàu có, rừng vàng biển bạc, có một dòng tộc tồn tại khá lâu đời, trên nửa thế kỷ, có tên là CHXHCNVN.

Dòng tộc này giao cho một vị quyền quản lý, chi tiêu, kinh doanh tiền bạc, tài sản hiện có, cùng với tất cả những gì có thể biến thành tiền của ba họ.

Vị quản lý này là đại gia trong một gia đình đông con. Thằng con nào cũng có học vị cao, mác giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ được gắn lấp lánh đầy ngực, thường để giải quyết khâu oai là chính, thật giả không quan trọng.

Ông bố thuộc loại chịu chơi và chịu ăn, hào sủng, tung tiền cho con cái trong nhà làm ăn.

Tính từ năm 2006, tức là khi ông bố được dòng tộc giao quyền điều hành, nói chung thằng con nào cũng làm ăn chật vật. Nhiều thằng làm ăn bát nháo, thất thoát, sai phạm, ăn cắp tùm lum, không những lỗ triền miên mà còn lâm vào tình cảnh nợ nần ngập mặt hàng ngàn, hàng trăm ngàn tỷ đồng, thằng có tên EVN nợ gần 10 tỷ đô Mẽo, thằng Sông Đà "sai phạm" đâu 500 triệu đô Mẽo, thằng Dung Quất từ khi ra lò đến nay mỗi năm lỗ vài trăm triệu đô Mẽo... - Danh sách này khá dài, chỉ tạm nêu mấy thằng gần đây.

368. “Sếp bự” ngân hàng bỏ việc về nhà bán thịt


Mình mong có 1 hiệu tạp hóa nho nhỏ... bao giờ hết kiếp đi làm thuê đây huhuhu

Hãng thông tấn CNN tiết lộ, Terry Walsh không phải là nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính khiến hàng nghìn người Mỹ mất việc. Trước khi mở quầy bán thịt, ông Terry Walsh từng là một “sếp bự” tại ngân hàng J.P. Morgan Chase ở Chicago, Mỹ. Đây là một trong những ngân hàng uy tín và lâu đời nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, thay vì nỗ lực làm việc để tiếp tục thăng tiến, Terry Walsh lại khiến đồng nghiệp và người thân sốc nặng khi kiên quyết bỏ việc về nhà đi bán thịt.


"Cựu sếp bự" ngân hàng Terry Walsh thôi việc về nhà bán thịt.

"Đó là ước mơ của tôi và tôi đang hiện thực hóa nó", Terry Walsh trả lời phỏng vấn trên CNN.

Ngoài ra, Terry Walsh còn chia sẻ thêm rằng, ngay khi tốt nghiệp đại học, ông đã được nhận vào làm việc tại ngân hàng. Nhưng suốt từ đó cho đến nay, ông luôn ấp ủ một ước mơ khác: đó là mở một quầy bán thịt và cuối cùng, cũng có dũng khí để hiện thực hóa nó. Hiện, quầy bán thịt của “ cựu sếp bự ngân hàng” Terry Walsh làm ăn khá phát đạt với ba nhân viên phụ giúp.

Trong khi đó, theo một báo cáo mới đây của CareerCast, bán thịt là công việc bạc bẽo nhất ở Mỹ năm 2012. Lương của những người làm công việc này giảm đáng kể trong những năm qua.

Theo Thanh Thiên
Đất Việt/CNN, Huffingtonpost

367. Ông Hồ Cương Quyết gọi ai là chó nhỉ? Tội nghiệp loài chó!


André Menras Hồ Cương Quyết - Kính chào tướng quân!

“đừng cất công trả lời những tiếng sủa vì lo mất đi miếng xương bữa ăn hàng ngày bên vệ đường Lịch sử đang đi. Chó cứ sủa, đoàn người cứ tiến bước”

Khi viết mấy lời này, lòng vẫn không quên 21 ngư dân đang bị cầm tù ở Phú Lâm, Hoàng Sa.

