Nhãn

30 tháng 9, 2011

204. Phan Châu Thành - Sai lầm lớn của PetroVietnam trong công trình lọc hóa dầu Dung Quất

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/01/04/70eNMLD%20Dung%20Quat.jpg

-
Nhà máy lọc dầu Dung Quất của Việt Nam do Tập đoàn “Anh Cả Đỏ” PetroVietnam thực hiện trị giá hơn 3,5 tỷ USD đã phá mọi kỷ lục thế giới về tỷ suất đầu tư cao (gấp 3-4 lần suất đầu tư trung bình cho nhà máy lọc dầu tương đương của thế giới), về thời gian thực hiện kéo dài lê thê gần 20 năm (nếu tính cả nhà máy lọc dầu ở Tuy Hạ, Long Thành thì là gần 30 năm), và về số đối tác chính thay nhau tham gia thiết kế, thi công dự án (từ Total của Pháp, đến Zarubezneft của Nga rồi tổ hợp Technip-JGC của Pháp và Nhật), về vị trí vô lý phi kinh tế xa các trung tâm kinh tế công nghiệp vốn được chọn chỉ bằng ý chí chính trị…
Nhưng cái bất hạnh của dân Việt Nam với dự án này còn chưa dừng ở đó, nó sẽ vẫn còn là nỗi đau phải chữa trị của nước ta, là cái giá đắt dân ta phải trả cho những sai lầm lớn của PetroVietnam khi thực hiện dự án.

Những sai lầm lớn đó vẫn đang được PetroVietnam cố tình che dấu để xóa dần đi trong vài thập niên tới bằng đồng tiền thuế của người dân Việt Nam…
Không cam lòng tiếp tục thụ động nhìn cảnh một nhóm bè lũ lợi ích lừa bip và ăn cắp của cải công sức của cả hơn 80 triệu dân Việt còn đang phải vất vả kiếm ăn hàng ngày, tôi quyết định gửi bài này lên Dân Luận và Bauxite Việt Nam để toàn dân cùng biết.
Sai lầm lớn đầu tiên của PetroVietnam nằm ngay trong luận chứng kinh tế kỹ thuật: NGUỒN DẦU THÔ?
Nhà máy lọc dầu Dung Quất được thiết kế để chế biến 100% là dầu ngọt Bạch Hổ (có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp), vốn không ăn mòn phá hủy thiết bị.

Nhưng nay dầu Bạch Hổ đã giảm sản lượng, không đủ cung cấp cho nhà máy và sẽ nhanh chóng dần hết hẳn trong vài năm tới, nên PetroVietnam ngay từ năm đầu tiên đã và đang phải đi nhập dầu thô khác cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/01/04/70eNMLD%20Dung%20Quat.jpg
-
Nhà máy lọc dầu Dung Quất của Việt Nam do Tập đoàn “Anh Cả Đỏ” PetroVietnam thực hiện trị giá hơn 3,5 tỷ USD đã phá mọi kỷ lục thế giới về tỷ suất đầu tư cao (gấp 3-4 lần suất đầu tư trung bình cho nhà máy lọc dầu tương đương của thế giới), về thời gian thực hiện kéo dài lê thê gần 20 năm (nếu tính cả nhà máy lọc dầu ở Tuy Hạ, Long Thành thì là gần 30 năm), và về số đối tác chính thay nhau tham gia thiết kế, thi công dự án (từ Total của Pháp, đến Zarubezneft của Nga rồi tổ hợp Technip-JGC của Pháp và Nhật), về vị trí vô lý phi kinh tế xa các trung tâm kinh tế công nghiệp vốn được chọn chỉ bằng ý chí chính trị…
Nhưng cái bất hạnh của dân Việt Nam với dự án này còn chưa dừng ở đó, nó sẽ vẫn còn là nỗi đau phải chữa trị của nước ta, là cái giá đắt dân ta phải trả cho những sai lầm lớn của PetroVietnam khi thực hiện dự án.

Những sai lầm lớn đó vẫn đang được PetroVietnam cố tình che dấu để xóa dần đi trong vài thập niên tới bằng đồng tiền thuế của người dân Việt Nam…
Không cam lòng tiếp tục thụ động nhìn cảnh một nhóm bè lũ lợi ích lừa bip và ăn cắp của cải công sức của cả hơn 80 triệu dân Việt còn đang phải vất vả kiếm ăn hàng ngày, tôi quyết định gửi bài này lên Dân Luận và Bauxite Việt Nam để toàn dân cùng biết.
Sai lầm lớn đầu tiên của PetroVietnam nằm ngay trong luận chứng kinh tế kỹ thuật: NGUỒN DẦU THÔ?
Nhà máy lọc dầu Dung Quất được thiết kế để chế biến 100% là dầu ngọt Bạch Hổ (có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp), vốn không ăn mòn phá hủy thiết bị.

Nhưng nay dầu Bạch Hổ đã giảm sản lượng, không đủ cung cấp cho nhà máy và sẽ nhanh chóng dần hết hẳn trong vài năm tới, nên PetroVietnam ngay từ năm đầu tiên đã và đang phải đi nhập dầu thô khác cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.

203. Wikileaks - Công điện của Mỹ về con N T Dũng, Lê Duẩn

WESTMINSTER -Nhiều công điện do Wikileaks tiết lộ cho thấy không chỉ bản thân những nhân vật lãnh đạo cấp cao của nhà cầm quyền CSVN được Hoa Kỳ chiếu cố, mà cả con cái của họ cũng không thoát khỏi “radar” của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

29 tháng 9, 2011

202. LÁI XE SỐ TỰ ĐỘNG

Mình mới chạy con fortuner-V, loại số 4 cấp, 2 cầu toàn thời gian, đi thì đi được rùi nhưng cũng cần tìm hiểu thêm 1 chút mới chắc được chứ đọc hướng dẫn theo xe thì chuối. Thông tin chỗ bạn gúc thì ối, thui cắt dán 1 chút đủ dùng, post lên để bạn nào giống mình tham khảo.