Sáng nay tôi đọc trên trang Bauxite Việt Nam (BVN) thư của tướng quân Nguyễn Trọng Vĩnh trả lời cái bọn tôi gọi tên là “nhóm xã hội đen Nguyễn Biên Cương”.

Tôi tự cho phép bộc lộ nóng ngay ở đây phản ứng cá nhân gần như cùng chiều với phản ứng của BVN trong lời dẫn ngắn trước bài viết của tướng quân Nguyễn Trọng Vĩnh.

Tôi không nghĩ rằng cái nhóm “Nguyễn Biên Cương” chỉ là một lũ mất dạy ngẫu hứng xông ra, dùng cung cách phá hoại những tấm gương vẻ vang trong quá khứ, nhằm khẳng định tư chất du côn đang hình thành của chúng. Trái lại, hoạt động của chúng cho thấy một hiện tượng chính trị và xã hội đang hình thành ngày càng rõ nét ở Việt Nam. Đó là phản ứng trước hiệu quả ngày càng to lớn của cuộc kháng chiến chống những hành động xâm lấn tung ra hết cỡ của Trung Quốc. Rành rành đó là một cuộc kháng chiến thực sự mang tính hòa bình và không một thế lực nào có thể ngăn chặn nổi chừng nào Bắc Kinh vẫn không từ bỏ những tham vọng bá quyền, thậm chí là tham vọng chiếm đất của họ.

18 tháng 4, 2012

366. Tại sao Tập đoàn Điện lực Việt Nam thua lỗ?


Nguyễn Mạnh Hùng

Công ty kiểm toán độc lập cơ bản đã kiểm toán xong tài sản của EVNTelecom trên sổ sách kế toán, giá trị tài sản EVNTelecom khoảng 15.000 tỷ, nhưng nợ của EVNTelecom là 12.000 tỷ. Tập đoàn Viettel cũng đang phối hợp với kiểm toán độc lập đánh giá tài sản viễn thông của các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Truyền tải và ước tính giá trị tài sản của các đơn vị này khoảng 20.000 tỷ.

Tuy nhiên lãnh đạo Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cho biết đây là giá trị tài sản tính theo sổ sách kế toán còn giá trị thực của nó thì thấp hơn nhiều, đó là chưa tính các tài sản thu hồi nhưng không sử dụng được như thiết bị mạng CDMA, thiết bị đầu cuối CDMA, thiết bị truyền dẫn Metro 1000.

Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đầu tư thiết bị một trạm thu phát sóng GSM tính cả thiết bị truyền dẫn là 300 triệu, Viettel mua thiết bị trả chậm 4 năm không tính lãi suất. Trong khí đó, EVNTelecom đầu tư thiết bị một trạm thu phát sóng CDMA là 1 tỷ. Máy điện thoại Homphone của Viettel đặt hàng có giá 500.000 đồng, trong khi máy E-COM của EVNTelecom đặt hàng có giá vài triệu. Nếu chỉ tính riêng phần chênh lệch giá trị thiết bị cũng cho thấy có khả năng giá trị thực thiết bị đã được đẩy lên.