Điều khiển một chiếc xe có số tự động (AT- Automatic transmission) ta sẽ bỏ bớt gần hết thao tác sang số của tay phải, bỏ hẳn thao tác đạp côn của chân trái. Số tự động không có nghĩa là không có số nào, loại trừ hộp số AT vô cấp, thì hộp số AT thông thường vẫn có nhiều cấp số, hay gặp nhất là có từ 3 đến 5 số tiến.

Hộp số AT sẽ thay ta tự động chọn các số phù hợp dựa vào tốc độ ô tô, tình trạng mặt đường, mức tải của động cơ (chân ga). Số AT có rất nhiều lợi điểm: khó bị chết máy, khởi động giữa dốc dễ dàng, vận chuyển êm ái, xe chạy ít bị giật. Vì các tiện ích như vậy nên hiện nay ở Bắc Mỹ lượng xe con xuất xưởng có số AT chiếm đến 80%, và số AT cũng đã được lắp trên rất nhiều dòng xe tải hiện đại. Ở thị trường Việt Nam chúng ta cũng thấy ngày càng nhiều xe có số AT xuất hiện, tuy rằng giá mua xe có đắt hơn chút ít nhưng bù lại người lái được thoải mái dễ dàng hơn khi điều khiển xe.

8 thao tác cơ bản khi lái một chiếc xe AT:

1- Khi lần đầu bạn lên một chiếc xe AT, lưu ý rằng chỉ có 2 bàn đạp ga và phanh dùng cho chân phải, chân trái luôn được để dưới sàn, một số người có thói quen đạp phanh bằng chân trái, đạp ga bằng chân phải là một thói quen dễ dẫn đến tai nạn khi chuyển sang lái trên nhưng xe có số cơ.

2- Các ký hiệu cần phải nhớ: Ở bên phải của bạn là cần số, tại đó có các vị trí được ghi rất rõ  P R N D 2 1 ... Được giải thích như sau:

P: Park, số đỗ, vị trí cần số khi xe đã dừng hẳn. Chỉ ở vị trí này xe mới khởi động hay rút được chìa khóa. Nếu cần số không ở vị trí này, mở cửa xe chuông sẽ cảnh báo khi bạn mở cửa.

R: Reverse, số lùi. Số này cũng chỉ hoạt động khi xe dừng hay chạy không tải để chuẩn bị lùi xe.

N: Neutral, số “mo”. Tại vị trí này động cơ vẫn chạy không tải, nên dùng trong trường hợp kéo, đẩy xe khi bảo dưỡng. Không dùng số N khi đỗ xe và khi chuyển N sang vị trí D và ngược lại thì không cần bấm nút khóa trên cần số.

D: Drive, số tiến, vị trí thường xuyên nhất khi vận hành xe, tùy theo tốc độ mà số tiến sẽ tự động lựa chọn số cao hay thấp sao cho phù hợp nhất.

M: Manual (+/-), vị trí phía bên phải số D, vận hành như số thường, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4, thường để tạo đà tăng tốc vượt xe khác hoặc khi xuống dốc, đổ đèo.

OD: Overdrive, số vượt tốc dùng như số D.

L: Low, số thấp, dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc , xuống dốc.

S: Sport, số thể thao.

3- Kiểm tra tay số đã để ở vị trí P chưa, chân phải ấn vào pedal phanh, rồi bật chìa khóa điện, quan sát nhanh bảng đồng hồ xem có bất thường không, bật công tắc khởi động máy.

4- Chuyển tay số về D, OD hoặc R, nhả phanh tay.

5- Nhấc nhẹ chân lên khỏi pedal phanh, chiếc xe sẽ từ từ lăn bánh, điều này sẽ làm những người quen chạy xe số cơ ngạc nhiên tí chút.

6- Nếu xe không chuyển động có thể do địa hình dốc hoặc không bằng phẳng, chuyển chân sang pedal ga, nhấn nhẹ để xe tăng tốc.

Nếu bạn đã quen chạy xe số cơ thì thỉnh thoảng thói quen dùng chân trái để đạp côn vẫn làm bạn đôi chút lúng túng, hãy cố gắng giữ chân trái ở trên sàn xe trong suốt hành trình, mọi thao tác phanh và ga chỉ để một mình chân phải đảm nhiệm.

7- Khi cần giảm tốc: đạp nhẹ chân phanh (dĩ nhiên bằng chân phải). Không cần thiết chuyển cần số ra khỏi vị trí D hay R khi dừng xe trong một vài phút.

8- Nhớ giữ chân phải trên pedal phanh mỗi khi dừng xe. Khi đỗ xe, chuyển số về P, nếu cần thiết, kéo thêm phanh tay khi nền đường dốc, lúc đó bạn mới tắt máy và rời chân phải khỏi pedal phanh.

Lưu ý: Chính những thao tác dùng số tự động không thuần thục sẽ là tiềm ẩn cho những vụ tai nạn rất đáng tiếc. Thông thường Cứu hộ 116 gặp các trường hợp xe mới tậu, lái xe mới làm quen với số AT, lái xe là phụ nữ là có khả năng gây tai nạn trên xe số AT nhiều hơn. Có những vụ tai nạn rất trớ trêu mà chúng tôi chứng kiến như vụ một cô gái đề nghị chạy thử chiếc Mitsubishi Gala chưa có biển số, khi đến cuối sân khu nhà thay vì dừng lại đã vọt lao thẳng luôn vào tường. Vụ tại phố Nguyễn Văn Tố, một chiếc Mercedes E 240 khi ra khỏi cổng cơ quan với vận tốc quá lớn đến mức không kịp rẽ theo đường chính mà lao xuyên luôn vào cổng nhà dân đối diện, rồi vụ một chiếc Ford Mondeo trong khi lên cầu bảo dưỡng thay dầu đã lao vọt luôn qua cầu và cắm thẳng đầu xe xuống đất... Thực tế đã có rất nhiều vụ tai nạn ngớ ngẩn như vậy nên nếu bạn còn lạ với số AT, bạn nên dành thời gian để làm quen với chiếc xe, chỉ đến khi thật thuần thục hẵng lên đường.