17 tháng 4, 2012

365. DĐKT: Nới lỏng cho vay BĐS - Ván bài tháu cáy


LTS: Những động thái mới nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gần đây như hạ lãi suất tiền gửi xuống 12%, nới lỏng việc cho vay BĐS là những nỗ lực của CP VN nhằm giải cứu nền kinh tế. Liệu những biện pháp đề ra ở trên có giải quyết vấn đề này không?
Ngày 11-04-2012, Thống đốc Nguyễn Văn Bình tuyên bố mở room tín dụng cho các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng. Đặc biệt, dư nợ tín dụng bất động sản được mở với mọi hình thức cho vay. (Vef, 11/04/2012)
Họ đang tháu cáy, đánh các lá bài mà chính họ trước đây cũng biết là hết sức nguy hiểm. Năm ngoái, chính họ ra lệnh xiết chặt tín dụng bất động sản xuống còn 16%. (CafeLand, 06/07/2011)
Năm nay, khi các doanh nghiệp BĐS lún sâu vào nợ nần và dự đoán không còn tiền trả lãi ngân hàng kể từ quý III (Vef, 21/03/2012). Tình hình bi đát hơn bao giờ hết thì họ đành tung ra quyết định ngược lại với chính quyết định của họ năm ngoái nhằm vớt vát tình hình.
Thế nhưng họ chỉ càng đổ dầu vào lửa, khi bỏ hết tất cả các rào cản trong việc cho vay BĐS.
Các ngân hàng kể từ thứ 4 tuần này được quyền cho vay BĐS vô hạn định, đến gần 100% tiền dân gởi vào cũng được (Vef, 10/04/2012).
Chứ tính đến hiện nay thì cho vay trực tiếp vào BĐS chỉ 10%, và cho vay với BĐS làm thế chân thì 60%.
Việt Nam ngày càng bị lún sâu, sa lầy KT, còn CP VN chỉ ráng vớt vát.
Tuyệt vọng
Trong khi đó, nợ có BĐS cầm cố đã lên tới 60% tổng dư nợ, tức là 1,8 TRIỆU TỈ ĐỒNG, tức khoảng 85,7 tỉ USD (Gafin, 11/04/2012).

10 tháng 4, 2012

364. Trần Huy Liệu và Lê Văn Tám – đặc sản của CSVN


GS Phan Huy Lê: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám

 GS Phan Huy Lê

GS Trần Huy Liệu căn dặn chúng tôi phải nói lại

Bấy giờ là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôi có nhiều dịp làm việc với GS Trần Huy Liệu trong công trình khoa học do GS chủ trì và tôi được mời tham gia. Lúc đó, GS Trần Huy Liệu là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học. Ngoài những buổi họp ban biên soạn ở cơ quan, tôi có một số buổi làm việc với GS tại nhà riêng.

Ngoài công việc biên soạn công trình, GS thường trao đổi một cách thân tình những vấn đề thời sự sử học trong và ngoài nước, kể lại một số chuyện trong đời hoạt động cách mạng của mình. Trong những năm 1954 - 1956, khi tôi đang học ở trường Đại học Sư phạm/văn khoa Hà Nội, GS Trần Huy Liệu có đến giảng một số bài về cách mạng Việt Nam.

Về câu chuyện Lê Văn Tám, tôi xin được tóm lược một cách đầy đủ lời kể và lời dặn của GS Trần Huy Liệu mà tôi đã lĩnh hội như sau: Nhân vụ kho xăng của địch ở Thị Nghè bị đốt cháy vào khoảng tháng 10 - 1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên tôi (GS Trần Huy Liệu) đã "dựng" lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét.

GS Trần Huy Liệu còn cho biết là sau khi ta phát tin này thì đài BBC đưa tin ngay, và hôm sau bình luận: Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng. GS đã tự trách là vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý. Đây là ý kiến của GS Trần Huy Liệu mà sau này tôi có trao đổi với vài bác sĩ để xác nhận thêm.

8 tháng 4, 2012

363. Sơ bộ về kỹ thuật chụp ảnh HDR

mình cóp bài này trên mạng của bạn nào í... ==> nên câu cuối "tôi" ko fải là tớ nhe hiiii


HDR là gì?

Nhiều khi chúng ta chụp xong một bức ảnh, đem cho bạn bè xem và chúng ta thường nói thêm “nhưng mà thực tế ở đó thì đẹp hơn nhiều”. Ý muốn nói rằng thực tế đã không được ghi nhận giống như mắt mình nhìn thấy. Do cấu tạo của mắt người, chúng ta đã nhanh chóng điều chỉnh sự cảm nhận ánh sáng để có thể nhìn thấy chi tiết trong tối và chi tiết cả ở vùng sáng bằng cách co dãn đồng tử, còn máy ảnh thì chỉ có thể thực hiện được điều này sau mỗi lần chụp khác nhau. Ví dụ trong một ngày nắng, mắt bạn có thể vừa nhìn thấy trời xanh, mây trắng, nắng vàng, vừa nhìn thấy chi tiết của những tán cây bên đường. Còn nếu dùng máy ảnh chụp được chi tiết vùng mây thì ta thấy cây bên đường chỉ là những đám đen.