Cách cài cầu xe fortuner V

Nên đọc kỹ sách hướng dẫn sử dụng: nên đọc kỹ sách hướng dẫn sử dụng Hướng dẫn sử dụng hộp số phụ trên xe FORTUNER V (Sách HDSD tr102).

“H” (High – vị trí tốc độ cao): chế độ lái bình thường trên mặt đường khô ráo. Tiết kiệm nhiên liệu, giảm tiếng ồn và sự ăn mòn.

“HL” (High Lock – vị trí tốc độ cao, khóa vi sai trung tâm): Sử dụng trên các địa hình trơn trượt: đường đất, cát, đá gồ ghề, đường đóng băng, tuyết phủ.

“N” (Neutral – vị trí trung gian): Xe phải dừng lại trước khi chuyển qua chế độ “N”. Công suất không được truyền xuống các bánh.

“LL” (Low lock – vị trí tốc độ thấp, khóa vi sai trung tâm): Sử dụng chế độ này khi các bánh xe cần có công suất và sức kéo lớn nhất trong các trường hợp: leo hoặc xuống dốc đứng, địa hình phức tạp, vượt qua cát, bùn, lầy hoặc tuyết dày. Sử dụng khi xe bị sa lầy.

CHÚ Ý: – Chuyển “H sang HL” và ngược lại có thể thực hiện ở bất kỳ tốc độ nào.

Chuyển “HL sang LL” phải: 1. Dừng xe 2. Đưa cần hộp số về vị trí “N” 3. Chuyển cần hộp số phụ từ “HL” sang “LL”
- Sử dụng khóa vi sai như sau trong trường hợp xe bị sa lầy:

1. Chuyển cần hộp số phụ sang “LL” (chỉ chuyển khi các bánh xe đã đứng yên)

2. Nhấn nút khóa vi sai sau (đèn công tắc sáng lên)

3. Luôn đảm bảo tốc độ xe dưới 8km/h, tắt công tắc khóa vi sai “OFF” ngay sau khi vượt qua chỗ lầy. (Không được lái xe liên tục với công tắc khóa vi sai “ON”)

Ghi chú:
- Bộ vi sai trung tâm: phân phối truyền động cho 2 cầu trước và sau.
- Bộ vi sai sau: phân phối truyền động cho 2 bánh sau.


VnExpress xin giới thiệu bài viết của độc giả Nguyễn Đức Ngọc về số tự động và những lưu ý khi sử dụng, như dừng đèn đỏ có cần phải về N? Dùng số P khi nào?

Hộp số tự động ra đời năm 1940 tại Mỹ. Ban đầu các kỹ sư sử dụng khớp nối thủy lực đơn thuần. Đến năm 1948, biến tốc thủy lực được đưa vào sử dụng cho hộ số tự động. Đến nay hầu hết các loại xe hiện đại đều được sử dụng hộp số tự động, mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về mức tiêu hao nhiên liệu so với số sàn.

So sánh với số sàn thì thấy số tự động có những ưu điểm như tự động đổi số, mô-men được truyền liên tục, động lực không bị ngắt quãng. Thích nghi với mọi loại đường, điều khiển dễ dàng, an toàn thoải mái cho người sử dụng; tải trọng động nhỏ, tuổi thọ chi tiết cao. Nhược điểm là kết cấu phức tạp, giá thành cao, và khó sửa chữa.

Hộp số tự động được phân làm hai loại chính: Hộp số có cấp (AMT và AT), hiện nay loại AT được sử dụng rộng rãi; Hộp số tự động vô cấp CVT (truyền động bằng đây đai kim loại).

Một trong thành phần quan trọng của hộp số AT là biến tốc thủy lực dùng thay cho ly hợp trên hộp số sàn. Thiết bị này bao gồm bánh bơm, cánh tua-bin, cánh dẫn hướng, vỏ biến tốc tạo thành, dùng để truyền mô-men từ động cơ đến hộp số. Nguyên lý truyền động giống như ta để hai quạt điện đối đầu, cái này quay thì cái kia sẽ quay. Trục động cơ truyền chuyển động đến bánh bơm quay với vận tốc nB và mô-men MB. Thông qua vỏ biến tốc, bánh bơm quay dẫn động cánh tua-bin quay với vận tốc nT với mô men MT, truyền chuyển động đến trục thứ cấp.

Hộp số tự động có khá nhiều ký hiệu như P - Số dừng xe (khóa cầu), khi để số này động cơ vận hoạt động nhưng xe không chạy (chú ý khi dừng hẳn xe mới vào số P); R- Số lùi; N - Số không, khi để số này có thể kéo đẩy xe, nên khi để số N dừng xe trên đường chú ý kéo phanh tay; D- số tự động để xe chạy về phí trước tùy theo điều kiện tốc độ nó sẽ là 1, 2, 3, 4, 5...

Trường hợp có công tắc O/D (số 3) trên hình 3, nếu bật công tắc này hệ thống điện tử thủy lực sẽ khống chế van điện từ không cho lên hết số mặc dù tăng hết ga, thường thì chỉ đến số ba, bật công tắc này để đi trong thành phố khi đường nhiều xe; S- Số đi thẳng thấp, đi số này khi ta cần lực kéo lớn, hệ thống AT chỉ cho phép đi ở số một và hai; L- Số đi thẳng thấp, khi đi số này AT chỉ cho phép chạy ở số một.

Nguyên lý làm việc của hộp số tự động là khi cài số, mô-men dẫn động từ động cơ được truyền tới trục hộp số thông qua biến tốc thủy lực. Cảm biến tốc độ gắn trên trục ra của hộp số thông báo cho CPU về tốc độ hiện tại của xe, CPU sẽ điều khiển các van thủy lực để đóng mở các đĩa ma sát, để liên kết các trục bánh răng trong hộp số cho ra một số thích hợp nhất với tốc độ và tải trọng của xe.

Do phức tạp nên có những lưu ý căn bản khi sử dụng. Một số tài xế thường mắc lỗi chuyển sang số P hay số R khi xe chưa dừng hẳn, thao tác này có thể làm hư hại các bánh răng số, vì khi đó chúng vẫn đang có chuyển động quay và việc hãm hoặc đổi chiều quay đột ngột sẽ có tác động không tốt.

Chú ý nữa là không nên chuyển về số P khi tốc độ vòng tua máy cao hơn tốc độ không tải, và luôn giữ chân phanh khi chuyển từ số P sang các số khác. Khi đỗ và không ngồi trong xe, để đảm bảo an toàn, người lái nên để ở số P và kéo phanh tay. Trong trường hợp đỗ dừng đèn đỏ để an toàn, nên về số N và kéo phanh tay hoặc nhấp phanh chân.

Hiện nay việc so sánh lượng tiêu hao nhiên liệu của xe số tự động và xe số sàn ở cùng điều kiện vẫn còn nhiều tranh cãi, giá trị tiêu hao nhiên liệu phụ thuộc chủ yếu vào phong cách lái xe. Để tiết kiệm nhiên liệu khi đi xe ở số D, người cầm lái nên giữ tốc độ xe đều, tránh tăng ga và giảm ga đột ngột. Tăng tốc từ từ khi đèn xanh bật và dừng dần dần khi gặp đèn đỏ.

Nguyễn Đức Ngọc
NCS Tiến sĩ ngành ôtô, đại học Trùng Khánh, TQ

Tham khảo thêm về xe số sàn: 2H, 4H, 2L, 4L

Các số trên chỉ có trên các xe việt dã 2 cầu chủ động bán thời gian (4×4 part time) - khác và đắt hơn so với các loại xe 4×4 all time. Dòng xe này thực sự là một niềm đam mê lớn cho cánh đàn ông rành xe và yêu thích khám phá.

Chữ số thể hiện số bánh xe chủ động, chữ "H" thể hiện chế độ tốc độ cao (high) nhưng lực kéo thấp, chữ "L" thể hiện chế độ tốc độ thấp (low) nhưng lực kéo cao.

2H: chế độ vận hành xe bằng 2 bánh xe chủ động, thường là 2 bánh sau ở tốc độ cao. Chế độ này xử dụng trong phần lớn đời xe vì dùng khi đi trên xa lộ, đường nhựa đồng bằng, đường nội đô ... nói chung là đường tốt.

4H: chế độ vận hành xe bằng 4 bánh xe chủ động ở tốc độ cao, xử dụng khi xe hoạt động trên mặt đường trơn, trượt, nhám sỏi ... đặc biệt hữu ích khi đường vừa trơn vừa cua, dốc.

2L: chế độ vận hành xe bằng 2 bánh xe chủ động, thường là 2 bánh sau ở tốc độ chậm. Chế độ này xử dụng khi cần vượt những gờ thấp, vũng cạn, đoạn lầy ngắn, bờ dốc vừa phải...

4L: chế độ vận hành xe bằng 4 bánh xe chủ động ở tốc độ chậm . Đây là chế độ thể hiện gần như tối đa tính năng của xe việt dã, dùng khi leo các gờ cao, bậc thang, vũng sâ dài, đoạn đường lầy lội, kéo vật thật nặng ...

LƯU Ý: với những xe 4×4 đời cũ, khi chuyển từ chế độ H sang L bắt buộc phải dừng hẳn xe, nếu không sẽ vỡ bánh răng vi sai giữa 2 cầu. Xe đời mới ngày nay cho phép chuyển đổi tính năng H - L ngay cả khi xe đang vận hành, nhưng cũng giới hạn dưới một tốc độ nào đó, tốt nhất cứ dừng lại để đảm bảo ăn chắc mặc bền.

***Hiểu rõ về chiếc xe hai cầu của bạn***

Trước khi lên đường đến với những vùng đất mới, bạn nên bỏ thời gian ra để tìm hiểu về hoạt động của hệ thống truyền động bốn bánh trên chiếc xe hai cầu của mình.

Nếu xe của bạn có hệ thống truyền động bốn bánh toàn thời gian (full time 4WD) thì bạn cần biết được 
xe có công tắc khóa vi sai trung tâm hay không. Các loại xe truyền động bốn bánh toàn thời gian mà không có công tắc khóa vi sai trung tâm thì chỉ nên sử dụng trên đường đất, đường có lớp cát mỏng, có bùn lầy nhẹ mà thôi. Còn nếu xe của bạn có công tắc khóa vi sai trung tâm thì phạm vi hoạt động có thể mở rộng ra đến đường đất khá gập gềnh, đường có lớp cát trung bình và có bùn lầy tương đối nhiều. Bạn cần đọc sách hướng dẫn xem khi công tắc ở vị trí nào là khóa/mở, liệu có thể khóa vi sai trung tâm khi xe đang chạy hay phải dừng

Nếu xe của bạn có hệ thống truyền động bốn bánh bán thời gian (part time 4WD) thì bạn cần biết được cách chuyển từ chế độ truyền động hai bánh (2H) sang chế độ truyền động bốn bánh (4H hoặc 4L), hay còn gọi là gài cầu. Tùy theo loại xe, việc này có thể được thực hiện thông qua cần số của hộp số phụ (transfer case) hoặc bằng nút bấm trên bảng điều khiển của xe. Bạn cần đọc sách hướng dẫn xem khi cần số phụ/nút bấm ở vị trí nào là 2H/4H/4L, liệu có thể gài cầu khi xe đang chạy hay phải dừng hẳn

Bạn cũng nên kiểm tra xem bộ gài cầu trước là loại tự động hay gài bằng tay. Nếu bộ gài cầu trước là gài bằng tay thì khi chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh (4H hoặc 4L) bạn sẽ phải xuống xe để chuyển bộ gài cầu trước từ chế độ tự do (Free) sang chế độ khóa (Lock).