Với kỹ thuật HDR, chúng ta sẽ giúp máy ảnh ghi nhận được các chi tiết cho vùng tối và vùng sáng mà với cách chụp thông thường sẽ không thể thực hiện được.

6 tháng 4, 2012

362. Nguyễn Hưng Quốc - Nhìn Miến Điện, nghĩ về Việt Nam



Nếu sau này, vận mệnh của Miến Điện thay đổi - dân chủ và phát triển hơn, chắc chắn người ta sẽ nhớ mãi công lao và công ơn của hai con người vĩ đại này

Tôi có một người bạn mới đi du lịch ở Miến Điện về. Từ ngày về hưu, anh đi khá nhiều, chủ yếu các nước thuộc châu Á, từ Việt Nam đến Lào, Cam Bốt, Thái Lan, Mã Lai, Hàn Quốc, Trung Quốc, và, gần đây nhất, Miến Điện. Trong tất cả các nước ấy, anh đặc biệt thích và hết lời khen ngợi Miến Điện. Khen, dĩ nhiên không phải ở lãnh vực kinh tế: sau mấy chục năm bị chìm đắm dưới họa độc tài và bị thế giới cô lập, Miến Điện rất nghèo, ở đâu cũng thấy dấu hiệu của sự cùng khổ. Sự khen ngợi của anh chủ yếu tập trung vào ba điểm chính: thứ nhất là các ngôi chùa, theo anh, tuyệt đẹp; thứ hai, là người dân, theo anh, phần lớn thật thà, chất phác và hiếu khách; và cuối cùng, là những thay đổi đang diễn ra với một tốc độ rất nhanh trong xã hội. Nhanh đến độ mọi người, ngay cả du khách, cũng cảm nhận được tốc độ của những sự thay đổi ấy.

2 tháng 4, 2012

361. Ý pác nói là thăng nổ ăn cả kứt không chừa có phải hông...?!


Chỉ có cứt là em chưa ăn


Ngày xưa, thời đang loạn, có một Bộ trưởng làm cho dân tình cứ giật mình thon thót. Chả là từ ngày lên làm Bộ trưởng, ông luôn có những phát minh, sáng kiến làm dân tình cứ nhảy chồm chồm đi theo ông. Cuối cùng sau những cuộc diễn tập vĩ đại mà quần chúng nhân dân là diễn viên, thì tình hình lại quay về “cái máng lợn ăn sứt mẻ”. Nhưng ông vẫn thích nổi tiếng với nghề “chém gió”.

Nhưng, người dân phải phục ông có nhiều sáng kiến. Những sáng kiến của ông làm tiếng tăm ông nổi lên như cồn.

Một lần đi thị sát công trình, viên quản lý công trình vốn hay nịnh nọt đưa ông đi chiêu đãi sơn hào hải vị của địa phương. Rượu vào, lời ra. Viên quản lý hỏi:

- Thưa bộ trưởng, quả là Bộ trưởng có lắm sáng kiến, cả nước đang chờ những sáng kiến có giá trị của Bộ trưởng. Để có nhiều sáng kiến phải là người thông minh. Người xưa nói muốn thông minh cần nhiều đạm, có nhiều thứ ăn vào người làm cho thông minh ra, vậy như Bộ trưởng thì đã ăn những gì mà thông minh thế?

- Tớ hồi trước làm bên ngành kia, tiền nhiều như nước biển, đi khắp nơi ký hợp đồng đầu tư trong nước rồi ngoài nước, bọn đàn em cho ăn đủ cả. Đến bây giờ điểm lại thì mình thông minh, nhiều sáng kiến chắc vì đã được ăn tất cả các thứ, trừ có mỗi gan Trời là chưa được ăn thôi.

- Thế à? Còn em thì cũng đã ăn đủ các thứ kể cả gan Trời. Chỉ có cứt là em chưa ăn thôi.