Đối với bất kỳ loại xe hai cầu nào, các thông số như khoảng sáng gầm xe (ground clearance), góc tiếp cận và góc thoát (approach angle/departure angle), góc vượt đỉnh dốc (ramp breakover angle) đều rất đáng quan tâm.

Khoảng sáng gầm xe thường được đo từ bên dưới của bộ vi sai đến mặt đất. Đối với xe có bộ treo độc lập, khoảng sáng gầm xe sẽ giảm đi khi bánh xe leo qua chướng ngại vật. Xe có bộ treo phụ thuộc (cầu và vi sai gắn liền thành một khối) thì khoảng sáng gầm xe coi như được giữ nguyên khi bánh xe leo qua chướng ngại vật vì bộ vi sai cũng sẽ được nâng lên theo bánh xe. Hầu hết các xe hai cầu đều có khoảng sáng gầm xe trong khoảng 180 đến 250mm, và khoảng sáng gầm xe càng lớn thì khả năng vượt qua chướng ngại vật càng cao.

Góc tiếp cận là góc lớn nhất mà xe có thể tiếp cận chướng ngại vật mà không bị chạm phần mũi xe. Góc thoát là góc lớn nhất mà xe có thể rời chướng ngại vật mà không bị chạm phần đuôi xe. Hầu hết các xe hai cầu đều có góc tiếp cận và góc thoát thừ 25 độ trở lên, và các góc này càng lớn thì khả năng tiếp cận và rời chướng ngại vật càng cao.

Góc vượt đỉnh dốc là góc lớn nhất mà xe có thể leo qua chướng ngại vật mà không bị chạm phần giữa gầm xe. Góc vượt đỉnh dốc phụ thuộc vào khoảng sáng gầm xe ở phần giữa xe và chiều dài cơ sở của xe. Cùng một khoảng sáng gầm xe ở phần giữa xe, xe có chiều dài cơ sở ngắn hơn sẽ có góc vượt đỉnh dốc lớn hơn và có khả năng leo qua chướng ngại vật cao hơn.

Khi nào cần sử dụng chế độ truyền động bốn bánh (4H/4L)

Xe của bạn cần ở trong chế độ truyền động bốn bánh TRƯỚC KHI gặp các chướng ngại vật. Vì thế, nếu xe của bạn có bộ gài cầu trước là gài bằng tay thì bạn nên chuyển nó sang chế độ khóa ngay khi rời mặt đường nhựa. Như vậy, khi cần chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh thì bạn sẽ không phải ra khỏi xe và xoay bộ gài cầu (mà lúc này thì hầu như là xe của bạn lại đang ở trong vũng bùn hoặc lầy.

Bạn nên chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh (hoặc khóa vi sai trung tâm đối với xe truyền động bốn bánh toàn thời gian) khi mặt đường bắt đầu xấu, và khi bạn cho rằng các loại xe truyền động hai bánh sẽ gặp khó khăn. Kể cả khi chỉ gặp đường đất, chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh sẽ giúp cho bạn điều khiển xe dễ hơn và giảm mài mòn các bộ phận cơ khí của xe do đã chia đều lực kéo cho cả hai cầu.

Thao tác chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh: 

Đối với các loại xe truyền động bốn bánh toàn thời gian: Bạn cần khóa công tắc vi sai trung tâm (khi xe dừng hẳn lại hoặc đang chạy tùy theo loại xe của bạn).

Đối với các loại xe truyền động bốn bánh bán thời gian: Bạn cần gài cầu phụ sang 4H/4L và xoay bộ gài cầu sang chế độ khóa (nếu có). Sử dụng chế độ 4H (truyền động bốn bánh tốc độ cao) cho mặt đường đất, cát, cỏ, bùn lầy nhẹ, đá sỏi nhỏ. Việc gài cầu khi xe dừng hẳn lại hoặc đang chạy là tùy theo loại xe của bạn. 
Ưu điểm của việc sử dụng chế độ 4L:

Sử dụng chế độ 4L (truyền động bốn bánh tốc độ chậm) cho những bề mặt phức tạp như bùn lầy nhiều, cát sâu, đá to và lổn nhổn, độ dốc cao. Chế độ 4L giúp xe của bạn có thể bò từ từ trong khi động cơ làm việc ở dải tốc độ có mômen lớn nhất (thông thường là 3-4000v/p). Như thế lực kéo cho xe sẽ được tận dụng tối đa, và tốc độ chậm cũng giúp bạn có thể dễ dàng điều khiển xe theo đúng hướng cần thiết.

Thêm một lý do để sử dụng chế độ 4L ở các địa hình phức tạp: Nó cho phép bạn có thể lựa chọn tỷ số truyền động phù hợp cho từng loại địa hình và độ dốc với biên độ nhỏ hơn khoảng 2 lần.

Ví dụ: Bạn dùng số 2 ở 4H để xuống dốc nhưng lực hãm chưa đủ nên xe vẫn bị trôi, còn số 1 ở 4H thì lại gằn máy quá. Khi đó, nếu bạn dùng số 3 ở 4L thì tỷ số truyền động sẽ tương đương với số 1.5 ở 4H, giúp cho xe tự bò xuống dốc với tốc độ ổn định.

Một ví dụ khác: dùng 4H thì tốc độ lên/xuống dốc phù hợp cho các số 1-2-3-4-5 là 10-20-30-40-50 km/h, nhưng ở các địa hình khó, khi bạn dùng 4L thì tốc độ lên/xuống dốc phù hợp cho các số 1-2-3-4-5 sẽ là 5-10-15-20-25 km/h, nghĩa là bạn có thể kiểm soát lực kéo và tốc độ lên/xuống dốc chính xác hơn hẳn.

Chú ý:

Không được khóa công tắc vi sai trung tâm (đối với các loại xe truyền động bốn bánh toàn thời gian) hoặc gài cầu phụ sang 4H/4L (đối với các loại xe truyền động bốn bánh bán thời gian) ở trên các bề mặt có độ bám cao như đường nhựa, bê tông. Làm như vậy sẽ gây ra lực cản rất lớn lên toàn bộ hệ truyền động và có thể dẫn đến mài mòn các bánh răng và khó điều khiển xe. 

Cài dây an toàn ngay khi bạn ngồi lên xe. Mặc dù tốc độ của xe hai cầu trên các địa hình xấu là thấp hơn so với trên đường nhựa nhưng dây an toàn giúp bạn không bị lắc mạnh khi vượt chướng ngại vật và giữ cho bạn được an toàn khi xe bị lật.

Để tránh bị thương do chấu của tay lái đập vào ngón tay cái khi bánh xe gặp chướng ngại vật (nhất là với các xe không có trợ lực tay lái), bạn cần nắm tay lái với ngón tay cái nằm DỌC theo vành tay lái chứ không nằm bên trong vành tay lái.

Bạn nên có thêm 1 xe hai cầu đi cùng để trợ giúp khi cần thiết, mang theo dây kéo và móc kéo có khả năng chịu lực ít nhất là 4000kg. Nên tìm hiểu xem có thể móc dây kéo vào chỗ nào có thể chịu được lực kéo khi xe bị sa lầy.

Hệ thống truyền động bốn bánh có tác dụng giúp xe của bạn ĐI tốt hơn trên các địa hình phức tạp chứ không giúp xe của bạn DỪNG LẠI nhanh hơn. Thêm vào đó, trọng lượng và trọng tâm của xe hai cầu đều cao hơn hầu hết các xe du lịch có cùng công suất. Vì thế, bạn cần lái xe cẩn thận hơn và xử lý tình huống sớm hơn so với khi lái xe du lịch.

Áp suất lốp xe

Điều chỉnh áp suất lốp xe là một việc cần thiết trong các chuyến đi bằng xe hai cầu. Do phải vượt qua các loại địa hình khác nhau trong cùng một chuyến đi, việc thay đổi áp suất lốp xe sẽ làm thay đổi diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đất cho phù hợp với tính chất của các loại địa hình này.

- Với địa hình nhiều đá sắc nhọn và có thể đâm thủng thành lốp, áp suất lốp xe cần được tăng thêm khoảng 20%. Lúc này thành lốp sẽ bớt phình ra nên sẽ khó bị đá chọc vào hơn so với áp suất lốp xe tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

- Với địa hình có độ lún cao như bùn lầy sâu, bãi cát mềm, áp suất lốp xe cần được giảm xuống để tăng diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đất và do đó làm tăng "độ nổi" của lốp xe. Bạn có thể giảm áp suất lốp xe xuống còn 1.5kg/cm2 vào lúc đầu, sau đó nếu lốp xe vẫn bị lún thì tiếp tục giảm cho đến 0.6kg/cm2 với lốp không săm và 0.4kg/cm2 với lốp có săm (ruột). Đây là ngưỡng mà lốp xe vẫn còn có thể bám vào bánh xe.

- Với các địa hình khác như leo dốc đất cát cao, đường đá, bùn lầy nông: dùng áp suất lốp xe tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Chú ý:

Nhớ mang theo đồng hồ đo áp suất lốp xe để đảm bảo áp suất thích hợp cho tất cả các lốp xe, và bơm hơi dùng điện 12V để bơm lốp đến áp suất tiêu chuẩn của nhà sản xuất khi quay lại đường nhựa!!!

Luôn giữ cho thân xe thẳng với hướng dốc chính, không lên/xuống dốc theo góc chéo để tránh bị nghiêng, lật xe có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng.

Xuống dốc có độ dốc cao

Bạn cần sử dụng lực hãm của động cơ để giảm tốc độ cho xe
. Theo cách này tất cả 4 bánh xe đều được hãm lại đồng thời, tránh khả năng bị phanh cứng bánh xe gây trượt bánh và mất lái. Không sử dụng chân côn trong khi xuống dốc để không bị mất lực hãm của động cơ.

Quy trình xuống dốc cao có bề mặt cứng (đất, đá) 

- TRƯỚC KHI xuống dốc, bạn cần kiểm tra xem xe đã được gài cầu, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước ở chế độ khóa (nếu có).

- Sử dụng số thấp nhất là số 1, nếu có hộp số phụ thì chọn 4L và số 1.

- Bắt đầu xuống dốc chậm rãi.

- Khi xe bắt đầu xuống dốc, không nên chạm vào chân côn/ga/phanh để tránh bị mất lực hãm của động cơ hoặc bị phanh cứng bánh xe.

- Động cơ sẽ thực hiện toàn bộ việc hãm xe, bạn chỉ cần điều khiển xe theo đúng hướng cần theo...

- Nếu đuôi xe bị trượt về bên nào, hãy đánh lái nhẹ về bên ấy và đạp chân ga nhẹ để lấy lại hướng.

- Khi độ dốc lớn hơn lực hãm của động cơ, bạn có thể đạp nhẹ chân phanh để tăng lực hãm, nhưng chỉ đạp phanh khi xe đang xuống dốc theo hướng thẳng để tránh bị trượt bánh.

- Đạp chân phanh theo từng nhịp ngắn và đều, không phanh gấp để tránh bị phanh cứng bánh xe gây trượt bánh và mất lái.

- Nếu bánh xe bị trượt khi đạp phanh, bạn cần nhả chân phanh ngay và lái xe theo hướng trượt để lấy lại hướng.

- KHÔNG sang số khi đang xuống dốc cao để tránh bị mất lực hãm của động cơ.

- Nếu xe bị chết máy khi đang xuống dốc, bạn khởi động lại bằng chìa khóa điện và không chạm vào chân côn/ga/phanh để tránh bị mất lực hãm của động cơ. Sau đó có thể đạp nhẹ chân ga để cho xe chạy tiếp.

Quy trình xuống dốc cao có bề mặt trượt (bùn, cát)

- Như trên, nhưng tuyệt đối không dùng phanh vì rất dễ bị trượt.

- Sử dụng số 2, nếu có hộp số phụ thì chọn 4L và số 2.


Gài cầu không nhất thiết phải khoá vi sai - Khóa vi sai có tác dụng làm cho các bánh xe quay đồng tốc với nhau để tăng độ bám đường trong trường hợp 1 bánh nào đó bị mất độ bám, hổng bánh, vi sai làm cho lực vẫn truyền về phía bánh còn độ bám, giúp xe dễ dàng thoát khỏi vùng lầy.

Khi khóa vi sai thì rất khó đánh lái, vì vậy không khóa khi chạy nhanh hoặc cố đánh lái, ở các xe có trợ lực, sa lầy, cố đánh lái khi bánh xe bị kẹt lầy và đang khóa vi sai có thể làm hỏng hệ thống trợ lực hoặc các khớp nối của các trục lái.

27 tháng 9, 2011

201. Tượng đài 400 tỉ sai ở chỗ nào?

Thía là dưới sức ép của dư luận, CP đã ra lệnh hoãn xây tượng đài mẹ VN anh hùng 400 tỉ đầy tai tiếng với lý do giờ đang thiếu xiền. Thế nếu mấy đại gia bỏ tiền túi ra xây thì sao - không có chuyện đó được, vì xây tượng mẹ từ tiền của công thì mới có cơ hội xơi chứ, còn để đánh bóng tên tuổi thì chẳng ai hâm bỏ ra hàng trăm tỉ làm cái tượng xấu xí ấy...


Vấn đề là, nếu có người cứ bỏ xiền ra (thiếu mịa gì thằng thừa tiền) thì có được xây không? mình nghĩ, bất kể xiền của ai, thì tượng đài là tài sản công cộng, bộ mặt của quốc gia, của thành phố - không thể ai mún bỏ xiền ra xây thía nào cũng được, chưa kể xây bằng xiền bẩn mẹ không vui đâu!

Hãy chấn chỉnh lại luật, hãy cầu nhân tài, để đảm bảo xây tượng đài nào cũng đẹp, cũng ý nghĩa --- theo mình, nên xây tượng mẹ ngồi chờ con cỡ người thật thui, đẹp vào và nên làm bằng... VÀNG!


NỬA ĐÊM, ĐƯỢC TIN VUI TỪ CUỘC HỌP BÁO CỦA CHÍNH PHỦ


‘Không có vốn xây tượng Mẹ anh hùng vào lúc này' 

 

Chiều 26/9, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, trong điều kiện kinh tế khó khăn, nguồn vốn trung ương hiện chỉ tập trung cho các công trình thực sự cấp bách, mang lại hiệu quả kinh tế.

26 tháng 9, 2011

200. Nguyễn Quang Lập - Yêu dân thì dân sẽ yêu lại

Mình cũng ngưỡng mộ ông Huệ lắm, cũng thấy khen ông nhìu quá chỉ làm ông khó làm. Lại nghĩ, ông Huệ chắc là được bật đèn xanh ở trển, vì sao, vì nếu không xử mấy vụ xăng dầu điện đóm thì đã đến giới hạn cuối cùng làm bất ổn xã hội, chế độ lung lay - không làm không được. Ông Huệ tất nhiên là đảng viên, giờ ông ở vị trí này là đã qua nhiêu năm quan trường - nghĩa là ông đã thích nghi được với tất cả cái xấu xa của chế độ, có thể là ông đã nhẫn nhịn để khi có điều kiện thì mới phát huy chăng - hy vọng thế.
Chuyện ông có phát hiện ra cái sai không thì chắc chắn là có, hiển nhiên là hạch toán không minh bạch, sau đến tư lợi và ông thừa sức khui ra dòng tiền đã đi đâu - nhưng những thông tin công bố thì còn chưa bik còn phụ thuộc ông ở trển, chắc BCT chỉ mún cứu chế độ chứ không hề mún đưa những kẻ đó (em út họ) ra đoạn đầu đài.
Cho dù thía nào, ông Huệ đã làm điều tốt, rất tốt. Đó là sự thay đổi, cái thực sự cần thiết cho 80 triệu người dân VN. Giờ mới là bài của bác Lập heeee! mà sao cấp 2 ông có mỗi cái áo mà đã sưu tầm được 100 cuốn sách văn học nổi tiếng nhỉ, hồi ấy sách đắt lắm, ở HN cũng không đủ xiền mua đâu!
Dạo này có nhiều người khen Vương Đình Huệ quá, mình thấy lo lo. Sống kề với những kẻ hám lợi, kị tài, hay trả thù vặt thì việc ông Huệ được khen ngợi nhiều giống như một cái điềm xấu đối với người tử tế.

199. Nguyễn Văn Mỹ - hãy bắt đầu từ việc nhỏ

(TBKTSG) - Năm học 2011-2012 vừa khai giảng. TPHCM và cả nước có thêm nhiều trường học mới. Dù chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội nhưng điều này cũng thể hiện được sự nỗ lực của Nhà nước. Trong số các trường mới, có trường PTCS Thoại Ngọc Hầu ở quận Tân Phú. Truy cập một tờ báo điện tử, đang đọc phần tin “Khánh thành trường Thoại Ngọc Hầu và khai giảng năm học mới”, thì cháu bé học lớp 4, con người bạn theo bố đến chơi, buột miệng hỏi: “Bác ơi! Thoại Ngọc Hầu là ai vậy?” - “Cháu thử đoán xem sao?” - “Ông ấy chắc có tên là Hầu và họ là Thoại - mà họ Thoại cháu chưa nghe bao giờ bác ạ!”. Tôi cố giải thích cho cháu hiểu về danh nhân Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, cháu chăm chú lắng nghe rồi hỏi lại: “Sao người ta không đặt tên trường là Nguyễn Văn Thoại hoặc Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại hả bác!”. Cái này thì tôi chịu thua, không trả lời được.

23 tháng 9, 2011

198. ZIP/Postal Code là gì - mã bưu chính của VN?


Bạn bối rối khi khai báo ZIP/Postal Code ở 1 vài dịch vụ khó tính? Tớ tích góp từ bạn gúc để bik ZIP/Postal Code là cái giề... thí dụ, khai báo để tải Autocad2012 từ AutoDesk, bạn nên khai: vietnam, hanoi, ZIP/Postal Code: 10000 là tải OK!

Zip/Postal Code là gì?

Đầu tiên, ZIP/Postal Code là một chuỗi gồm 5 con số dùng để chỉ số mã vùng ở Mỹ, Canada (và 1 số quốc gia khác, ở Mỹ gọi là Zip Code, còn được nước thuộc khối liên hiệp Anh như Canada/Anh/Úc gọi là Postal Code). Ở Mỹ, để tiện cho hệ thống bưu chính hoạt động hiệu quả, người ta gán cho mỗi khu vực hành chính nhỏ (tương đương 1 quận/huyện ở VN) một số Code gọi là Zip Code. 1 County ở Mỹ (tương đương 1 tỉnh) sẽ bao gồm nhiều vùng nhỏ, mỗi vùng có 1 Zip Code riêng biệt.

Ở Mỹ, 1 địa chỉ có dạng như sau: 124 Summerview Court San Diego, Ca 92126 – nhìn vào dòng thứ 2 bạn sẽ biết được là người đó đang ở San Diego (County), tiểu bang California, và Zip Code là 92126. Zip/Postal Code bao gồm 5 chữ số, 2 số đầu là mã tiểu bang. Thí dụ, Alaska là 99xxx, Washington State là 98xxx,...; 3 số sau còn lại là phân chia về mỗi thành phố của tiểu bang đó. Một thí dụ nữa: 33 LACKLAND STREET, DORCHESTER, MA, 02125-1411. Nhìn vào địa chỉ này, bạn có thể biết rằng ngôi nhà này nằm ở số 33 trên đường Lackland. Dorchester là tên của một quận nằm trong tiểu bang Massachusetts, 02125-1411 chính là số khoanh vùng nằm trong nước Mỹ. Tại sao lại có số khoanh vùng đó? Bởi vì nó giúp cho các nhân viên bưu chính phát thư cho người dân được chính xác hơn. Ở Mỹ hay Canada có vô vàn con đường và dĩ nhiên là tên đường sẽ giống nhau. Vì vậy không có việc hơn một con đường trùng tên nhau trong một Zip Code/Postal Code. Và vì lý do Zip Code/Postal Code phải đúng với quận mà bạn đang ở, cho nên bạn không thể cho tùy tiện bất cứ số nào. Vì vậy bạn nên dùng địa chỉ là mình ghi bên trên cho chính xác. Đôi khi Zip Code/Postal Code không đòi hỏi phải đánh toàn bộ 9 số (02125-1411), mà chỉ cần 5 số đầu (02125) là đủ. Điều đó tùy theo cách thức hỏi của nhà cung cấp dịch vụ email.

Nếu bạn điền form để đăng ký Yahoo mail hay bất kỳ Web Form nào khác mà đòi hỏi Zip Code và quốc gia bạn chọn không dùng Zip Code (như VN, TQ,...) thì cứ để trống trường đó. Nếu sau khi Submit mà vẫn bị báo sai thì có thể nhập 5 số bất kỳ thường là OK.

Sau này, Zip/ Postal Code được phát triển thành mã quốc gia do tổ chức UPU (Liên minh Bưu chính quốc tế) phân phối. Về bản chất, nhiều nước người ta đánh số các tỉnh, bang hay thành phố theo con số phân cấp để bưu điện dễ xác định địa danh thay vì dùng tên địa danh. Đây là 1 phương pháp hết sức khoa học, ít gây nhầm lẫn, Postal Code còn được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực thuộc hành chính, rất thuận tiện cho việc quản lý.
Các nước xung quanh VN như Thailand, Singapore, Malaysia... đều đã dùng Postal Code. Riêng VN mềnh thì chưa có Postal Code.

BẢNG MÃ BƯU CHÍNH CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
STT
Tên Tỉnh / TP
ZIP/CODE
STT
Tên Tỉnh / TP
ZIP/CODE
1
An Giang
94000
32
Kon Tum
58000
2
Bà Rịa Vũng Tàu
74000
33
Lai Châu - Điện Biên
28000
3
Bạc Liêu
99000
34
Lạng Sơn
20000
4
Bắc Kạn
17000
35
Lao Cai
19000
5
Bắc Giang
21000
36
Lâm Đồng
61000
6
Bắc Ninh
16000
37
Long An
81000
7
Bến Tre
83000
38
Nam Định
32000
8
Bình Dương
72000
39
Nghệ An
42000
9
Bình Định
53000
40
Ninh Bình
40000
10
Bình Phước
77000
41
Ninh Thuận
63000
11
Bình Thuận
62000
42
Phú Thọ
24000
12
Cà Mau
96000
43
Phú Yên
56000
13
Cao Bằng
22000
44
Quảng Bình
45000
14
Cần Thơ - Hậu Giang
92000
45
Quảng Nam
51000
15
TP. Đà Nẵng
59000
46
Quảng Ngãi
52000
16
ĐắkLắk - Đắc Nông
55000
47
Quảng Ninh
36000
17
Đồng Nai
71000
48
Quảng Trị
46000
18
Đồng Tháp
93000
49
Sóc Trăng
97000
19
Gia Lai
54000
50
Sơn La
27000
20
Hà Giang
29000
51
Tây Ninh
73000
21
Hà Nam
30000
52
Thái Bình
33000
22
TP. Hà Nội
10000
53
Thái Nguyên
23000
23
Hà Tây
31000
54
Thanh Hoá
41000
24
Hà Tĩnh
43000
55
Thừa Thiên Huế
47000
25
Hải Dương
34000
56
Tiền Giang
82000
26
TP. Hải Phòng
35000
57
Trà Vinh
90000
27
Hoà Bình
13000
58
Tuyên Quang
25000
28
Hưng Yên
39000
59
Vĩnh Long
91000
29
TP. Hồ Chí Minh
70000
60
Vĩnh Phúc
11000
30
Khánh Hoà
57000
61
Yên Bái
26000
31
Kiên Giang
95000